Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế được nhiều ba mẹ lưạ chọn vì sự thuận tiện, tránh phải đi xa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế để phụ huynh có thể tham khảo, đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch và đúng cách.
Danh sách các mũi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh tại trạm y tế
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giúp trẻ hình thành miễn dịch chống lại các bệnh tật. Dưới đây là tổng hợp tất cả các mũi tiêm và lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết.
Vắc xin phòng bệnh viêm gan B
Hiện nay, khuyến cáo nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Đây là thời điểm tối ưu để trẻ đạt được miễn dịch hiệu quả nhất chống lại virus viêm gan B. Tiêm phòng trong khoảng thời gian này có thể ngăn ngừa tới 90% nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Vắc xin bạch hầu là một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí cho trẻ em. Trẻ nên tiêm vắc xin này lần đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi, tiếp tục tiêm nhắc vào 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi (trong các mũi tiêm phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1). Vắc xin giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu – bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây đau họng, sốt, khó thở và thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.
Vắc xin phòng bệnh lao
Vắc xin BCG là loại vắc xin phòng bệnh lao được tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh. Vắc xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi các dạng lao nghiêm trọng như lao màng não và lao kê, những bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh và cơ thể. Với trẻ khỏe mạnh thì thường sẽ được tiêm phòng lao ngay 24 giờ sau sinh.
Vắc xin phòng bệnh bại liệt
Vắc xin phòng bệnh bại liệt là vắc xin quan trọng giúp bảo vệ trẻ sở sinh khỏi bệnh bại liệt do virus gây ra. Bệnh này có thể gây tê liệt, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Lịch uống vắc xin bại liệt cho trẻ cụ thể như sau:
- 2 tháng tuổi: Uống liều 1.
- 3 tháng tuổi: Uống liều 2.
- 4 tháng tuổi: Uống liều 3.
Vắc xin phòng bệnh ho gà
Vắc xin phòng bệnh ho gà giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh ho gà, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, có thể gây ho dai dẳng, khó thở và tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vắc xin này thường được tiêm kết hợp trong vắc xin 5 trong 1 (hoặc 6 trong 1) cho trẻ vào các thời điểm cụ thể như sau:
- 2 tháng tuổi: Tiêm mũi 1.
- 3 tháng tuổi: Tiêm mũi 2.
- 4 tháng tuổi: Tiêm mũi 3.
Các loại vắc xin ngoài chương trình Tiêm chủng Mở rộng
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng cung cấp miễn phí các loại vắc xin thiết yếu để bảo vệ trẻ em khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, ngoài các vắc xin này, ba mẹ có thể xem xét tiêm thêm những loại vắc xin nằm ngoài chương trình để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho bé. Dưới đây là một số loại vắc xin phổ biến nằm ngoài chương trình:
- Vắc xin phòng thủy đậu: Giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh thủy đậu, bệnh do virus gây ra với triệu chứng sốt, ngứa và nổi mụn nước.
- Vắc xin phòng sởi – quai bị – Rubella (MMR): Phòng ngừa trẻ bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sởi, quai bị và Rubella.
- Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu týp A+C, tuýp B+C: Phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu, có khả năng gây tử vong.
- Vắc xin phòng viêm gan A: Giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan A gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Giúp ngăn ngừa tiêu chảy do Rotavirus, nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ.
- Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae (Hib): Bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra.
- Vắc xin phòng dại: Phòng ngừa trẻ bị bệnh dại (bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra), có thể dẫn đến tử vong.
- Vắc xin phòng cúm: Phòng bệnh cúm do virus gây ra với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng và sổ mũi.
- Vắc xin phòng thương hàn: Giúp trẻ tránh bị bệnh thương hàn, có thể xảy ra khi trẻ gặp các triệu chứng sốt cao, tiêu chảy và đau bụng.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tại trạm y tế cần giấy tờ gì?
Khi đến trạm y tế để tiêm vắc xin cho trẻ, ba mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh/giấy chứng sinh của trẻ
- Căn cước công dân/ CMND/hộ chiếu của người đưa trẻ đi tiêm
- Sổ tiêm chủng của trẻ
- Số thứ tự hoặc phiếu đăng ký tiêm chủng
- Sổ khám bệnh hoặc thuốc mà trẻ đang dùng trong trường hợp đang có bệnh lý đang điều trị
Việc chuẩn bị đầy đủ những tờ giấy này không chỉ giúp đảm bảo quá trình tiêm phòng tiêm diễn ra một cách thuận lợi và chính xác mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con trẻ. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra sai sót trong quá trình tiêm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi lịch và tình trạng sức khỏe sau tiêm.
Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin ở trạm y tế
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đi tiêm vắc xin trẻ em ở trạm y tế:
- Ba mẹ cần nắm rõ lịch tiêm vắc xin ở trạm y tế dành cho trẻ sơ sinh, đảm bảo các bé được tiêm vắc xin BCG và viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
- Mang theo sổ tiêm chủng của trẻ (nếu có) để giúp nhân viên y tế hoặc bác sĩ ghi nhận mũi tiêm và theo dõi lịch sử tiêm chủng của trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ kỹ càng trước khi đi tiêm. Nếu trẻ có dấu hiệu ốm, sốt, hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần phải khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đi tiêm.
- Đến trạm y tế đúng giờ để tránh phải chờ đợi lâu, đặc biệt là nên lựa chọn thời điểm không quá đông đúc để trẻ không bị sợ hãi, lo lắng.
- Không chỉ bản thân các bậc cha mẹ mà trẻ cũng có thể quấy khóc, căng thẳng khi đi tiêm. Vì vậy hãy tạo không khí thoải mái để trẻ có thể phần nào an tâm.
- Khi tiêm, ba/mẹ hoặc người thân cần đảm bảo luôn ở bên cạnh bé để giúp trẻ cảm thấy an toàn. Nói chuyện và an ủi trẻ trong suốt quá trình để trẻ không bị hoảng sợ.
- Sau khi tiêm, theo dõi trẻ trong khoảng 15-30 phút để đảm bảo không có phản ứng bất thường.
- Sau khi về nhà, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng như sốt, đau tại vị trí tiêm, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc.
- Đảm bảo tuân thủ lịch tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Ưu – nhược điểm khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế
Ưu điểm khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế
- Vắc xin được bảo quản và tiêm bởi đội ngũ nhân viên y tế đã qua đào tạo, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo quản và kỹ thuật tiêm phòng.
- Các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (như vắc xin phòng viêm gan B, bại liệt, lao, sởi, ho gà…) thường được tiêm miễn phí hoặc với phí thấp hơn so với các cơ sở tư nhân.
- Trạm y tế thường nằm gần nơi sinh sống của các gia đình, giúp việc tiêm chủng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Sổ tiêm chủng được cấp và quản lý tại trạm y tế giúp ba mẹ dễ dàng nắm bắt lịch tiêm và những mũi tiêm cần thiết cho trẻ.
- Tiêm chủng tại trạm y tế theo quy định giúp đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cao trong cộng đồng, góp phần ngăn ngừa và kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát.
Nhược điểm khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế
- Các trạm y tế thường phục vụ cùng khá đông người, đặc biệt là vào những ngày tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, gây bất tiện cho cả trẻ và phụ huynh khi phải chờ lâu.
- Một số trạm y tế (đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa) có cơ sở vật chất chưa tốt hoặc trang thiết bị y tế không được hiện đại.
- Tại trạm y tế thường chỉ có sẵn những loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, không có những loại vắc xin dịch vụ như ở các cơ sở y tế tư nhân.
- Do số lượng trẻ tiêm chủng lớn, các bác sĩ và y tá tại trạm y tế có thể không có đủ thời gian để tư vấn chuyên sâu hoặc trả lời hết các thắc mắc của ba mẹ.
- Trạm y tế thường có giờ hoạt động cố định, một số trạm chỉ có lịch tiêm vào những ngày cụ thể trong tuần hoặc tháng, thiếu linh hoạt.
- Môi trường tại trạm y tế có thể trở thành nơi lây nhiễm bệnh nếu không đảm bảo các biện pháp vệ sinh, giãn cách.

Tổng kết
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế mà Tiki muốn chia sẻ với quý độc giả. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ là hành trang hữu ích giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con cái tốt hơn trong giai đoạn đầu đời. Đừng quên theo dõi Tiki Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nhé! Và nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng, đồ dùng cho bé, đừng quên ghé thăm Tiki để mua hàng với giá tốt và nhận hàng nhanh chóng nhé!