Chủ Nhật, Tháng Mười 6, 2024

Trang chủSức khỏeThực trạng trầm cảm sau sinh, nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Thực trạng trầm cảm sau sinh, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Người ta thường nói hành trình làm mẹ là một hành trình đầy thử thách. Bởi giữa niềm hạnh phúc khi chào đón con chào đời, so với việc phải đối mặt với trầm cảm sau sinh quả là một sự hy sinh lớn lao. Cùng Tiki Blog tìm hiểu về thực trạng trầm cảm sau sinh đáng báo động này thông qua bài viết sau, để từ đó có cái nhìn thấu đáo hơn trong việc tìm ra giải pháp.

Thực trạng trầm cảm sau sinh tại Việt Nam 

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh tại Việt Nam rơi vào khoảng 33% sản phụ. Nhưng có tới 50% số đó không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy rằng số bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến khám chiếm khoảng 20-30% tổng số ca mỗi ngày. 

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, cho biết tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, đặc biệt là những người đã từng có tiền bệnh về tâm lý sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Trầm cảm sau sinh có tỷ lệ tái phát cao từ 25-68% và có tới 20% các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần phải can thiệp chuyên môn.   

Các trường hợp trầm cảm sau sinh nặng có thể dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân hoặc bạo hành trẻ em. Bác sĩ khuyến nghị rằng nếu bạn thấy người mẹ có dấu hiệu trầm cảm như mệt mỏi, buồn phiền, chán ăn, mất ngủ thì cần được khám sớm tại các chuyên khoa tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần. (Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)

Tóm lại, thực trạng trầm cảm sau sinh là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và cần phải làm các công tác bổ trợ thông tin đến người dân nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức và cải thiện điều trị. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn đọc tiếp các phần sau để được giải đáp về nguyên nhân cũng như các giải pháp xử lý kịp thời nhé!

10% phụ nữ sau sinh bị mắc bệnh trầm cảm (Nguồn: Bộ Y Tế)

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh, bắt nguồn từ các yếu tố chính sau:

Sự thay đổi bất ngờ của các hormone: Cơ thể người phụ nữ sau sinh trải qua những biến động lớn về nội tiết tố. Sự sụt giảm đột ngột của hormone có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, tương tự như cảm giác “buồn vui thất thường, hay cáu bẩn” trước kỳ kinh nguyệt vậy. 

Tiền bệnh trầm cảm trong quá khứ: Nếu người mẹ đã từng trải qua trầm cảm trước, trong hoặc sau thai kỳ, nguy cơ đối mặt với nó một lần nữa sau sinh sẽ cao hơn rất nhiều. Lúc này, việc theo dõi và hỗ trợ tâm lý từ người thân là vô cùng cần thiết.

Cảm xúc đan xen, tâm lý lo lắng như: mang thai ngoài ý muốn, lo lắng về sức khỏe của con, hay đơn giản hơn là chưa sẵn sàng làm mẹ… đều có thể tạo nên những mâu thuẫn cảm xúc. Đôi khi, ngay cả khi đã chuẩn bị kỹ càng, việc thích nghi với vai trò mới cũng cần có thời gian, đặc biệt là sự cảm thông từ người thân trong gia đình.

Kiệt sức về thể chất sau quá trình sinh nở, sinh nở tiêu hao nhiều năng lượng hơn bạn nghĩ. Tình trạng mệt mỏi thường xuyên kéo dài, đặc biệt sau sinh mổ, nỗi đau về thể xác khiến người mẹ dễ rơi vào trạng thái buồn chán, mất động lực, đi lại khó khăn.

Áp lực cuộc sống, áp lực về tài chính, áp lực về ngoại hình,…Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, những biến cố lớn như mất người thân,… đều là lý do khiến người mẹ khó chống đỡ về mặt tinh thần. (Nguồn: https://tytphuongsoky.medinet.gov.vn)

Trẻ quấy khóc cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Đối tượng có khả năng mắc trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không phân biệt đối tượng, bất kỳ người mẹ nào cũng có thể trải qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải, người nhà nên chú ý nhận biết để hỗ trợ kịp thời:

Tiền sử trầm cảm, gia đình có người thân mắc bệnh tâm lý. Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định, nếu trong gia đình có người thân từng mắc trầm cảm hoặc các bệnh lý tâm thần khác, mẹ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tinh thần của mình.

Việc nuôi lớn một đứa bé đến khi trưởng thành không phải là điều dễ dàng nên việc mang thai ngoài ý muốn, không đúng kế hoạch cũng khiến mẹ khó thích nghi và dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.

Những người khó khăn về kinh tế, lo lắng về tương lai, từ đó, tạo thêm gánh nặng tâm lý cho mẹ sau sinh.

Những người thường xuyên gặp mâu thuẫn gia đình, căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng, mẹ chồng, thiếu sự quan tâm, đồng cảm từ người thân cũng là một đối tượng phổ biến.

