Gluten là một dưỡng chất phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng, hoạt chất này gần như tồn tại trong hầu hết các món ăn hằng ngày của con người. Vậy Gluten là gì? Hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Cách tính lượng nước uống mỗi ngày theo cân nặng
- Ăn gì để tăng chiều cao? 20 Thực phẩm phát triển chiều cao
- Gợi ý 5 thực phẩm chức năng chống lão hoá hiệu quả tức thời giúp da luôn tươi trẻ.
Gluten là gì?
Trước khi tìm hiểu đầy đủ về dưỡng chất này, bạn cần hiểu Gluten là gì? Gluten tồn tại trong các loại ngũ cốc và lúa mì như một loại protein chính. Nói chuyên sâu hơn, Gluten được hiểu là một “quần thể” lớn mà trong đó tập hợp hàng trăm loại protein khác nhau nhưng được liên kết với nhau. Tuy có nhiều protein là vậy nhưng Gluten thường chứa chủ yếu là Gliadin và Glutenin.
Protein tồn tại trong thực phẩm với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như secalin (có trong lúa mạch đen), hordein (trong lúa mạch) và avenins (trong yến mạch), tất thảy chúng đều được gọi dưới cái tên Gluten.
Nói một cách khái quát hiểu rõ hơn về Gluten là gì, protein thực vật không tan trong nước có nguồn gốc đại diện là protein gliadin và glutenin. Tuy nhiên, chúng có thể được chiết và phân tách thành Ethanol ngậm nước, trong đó nồng độ Glutamine chiếm đến 38%, 20% còn lại là các protein.
Dựa vào từng yếu tố khác nhau mà các protein thuộc nhóm gluten được chia thành các nhóm, trong đó gồm: sulfur (lưu huỳnh), alpha, omega, beta và gamma, gliadin dựa vào cấu trúc cơ bản của chúng. Không những vậy, nhờ sức mạnh của phần lực cộng hoá trị cùng các lực khác mà mỗi một protein có trong nhóm Gluten đều được liên kết với nhau một cách hoàn hảo. Bên cạnh đó, các tính chất độc nhất mà Gluten có chính là nhờ cấu trúc cơ bản kết hợp với sự tương tác giữa những protein.
>> Xem thêm:
- Ngũ cốc Beone – Đầy dinh dưỡng cho bữa ăn lành mạnh
- Ngũ cốc Navan giúp mẹ lợi sữa, bé tăng cân nhanh
- Ngũ cốc Granola chất lượng, dinh dưỡng cho bữa sáng, giá tốt
Gluten có tác dụng gì?
Với hệ tiêu hoá, gluten hoạt động như một dưỡng chất giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Trong cơ chế làm bánh, gluten đa phần xuất hiện như một thành phần quen thuộc góp phần tăng độ dẻo, tính đàn hồi, đồng thời định hình bố cục bánh được rõ hơn.
Không những vậy, gluten còn có khả năng hút nước và giữ ẩm cao, bên cạnh đó còn kéo dài thời gian bảo quản, tăng độ xốp và mềm, ổn định hương vị bánh. Ngoài ra, gluten còn tăng cường độ dẻo dai và hương vị khi chúng là một trong những thành phần phổ biến ở ngũ cốc. Hơn thế nữa, gluten còn dùng để làm súp đặc hơn, chúng cũng “góp mặt” trong các loại bánh, kẹo, mạch nha.
Gluten Free là gì?
Bên cạnh khái niệm về Gluten là gì, người dùng cũng cần tìm hiểu về Gluten Free. Khái niệm này xuất hiện khi trong thị trường, một số người có bệnh lý celiac, họ là những người không tiếp nhận được dưỡng chất Gluten cho cơ thể. Người mắc phải bệnh này thường có triệu chứng khó chịu hoặc đau vùng bụng, nặng hơn là tiêu chảy. Do đó, họ thường phải tránh tuyệt đối những thức ăn mà trong thành phần của chúng có chứa Gluten.
Một số thực phẩm gluten free gồm gạo nâu, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, rau dền, thịt, trứng và đậu. Ngoài ra, gluten trước đây chỉ tồn tại trong thực phẩm, nhưng về sau, chúng còn xuất hiện trong các loại thuốc tạo kiểu và xà phòng.
Những ai nên và không nên ăn Gluten?
Sau khi hiểu rõ về Gluten là gì, việc tìm hiểu tiếp theo là dành cho chế độ ăn các thực phẩm chứa gluten, trong đó được chia ra làm 2 nhóm người gồm: người nên ăn thực phẩm có chứa dưỡng chất này và người không nên.
