Lễ Giáng sinh (Noel, Christmas Day hay X-Mas) là dịp để kỷ niệm ngày chúa Jesus được sinh ra đời tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Noel cũng là một ngày đặc biệt, khi mọi người trên khắp thế giới tụ tập cùng nhau để chia sẻ niềm vui, dành những món quà tặng Noel và lời chúc Giáng sinh cho nhau. Vậy Giáng sinh là ngày nào 2023? Noel có mấy ngày? Cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm:
- TOP 15 ý tưởng trang trí Noel văn phòng, nhà ở đẹp ngây ngất 2023
- Giáng sinh là ngày nào? 15+ cách trang trí cây thông Noel tại nhà đẹp, ấm cúng nhất 2023
Giáng Sinh là ngày nào 2023?
Như mọi năm, lễ Giáng sinh sẽ được tổ chức vào đêm 24/12 cho đến hết ngày 25/12. Thời xa xưa, người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, vậy nên người ta mới tổ chức Giáng sinh từ tối đêm 24 (Lễ kỳ vọng) trước khi tổ chức chính thức vào ngày 25 (Lễ chính ngày).
”Người Do Thái có nguồn gốc từ người Israel hay còn là người Hebrew trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại”

Trong năm 2023, Lễ Giáng sinh sẽ tổ chức chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhằm vào Thứ Hai.
Lễ Giáng sinh bắt nguồn từ nước nào?
Giáng sinh là ngày nào? Bắt nguồn từ nước Lễ Giáng sinh còn gọi là Noel, Christmas có nguồn gốc đầu tiên từ những người theo đạo Kito. Theo những sứ giả Kito thì chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem thuộc xứ Judea khoảng giữ năm 7 TCN và năm 2. Thời bấy giờ, xứ Judea thuộc sự cai trị của Đế quốc La Mã.

Chuyện về đêm giáng sinh của Chúa Giê-su, như được mô tả trong Kinh Thánh, bắt đầu ở thành Nazareth, nơi có một trinh nữ tên là Mary đã đính hôn với Joseph, một thợ mộc và cũng là hậu duệ của vua David, vị vua vĩ đại của dân Do Thái. Một ngày, thiên sứ Gabriel xuất hiện trước mặt Mary, mang tin vui rằng bà sẽ sinh một đứa con trai tên là Jesus. Ngài sẽ được gọi là Con của Đấng Tối Cao, cao cả và được ủy quyền trị vì nhà của Israel với ngai vàng của vua David, và vương quốc của Ngài sẽ không có hồi kết.
Mary chia sẻ điều này với Joseph, mặc dù vẫn là trinh nữ, nhưng bắt đầu mang thai. Joseph, ban đầu bối rối, nhưng sau đó, trong một giấc mơ, thiên sứ của Chúa xuất hiện và thông báo về hồng ân của Thiên Chúa. Điều này giúp Joseph vượt qua mọi lo ngại, và ông quyết định thành hôn với Mary, chấp nhận sứ mệnh đặc biệt mà Chúa đã chọn cho gia đình họ.
Một ngày, đôi vợ chồng Joseph và Mary bắt đầu hành trình dài 110 km từ quê nhà để ghi tên vào danh sách đóng thuế theo lệnh của hoàng đế La Mã Augustus. Khi đến Bethlehem, họ phải đối mặt với tình trạng quán trọ chật ních, buộc Joseph phải tìm nơi ẩn náu và an toàn cho vợ. Cuối cùng, họ phải nghỉ đêm trong một chuồng gia súc.
Nửa đêm, Mary chuyển dạ và sinh đứa con linh thiêng – Jesus. Lúc đó, Joseph không có nơi nào để chăm sóc nên đã sáng tạo một nơi an toàn cho đứa trẻ bằng cách lấy máng gỗ sử dụng cho thức ăn gia súc, chùi sạch nó và lót cỏ khô làm nôi. Trên đồng cỏ vắng vẻ, chỉ có những người chăn cừu đang thức trắng đêm.
>> Có thể bạn quan tâm: Lịch nghỉ Tết 2024 được mấy ngày? Tết Nguyên Đán 2024 ngày nào dương dịch?