Những người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về sức khỏe và hormone như: sinh con ở tuổi vị thành niên, các bà mẹ trẻ thường phải đối mặt với nhiều áp lực và khó khăn hơn trong việc chăm sóc con cái, tăng nguy cơ trầm cảm. Các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ hoặc sau sinh, như tiểu đường thai kỳ, sinh non, sinh mổ… cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ.

Ngoài ra, nếu con gặp phải các vấn đề về sức khỏe, quấy khóc nhiều, khó nuôi… mẹ có thể cảm thấy lo lắng, bất lực và dễ bị trầm cảm. Trong một bài báo của Bộ Y Tế được biên soạn vào ngày 03/10/2022 với tiêu đề “Báo động tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh do con quấy khóc đêm có xu hướng gia tăng” cũng chỉ ra rằng các bà mẹ có con thường xuyên quấy khóc có khả năng cao bị mắc trầm cảm hơn.

Mẹ sinh non cũng là một đối tượng có khả năng bị mắc trầm cảm

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Mặc dù trầm cảm sau sinh là một vấn đề khá nghiêm trọng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Nhiều triệu chứng ban đầu có thể bị nhầm lẫn với những thay đổi bình thường sau sinh, khiến việc phát hiện và can thiệp kịp thời trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng Tiki tìm hiểu về những dấu hiệu thường gặp sau:

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của trầm cảm sau sinh là cảm giác buồn bã kéo dài, thậm chí tuyệt vọng trong một thời gian rất dài. Niềm vui và sự hứng khởi trước những điều từng yêu thích dường như không còn nữa, thay vào đó là sự thờ ơ và không muốn kết nối với mọi người xung quanh.

Mẹ khó kiểm soát cảm xúc, dễ rơi nước mắt, cáu gắt, hoặc lo lắng thái quá về mọi thứ, từ sức khỏe của con đến những việc nhỏ nhặt hàng ngày. Cảm giác tội lỗi và tự ti xuất hiện, khiến mẹ thường xuyên nghĩ tới việc tự trách bản thân mình không đủ tốt, không xứng đáng làm mẹ. Những suy nghĩ tiêu cực này có thể tạo thành một vòng luẩn quẩn, khiến mẹ càng thêm tuyệt vọng.

Ngoài ra, một dấu hiệu nữa mà mẹ và người thân cần quan sát, đó là sự thay đổi về thể chất. Mẹ gặp khó khăn trong việc ngủ sâu hoặc ngược lại, cảm thấy buồn ngủ triền miên dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều cũng là những biểu hiện thường gặp. Cảm giác mệt mỏi kéo dài, đau nhức không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu nên quan tâm.

Bên cạnh những thay đổi về thể chất, trầm cảm sau sinh còn tác động đến hành vi và nhận thức. Các mẹ rất khó để tập trung, hay quên những việc mà mình thường làm hằng ngày. 

Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngược lại là dấu hiệu cần quan tâm

Khắc phục trầm cảm sau sinh

Đầu tiên, nên mạnh dạn mở lòng, chia sẻ những cảm xúc thật của mình với những người xung quanh. Chồng, gia đình, bạn bè thân thiết sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu. Đôi khi, chỉ cần trút bỏ được những gánh nặng trong lòng cũng đủ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và cải thiện tình trạng bệnh hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình hiện tại và tìm ra giải pháp phù hợp. Tham gia các nhóm hỗ trợ, nơi bạn có thể kết nối với những người mẹ khác cũng đã và đang trải qua quá trình trầm cảm sau sinh, đây cũng là một cách để bạn cảm thấy mình bớt cô đơn và có thêm động lực vượt qua khó khăn.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần hoặc chống trầm cảm để giúp ổn định tâm trạng, giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ. Lưu ý, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hay ngừng thuốc đột ngột. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nhanh chóng trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

Dành thời gian chăm sóc chính mình, nghỉ ngơi đầy đủ là điều vô cùng quan trọng, giúp cơ thể phục hồi nhanh và tinh thần sảng khoái hơn. Cố gắng ngủ đủ giấc và đừng cố làm quá nhiều việc cùng một lúc. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là trái cây và rau xanh, sẽ cung cấp năng lượng và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn. 

Thay đổi lối sống với chế độ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc các hoạt động thể chất khác phù hợp với sức khỏe để cải thiện tâm trạng. Cuối cùng, dành thời gian cho những điều mình yêu thích.

Trong giai đoạn đầy thử thách này, gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất cho người mẹ. Sự hỗ trợ từ chồng, người thân và bạn bè, dù là trong việc chăm sóc con, san sẻ việc nhà, hay đơn giản chỉ là lắng nghe và thấu hiểu, đều có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với chồng, với người thân

Bằng sự thấu hiểu, sẻ chia và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, cũng như hiểu rõ về thực trạng trầm cảm sau sinh sẽ giúp người đọc hiểu hơn về sự khó khăn mà người phụ nữ phải trải qua khi sinh con. Hãy nhớ rằng, trầm cảm sau sinh không phải là lỗi của bất kỳ ai. Đó là một phản ứng tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải những dấu hiệu này, nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ bạn nhé!

Xem thêm:

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quảng cáo -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

freeship tiki