Chủ Nhật, Tháng Chín 15, 2024

Trang chủMẹ & BéNhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa như thế...

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa như thế nào ?

Giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Thời điểm các cơ quan phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ xương và hệ thần kinh của bé. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho thai nhi, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến nhu cầu dinh dưỡng. Hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa nhé!

Tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, việc đảm bảo thai nhi nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết là vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Khi bước vào ba tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh những tác động tiêu cực đến cơ thể. Lúc này, các triệu chứng như buồn nôn và ốm nghén có thể giảm bớt, nhưng mẹ bầu lại phải đối mặt với những khó chịu khác như trào ngược dạ dày, căng tức dây chằng tròn.

Do đó, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn này. Mẹ bầu cần tập trung cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrate để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và duy trì sức khỏe tốt cho chính mình.

Trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu không chỉ đối với sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong ba tháng giữa thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao để đáp ứng sự phát triển vượt bậc của thai nhi và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ.

Nhu cầu dinh dưỡng cần cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần những gì ?

Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu cần thêm khoảng 360 kcal/ mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Dưới đây là một số loại dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Các chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chất đạm(thịt, cá, trứng, sữa, đậu): Vai trò quan trọng trong việc hình thành bào thai, nhau thai và các mô cơ thể của mẹ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu.

Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật): Dưỡng chất quan trọng cho việc xây dựng màng tế bào và hệ thần kinh của thai nhi. Đồng thời, chất béo cung cấp năng lượng và hỗ trợ mẹ bầu hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Phụ nữ mang thai nên bổ sung chất béo từ cả nguồn động vật và thực vật. Các loại mỡ động vật, dầu dừa, và dầu cọ nên được sử dụng với lượng vừa phải, trong khi dầu đậu nành, dầu mè và mỡ cá nên được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.

Chất xơ (rau, củ, quả): Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ các nguồn như ngũ cốc, khoai lang, trái cây và rau xanh. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ táo bón và trĩ trong thai kỳ.

Các chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ (Nguồn: Internet)

Các loại vitamin và khoáng chất

Canxi: Giúp hình thành hệ xương của thai nhi. Bà bầu cần tăng lượng canxi hàng ngày lên khoảng 300mg (Tương đương tổng cần từ 1.000 đến 1.200mg/ngày). Để đáp ứng nhu cầu này, mẹ bầu nên bổ sung canxi từ các thực phẩm như: Chế phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, cá và tôm,..

Axit folic: Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Bà bầu cần bổ sung axit folic 600μg/ ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như bắp cải, bông cải xanh, măng tây, chuối, cam và trứng. Ngoài ra, việc bổ sung axit folic bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng.

Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho hiệu quả hơn, hỗ trợ hình thành hệ xương cho thai nhi. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến nhuyễn xương, hạ canxi máu gây co giật và loãng xương. Để đảm bảo đủ lượng vitamin D, bà bầu nên tắm nắng nhiều hơn vào những thời điểm mát mẻ trong ngày, tránh nắng gắt. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, bơ, sữa, trứng và các loại cá béo cũng rất quan trọng.

Vitamin A: Cần dự trữ một lượng đủ để cung cấp cho thai nhi và tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Bà bầu cần vitamin A khoảng 800μg/ ngày. Các thực phẩm giàu vitamin A như gan, lòng đỏ trứng, sữa, thịt, và rau màu xanh, vàng, đỏ,…Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Vitamin B1: Để tránh tình trạng tê phù, mẹ bầu cần bổ sung đủ vitamin B1. Những thực phẩm giàu vitamin B1 nên được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm thịt lợn, rau xanh, các loại hạt đậu và một số loại cá.

Các loại vitamin và khoáng chất (Nguồn: Internet)

Các loại vi chất khác

Sắt: Vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong ba tháng giữa thai kỳ, bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu như thịt đỏ, gan động vật, nghêu, sò, ốc, ngũ cốc và các loại đậu. Thiếu sắt có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thai chết lưu hoặc chảy máu nhiều sau sinh. Ngoài ra, các mẹ nên dùng thêm viên uống bổ sung sắt từ khi phát hiện có thai và tiếp tục uống đến sau sinh một tháng. Để hấp thụ sắt hiệu quả hơn, bà bầu nên kết hợp ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, và rau xanh.

I-ốt: Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu i-ốt có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, cân nặng thấp, và các dị tật bẩm sinh. Để đảm bảo đủ i-ốt, bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu i-ốt như cá biển, rong biển và sử dụng muối có bổ sung i-ốt. Mẹ bầu cần đảm bảo lượng i-ốt hàng ngày đạt khoảng 200 μg để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Kẽm: Vi chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, với nhu cầu khoảng 20 mg/ngày. Thiếu kẽm có thể dẫn đến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp và tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Để đảm bảo cung cấp đủ kẽm, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu.

 Các loại vi chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa (Nguồn: Internet)

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa. Dưới đây là danh sách những loại cần tránh:

Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại Tiki:
Dinh Dưỡng Thai Kỳ (Mẹ Bầu Ăn Gì Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Và Thông Minh

Dinh Dưỡng Thai Kỳ (Mẹ Bầu Ăn Gì Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Và Thông Minh

119.070
189.000 -37%
Giao siêu tốc 2h
Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức - Chuyển Hóa Bản Thân, Trao Quyền Cho Con Cái

Làm Cha Mẹ Tỉnh Thức - Chuyển Hóa Bản Thân, Trao Quyền Cho Con Cái

109.400
149.000 -27%
Giao siêu tốc 2h
Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi

Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi

78.400
90.000 -13%
Giao siêu tốc 2h
Mẹ Bầu Notebook: Nhật Ký Và Cẩm Nang Cho 9 Tháng Thai Kỳ

Mẹ Bầu Notebook: Nhật Ký Và Cẩm Nang Cho 9 Tháng Thai Kỳ

142.000
189.000 -25%
Giao siêu tốc 2h
Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi -Bố Mẹ Kể Con Nghe (Tái Bản 2017)

Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi -Bố Mẹ Kể Con Nghe (Tái Bản 2017)

128.200
134.950 -5%
Giao thứ 4, 18/09
Combo 3 cuốn sách về nuôi dạy con hay nhất : Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi: Bố Kể Con Nghe  + Mẹ Kể Con Nghe  + Bác Sĩ Riêng Của Bé Yêu - Chào Con! Ba Mẹ Đã Sẵn Sàng (Tặng kèm Bookmart thiết kế AHA)

Combo 3 cuốn sách về nuôi dạy con hay nhất : Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi: Bố Kể Con Nghe + Mẹ Kể Con Nghe + Bác Sĩ Riêng Của Bé Yêu - Chào Con! Ba Mẹ Đã Sẵn Sàng (Tặng kèm Bookmart thiết kế AHA)

248.425
261.500 -5%
Giao thứ 4, 18/09
Combo 3 cuốn sách  Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi : Bố Kể Con Nghe + Mẹ Kể Con Nghe + Bác Sĩ Riêng Của Bé Yêu - Chào Con! Ba Mẹ Đã Sẵn Sàng ( Tặng kèm Bookmark Happy Life)

Combo 3 cuốn sách Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi : Bố Kể Con Nghe + Mẹ Kể Con Nghe + Bác Sĩ Riêng Của Bé Yêu - Chào Con! Ba Mẹ Đã Sẵn Sàng ( Tặng kèm Bookmark Happy Life)

248.420
261.500 -5%
Giao thứ 4, 18/09
Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi - Bố Mẹ Kể Con Nghe (Tái Bản 2019)

Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi - Bố Mẹ Kể Con Nghe (Tái Bản 2019)

127.910
134.650 -5%
Giao thứ 4, 18/09
Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ

Mẹ và con gái - Chữa lành tổn thương giữa các thế hệ

111.000
172.000 -35%
Giao thứ 4, 18/09
Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi - Bố Kể Con Nghe (Tái Bản 2017)

Cẩm Nang Dành Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi - Bố Kể Con Nghe (Tái Bản 2017)

84.880
89.350 -5%
Giao thứ 5, 19/09

Một số gia vị

Ăn quá nhiều muốibột ngọt có thể dẫn đến tình trạng giữ nước và phù nề. Hiệp hội Tim mạch khuyến cáo rằng lượng muối tiêu thụ hàng ngày nên dưới 5g, đặc biệt đối với các thai phụ có bệnh lý tim mạch.

Các gia vị có tính nóng như ớt và tiêu cũng nên được sử dụng ít hơn vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Một số loại thức ăn khác

Bà bầu cần tránh tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn như pizza, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng và các món chiên nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này không chỉ làm tăng cảm giác khó tiêu và đầy bụng mà còn gây tăng cân nhanh và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Gan động vật, mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng, lại thường có hàm lượng vitamin A cao dưới dạng retinol, chất này nếu dư thừa có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, gan cũng có thể chứa các chất độc hại như kim loại nặng và vi khuẩn. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn gan động vật và các viên uống có hàm lượng vitamin A cao hoặc chứa retinol.

Các thực phẩm chưa được chế biến sạch sẽ hoặc còn tươi sống như trứng sống, sữa tươi chưa tiệt trùng, rau sống và cá sống cũng cần được hạn chế. Chúng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và nhiễm độc cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ đóng hộp, cá kiếm, và cá thu vua nên được tránh xa vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống thần kinh của bé.

Đồ uống chứa chất kích thích, có cồn

Bà bầu nên tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích và cồn vì chúng làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều caffein cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ hàng ngày dưới 200mg.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường

Mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn để tránh tiểu đường thai kỳ. Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo và các thực phẩm chứa nhiều đường.

Thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây tăng cân quá mức và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Đồng thời, tiêu thụ nhiều đường còn có thể gây cảm giác mệt mỏi và làm giảm sự hấp thụ các dưỡng chất quan trọng khác.

Để duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu nên ưu tiên các nguồn đường tự nhiên từ trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, thay vì các loại đồ ngọt, nước ngọt có gas và các loại bánh kẹo chứa nhiều đường tinh luyện. Việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bài viết này, Tiki Blog đã cung cấp cái nhìn tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ. Hy vọng các bà bầu sẽ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất.

Tham khảo thêm về các bài viết  khác dành cho mẹ bầu:

1. 20 Loại thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất 2023

2. TOP 10 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt nhất hiện nay

3. 12 Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày, 1-2 tuần, 24 giờ mẹ bầu cần lưu ý

4. 6 hợp chất dinh dưỡng cho bà bầu không nên bỏ qua

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
RELATED ARTICLES
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Tiki Deal Xịn Quà Nhiều