Đối với người bình thường, việc sử dụng các loại thực phẩm không chứa Gluten sẽ gây hại đến sức khỏe vì bạn đã và đang trực tiếp làm cho cơ thể mất đi một lượng dưỡng chất từ các thực phẩm có thành phần là Gluten mang lại. Các món ăn như mì ống, bánh mì và ngũ cốc chứa nhiều Gluten, vitamin và các loại chất xơ khác, chúng giúp nâng cao khả năng hấp thụ khoáng chất và dưỡng chất nuôi cơ thể. Vì vậy, nếu bạn có một sức khỏe tốt, ổn định, việc ăn những món ăn có Gluten là điều cần được duy trì. Không những vậy, việc tìm kiếm các loại thực phẩm không chứa Gluten còn khá khó khăn, mà chúng còn có giá thành cao, nên sẽ khiến người dùng tốn kém một khoản chi tiêu khi mua các thực phẩm này.
Ngược lại, một số người trong trường hợp sau không nên ăn thức ăn có chứa gluten:
- Mắc bệnh không hấp thụ gluten (celiac): Đây là một bệnh tự miễn ở hệ tiêu hóa. Căn bệnh này sẽ khiến lớp niêm mạc của ruột non bị hủy hoại dần nếu bạn nạp gluten vào cơ thể, từ đó gây hại đến sức khỏe và “bào mòn” quá trình hấp thụ dưỡng chất. Do đó, những người mắc bệnh này nên duy trì thói quen dùng các loại thực phẩm không chứa gluten cho đến hết đời.
- Mắc hội chứng IBS (ruột kích thích): Đây được xem là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, trong đó gồm các triệu chứng như: đau bụng, chuột rút, chướng bụng, táo bón. Do đó, để cải thiện tình trạng trên, người bệnh cần duy trì chế độ ăn các thực phẩm không chứa gluten.
- Người bị nhạy cảm với dưỡng chất gluten: Người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn về chế độ kiêng gluten theo từng khoảng thời gian tùy theo tình trạng bệnh.
- Người bị dị ứng với lúa mì: Họ là những người bài trừ tất cả các protein có trong thành phần của lúa mì. Vì vậy, chế độ ăn thực phẩm không chứa gluten sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
Thực phẩm và đồ ăn nào có chứa gluten?
Các loại thực phẩm và đồ ăn chứa Gluten gồm:
- Lúa mì
- Lúa mạch đen
- Lúa mạch
- Yến mạch.
Các món ăn chế biến thường chứa gluten gồm:
- Bia
- Bánh ngọt, bánh quy, bánh mặn
- Kẹo
- Ngũ cốc
- Khoai tây chiên
- Thịt, súp, hải sản
- Mỳ ý, xúc xích và sốt salad.
Câu hỏi thường gặp
Gluten không hoàn toàn là một dưỡng chất (protein) tốt. Vì nếu xét trong thành phần các thực phẩm được dùng thường ngày như: thịt, cá và đậu thì mức sinh học và các giá trị dinh dưỡng của gluten không cao bằng protein có trong các thực phẩm trên.
Trong thành phần của gạo chứa rất nhiều tinh bột, đồng thời hàm lượng carbohydrate có trong gạo khá cao, chúng cũng không chứa gluten nên phù hợp với chế độ ăn dành cho những người không thể hấp thụ gluten.
Khoai lang là thực phẩm không chứa gluten. Mặt khác, chúng là món ăn thay thế tốt cho mì ống và gạo (những thực phẩm chứa nhiều tinh bột) và phù hợp với chế độ ăn kiêng để giảm cân.
Tóm lại, Gluten là gì sẽ không còn là câu hỏi khó dành cho những ai chưa biết về dưỡng chất này. Thông qua bài viết trên, Tiki hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng, chế độ ăn và các loại thực phẩm chứa gluten để hiểu hơn về các món ăn bạn dùng thường ngày mà dung hòa lượng gluten nạp vào cơ thể hợp lý. Ngoài ra, để cập nhật thêm các thông tin mới nhất hiện nay, bạn đừng quên truy cập Tiki mỗi ngày nhé!
>>> Xem thêm:
- Thực đơn giảm mỡ bụng đơn giản tại nhà trong 7 ngày
- Cách tăng cân cho người gầy khó hấp thụ: Hướng dẫn & Lời khuyên
- Ăn bơ có tác dụng gì? 10 Lợi ích “vàng” từ bơ
Nguồn tham khảo: