Tinh dầu sả là một trong những liệu pháp tạo hương thơm được ưu chuộng nhất hiện nay. Tinh dầu sả không chỉ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như giúp thư giãn, giảm đau nhức cơ, tăng cường đường ruột… mà còn có thể ứng dụng trong nấu ăn và làm đẹp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách làm tinh dầu sả tại nhà đơn giản, cùng Tiki Blog khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm:
- Gợi ý 8 tinh dầu đuổi muỗi dễ chịu, an toàn cho gia đình
- Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp?
Những tác dụng của tinh dầu sả bạn nên biết
Không chỉ mang mùi hương đặc trưng, dễ chịu, tinh dầu sả còn có nhiều công dụng hữu ích tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như:
Thư giãn, giảm căng thẳng
Từ lâu tinh dầu sả đã được nhiều người dùng như một liệu pháp hương thơm để giảm cảm giác lo âu, giúp cơ thể thư giãn, ổn định thần kinh sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi.
Theo nghiên cứu 2015, tác dụng này của tinh dầu sả sẽ có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với phương pháp massage toàn thân. Chỉ cần vài giọt tinh dầu pha cùng khác hợp chất khác như kem dưỡng ẩm, serum,…sau đó massage từ cổ, vai, gáy xuống toàn bộ cơ thể (bạn có thể sử dụng máy massage cổ vai gáy chuyên dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn), điều nàykhông những giúp cải thiện tinh thần mà còn ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp cao xuất hiện.

Khử mùi, đuổi côn trùng
Tinh dầu sả chanh, cam chứa hàm lượng lớn chất geraniol và citral có khả năng khử khuẩn giúp làm sạch không khí, khử các mùi hôi khó chịu như thuốc lá, mùi động vật, ẩm mốc,…Ngoài ra, tinh dầu này còn có tác dụng xua đuổi côn trùng và đuổi muỗi hiệu quả.

Chống nấm
Theo một nghiên cứu khoa học được công bố năm 1996, tinh dầu sả có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của 4 loại nấm da: T. mentagrophytes và E. floccosum, M. gypseum và T. rubrum. Vậy nên chỉ cần bạn sử dụng dung dịch trị nấm có ít nhất 2,5% là tinh dầu sả sẽ giúp hỗ trợ điều trị nấm da hiệu quả.
Giảm đau nhức cơ
Đau nhức cơ các cùng trên cơ thể là tình trạng thường gặp ở nhiều người do vận động quá mức, ngồi quá lâu…Trong tinh dầu sả chứa lượng citral có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, vì vậy có thể dùng tinh dầu sả pha cùng một loại tinh dầu khác làm nền để xoa bóp tăng tuần hoàn máu tại vùng cơ bị đau sẽ giúp giảm nhức mỏi.
>> Xem thêm: Tinh dầu thơm phòng mùi nào thơm? TOP tinh dầu thơm được yêu thích

Tăng cường hệ miễn dịch
Tinh dầu sả kết hợp với chanh, cam chứa nhiều các khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có khả năng ngăn ngừa các cytokine gây viêm, từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm,…
Có thể sử dụng tinh dầu sả chanh, cam cùng máy khuếch tán tinh dầu, máy xông hơi tinh dầu hoặc pha để uống đều mang lại kết quả tốt.

Kích thích mọc tóc
Không chỉ tinh dầu dừa giúp kích thích mọc tóc và làm khỏe nang tóc, tinh dầu sả cũng có khả năng diệt vi khuẩn trên da dầu làm mềm mượt tóc. Nếu bạn đang gặp các tình trạng như rụng tóc, ngứa da đầu,…có thể dùng tinh dầu sả bôi lên chân tóc kết hợp massage nhẹ nhàng từ 2 – 5 phút rồi gội sạch tóc. Áp dụng từ 3 – 4 tuần tóc sẽ trở nên bóng khỏe trong thấy.
>> Xem thêm: TOP 15 dầu gội trị rụng tóc, kích mọc tóc tốt nhất hiện nay

Một số cách làm tinh dầu sả hiệu quả
Dưới đây là một số cách làm tinh dầu sả tại nhà đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Cùng Tiki xem ngay!
Cách làm tinh dầu sả xông phòng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sả: 8 – 10 nhánh
- Giấm gạo: 180 – 200 ml
- 1 chảo chống dính
Cách làm:
- Bước 1: Tách lá sả, rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ từ 5 – 7 cm
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp cho vào 300 ml nước, tiếp tục cho hỗn hợp sả cắt khúc và tinh dầu nền vào. Tùy sở thích mà bạn có thể lựa chọn các loại tinh dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba,…
- Bước 3: Liên tục khuấy nhẹ tay trong lúc nấu để tinh chất trong lá sả tiết ra ngấm vào dầu nền
- Bước 4: Tắt bếp khi thấy tinh dầu bắt dầu ngả vàng
- Bước 5: Dùng rây hoặc vải lọc bỏ hỗn hợp, chỉ giữ lại tinh dầu để sử dụng
>> Xem thêm: Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe, làm đẹp