Bất ngờ, ánh sáng chói lòa tỏa khắp bầu trời, và một thiên sứ xuất hiện, mang theo tin mừng trọng đại: “Hôm nay, trong thành David, một Đấng cứu độ đã ra đời cho mọi người, Ngài là Chúa Kitô. Anh em sẽ tìm thấy Ngài nằm trong máng cỏ, một hài nhi được quấn tã lót”
Ý nghĩa ngày Lễ Giáng Sinh
Ngày Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì và tại sao lại được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm? Tuy rằng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chủ yếu, Lễ Giáng Sinh được coi là ngày kỷ niệm sinh nhật của Chúa Jesus – nhân vật trung tâm trong đạo Thiên Chúa giáo. Đây cũng là một ngày để nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và sự hy sinh, đồng thời mang đến hy vọng và niềm tin cho tương lai. Lễ Giáng Sinh cũng là dịp để chúng ta tụ họp và tận hưởng thời gian ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.
Giáng sinh cũng là lúc gửi đến mọi người thông điệp của sự hòa bình: “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Câu hát này đã được những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế. Noel cũng là ngày người ta chia sẻ những con người bị bỏ rơi, bị cô đơn, hoạn nạn,….
Ý nghĩa của tên gọi Christmas
Trong tiếng Anh, ngày lễ quan trọng này thường được biết đến với tên gọi phổ biến là Christmas, một thuật ngữ xuất phát từ chiết tự “(ngày) lễ của Đức Kitô”. Từ “Christmas” được tạo ra từ việc kết hợp hai từ: “Christ” và “Mass”. Trong đó, từ “Mass” có nghĩa là thánh lễ, trong khi từ “Christ” là tước hiệu của Giêsu, được viết trong tiếng Hy Lạp là Χριστός (Khristós, phiên âm Việt là “Kitô” hoặc “Cơ-đốc”). Chữ “Χ” (Chi) ở đầu từ này đặc trưng cho “Christ”, và do đó, Christmas thường được viết tắt là Xmas.
>> Mua ngay cây thông Noel với giá ưu đãi trên Tiki

Ý nghĩa của tên gọi Noel
Noel (phiên âm tiếng Việt: Nô-en hoặc No-en), là một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp Noël, và dạng cổ hơn là Naël. Từ này xuất phát từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”.[20] Ngoài ra, một quan điểm khác đề cập đến việc Noel có thể xuất phát từ danh hiệu Emmanuel trong tiếng Hebrew, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đây là một khía cạnh được ghi chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Giáng sinh là ngày nào? Noel có mấy ngày? 24/12 là ngày gì? Ngày 24 & 25 khác nhau như thế nào? Cùng Tiki giải đáp các thắc mắc ngay sau đây nhé!
Đêm Giáng Sinh 24/12 – Lễ kỳ vọng
Ngày chúa Giáng sinh ra đời là ngày nào? Theo cuốn sách Phúc Âm – một trong những cuốn sách Kinh Thánh Tân Ước, thì chúa Giêsu được sinh ra tại chuồng gia súc trong một đêm mùa đông lạnh giá vào đêm ngày 24/12. Đức Mẹ Maria đã đặt ngài trên máng cỏ xung quanh còn có những chú lừa, tượng Ba Vua và một số thiên thần. Đêm ngày 24/12, nơi Chúa ra đời còn phát ra ánh hào quang sáng rực cả bầu trời. Đó là lý do hình ảnh máng cỏ luôn xuất hiện trong dịp Giáng sinh.

Mặt khác, Giáng sinh 24/12 còn gắn liền với hình ảnh cây thông Noel. Theo lịch sử thời giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta thường nói về cây thông Epicea được trang trí bằng hoa và trái cây gắn liền với ngày 24 tháng 12 hay còn gọi là ngày tái sinh của Mặt trời.
Ngày xửa ngày xưa, vào thế kỷ thứ VII, có một tu sĩ Anh nổi tiếng tên là Thánh Boniface (sinh năm 680). Trong một hành trình hành hương đầy kỳ bí, ông đã ngẫu nhiên chứng kiến một cảnh đẹp kỳ lạ. Một nhóm người ngoại đạo sùng bái đang tụ tập quanh một cây sồi khổng lồ, và họ thậm chí đang thực hiện một nghi lễ đặc biệt, sử dụng một đứa trẻ nhỏ như là hiến tế của họ.
Để chấm dứt nghi lễ hy sinh và bảo vệ đứa trẻ, Thánh Boniface đã mạnh mẽ hạ gục cây sồi chỉ bằng một cú đấm. Tại đó, xuất hiện một cây thông nhỏ. Thánh nhân giải thích cho nhóm người ngoại giáo rằng cây thông nhỏ này là biểu tượng của sự sống và đại diện cho sự sống vĩnh cửu của Chúa Kitô. Từ sự kiện đó, truyền thống trồng cây thông vào dịp lễ Giáng sinh đã được lập ra, thể hiện niềm hy vọng và sức sống mới trong đời.