Làm tinh dầu sả không cần rượu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sả: 4 – 6 nhánh
- Giấm gạo: 100 ml
- Nước lọc: 100 ml
- Chai hoặc bình thủy tinh sẫm màu
Cách làm:
- Bước 1: Chỉ chọn những nhánh sả già, bỏ lá úa rồi rửa sạch
- Bước 2: Dùng dao đập dập nhẹ thân sả để tiết tinh dầu, sau đó cắt thành khúc nhỏ từ 4 – 5 cm, cho sả vừa cắt bình thủy tinh hoặc chai lớn
- Bước 3: Tiếp tục cho thêm giấm và nước theo tỉ lệ 1:1, chờ khoảng từ 3-5 ngày
- Bước 4: Sau thời gian ngâm, đem hỗn hợp này cho vào máy xay sinh tố rồi xay thật nhuyễn, sau đó cho lại vào bình ủ
- Bước 5: Chờ trong khoảng 4 tuần
- Bước 6: Lọc bỏ hỗn hợp bã sả giữ lại tinh chất dầu, đậy kín bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
>> Xem thêm: Tác dụng của tinh dầu thông đỏ? Cách sử dụng sao cho hiệu quả?

Cách làm tinh dầu sả đuổi muỗi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sả: 4 – 5 nhánh
- Tinh dầu nền (dầu dừa, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân): 1 lít
- Nước lọc: 100 ml
- Lọ thủy tinh, chai sẫm màu có nắp đậy kín
- 1 miếng vải mỏng hoặc ray
- Cối giã và chày
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch sả, để khô ráo nhằm hạn chế làm hỏng tinh dầu
- Bước 2: Lấy khoảng từ 2 – 3 nhánh sả cắt khúc rồi bỏ vào cối dùng chày giã nhuyễn để sả tiết ra tinh dầu
- Bước 3: Cho toàn bộ sả nghiền và tinh dầu vào bình, sau đó phủ tinh dầu nền lên rồi đậy nắp lại
- Bước 4: Sau 2 ngày ngâm, dùng ray hoặc vải thưa để lọc lấy tinh dầu sang lọ thứ 2, tiếp tục thực hiện việc làm tinh dầu 4, 5 lần nữa cho đến khi tinh dầu cô đặc nhất
- Bước 5: Cuối cùng, dùng vải lọc lấy tinh dầu sả đã cô đặc đúng ý, cho vào bình thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi ít có ánh sáng.
>> Xem thêm: Cách giữ hoa tươi lâu không bị thối cực đơn giản, hiệu quả

Bảo quản tinh dầu sả như thế nào?
- Nên bảo quản bảo tinh dầu sả ở nhiệt độ thường, nơi thoáng mát, khô ráo như nhà tắm, tủ bếp, kệ phòng khách….
- Ưu tiên đựng tinh dầu sả vào chai, lọ thủy tinh có màu sẫm (hổ phách) để các chất chồng oxy hóa có trong tinh dầu sả không bị biến đổi cấu trúc khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng. Không được sử dụng chai nhựa để đựng tinh dầu vì tính ăn mòn của tinh dầu sả có thể làm biến dạng chai nhựa.
- Tinh dầu sả dễ bị ẩm mốc và oxy hóa nếu chai dựng có nhiều không gian trống, do đó khi dùng sắp hết tinh dầu sả có thể chiết sang chai nhỏ hơn để hạn chế tình trạng trên xảy ra.
>> Xem thêm: Cách massage đầu giảm đau đầu, giảm stress hiệu quả

Lưu ý khi làm tinh dầu sả tại nhà
Quá trình làm tinh dầu sả tại nhà khá đơn giản và nhanh chóng, nên bạn chỉ cần lưu ý lựa chọn sả có chất lượng tốt, lá tươi không bị kéo úa, nặng mùi, các dụng cụ làm sạch sẽ, khô ráo nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra có hương thơm và đạt chất lượng như mong muốn.
Vừa rồi là một số cách làm tinh dầu sả và bảo quản tinh dầu tại nhà mà Tiki Blog muốn cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể tự tay làm thành công tinh dầu sả cho bản thân và gia đình. Ngoài ra bạn có thể truy cập trang Tiki để mua tinh dầu sả chất lượng với mức giá ưu đãi nhất!