Đêm Giáng Sinh, hay còn gọi là lễ vọng, diễn ra vào tối ngày 24/12. Đây là thời điểm mọi người tập trung về nhà thờ hoặc gia đình để chia sẻ những lời cầu nguyện, ca ngợi, và lắng nghe câu chuyện về Đức Giêsu chào đời. Đêm Giáng Sinh mang đến không khí trang trọng và thiêng liêng, tạo nên bầu không khí náo nhiệt và tiếng chuông đêm Giáng Sinh.
Ngày Giáng Sinh 25/12 – Lễ chính ngày
Giáng sinh là ngày nào? Nguồn gốc của truyền thống buổi sáng Noel bắt nguồn từ một biện pháp cấm của chính quyền La Mã đối với các hoạt động Cơ Đốc giáo. Để tránh bị truy cứu, cộng đồng tín đồ Cơ Đốc đã quyết định tổ chức lễ Giáng sinh – trùng với ngày lễ Thần Mặt trời (The Sol invictus) của người La Mã một cách bí mật vào buổi sáng ngày 25/12.
Trong thời kỳ lâu dài, chính quyền La Mã không thể phát hiện nhóm tín đồ Thiên Chúa nào vui mừng chào đón sự kiện Chúa Giê-su đến thế gian, bởi họ thông minh tổ chức lễ vào ngày quốc gia La Mã của thời kỳ đó.
Vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I từ bỏ đa thần và theo đạo Cơ Đốc giáo. Ông hủy bỏ việc thờ cúng Thần Mặt trời và đặt ngày 25 tháng 12 làm ngày kỷ niệm sinh nhật Chúa Giê-su. Mặc dù Constantine đã thúc đẩy đạo Cơ Đốc giáo, nhưng cho đến năm 354, Giáo hoàng Libero mới chính thức công bố ngày 25/12 là Lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su. Khi đạo Thiên Chúa lan rộng vào thế kỷ thứ 4, Lễ Giáng sinh bắt đầu trở thành một sự kiện được tổ chức đều đặn và thường xuyên.

Do đó, ngày 25 tháng 12 hằng năm đã trở thành một ngày đại hội toàn cầu, tưởng nhớ một sự kiện lịch sử quan trọng – sự giáng sinh của Con Thiên Chúa xuống thế làm người, hoàn thành sứ mệnh cứu rỗi nhân loại.
Ngày Giáng Sinh là ngày kỷ niệm chính thức của sự ra đời của Đức Giêsu. Vào ngày này, mọi người thường tụ tập bên gia đình và bạn bè để mừng lễ, thường đổi quà và thưởng thức bữa tiệc đặc biệt. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhau bước vào không gian yêu thương, chia sẻ niềm vui và sẻ chia với những người xung quanh.
Ý nghĩa của một số biểu tượng của lễ Noel 2023
Một số biểu tượng của lễ Giáng sinh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bạn cũng có thể dành chia sẻ những điều này đến bạn bè để cùng nhau hiểu hơn về ngày lễ Giáng sinh nhé!
Lịch mùa Vọng
Ở Phương Tây, lịch Mùa Vọng là biểu tượng đặc biệt trong lễ Giáng sinh. Lịch Mùa Vọng thường bắt đầu từ 1/12 – 24/12, đôi khi bắt đầu ngày 27/11 – 3/12. Lịch thường là một tấm bảng hình chữ nhật lớn với 24 cửa số, mỗi cửa sổ tượng trưng mỗi ngày của tháng 12.
Các cửa sổ trong tấm lịch thường được đánh số và sắp đặt lộn xộn, bên trong sẽ xuất hiện nhiều món quà nhỏ như đồ chơi, socola, hay là một hình ảnh về Giáng sinh,…

Phong tục này được xem là bắt đầu của Giáo hội Luther Đức, nổi lên từ đầu thế kỷ 19. Trong thời kỳ này, nhiều gia đình thường sử dụng 24 gạch phấn trắng gắn trên cửa, mỗi ngày xóa đi một gạch, hoặc thắp một hàng nến, hoặc dán những bức tranh tôn giáo lên tường để đếm ngược thời gian đến Giáng sinh. Theo Viện Bảo tàng Bang Niederösterreich, lịch mùa Vọng làm bằng tay đầu tiên xuất hiện từ năm 1851, và lịch in đầu tiên đã được phát hành tại Hamburg vào năm 1902 hoặc 1903.
Vòng lá mùa Vọng
Vòng lá mùa Vọng là một vòng tròn được làm từ cành lá xanh, thường được đặt trên bàn hoặc treo lên cao để mọi người có thể thấy, trong suốt 4 tuần của Mùa Vọng. Cây xanh này thường được trang trí tại các buổi tiệc liên quan đến Đông chí, là biểu tượng của sự kết thúc của mùa đông. Trên vòng lá, có 4 cây nến được đặt. Ba trong số chúng thường mang màu tím, đại diện cho Mùa Vọng, và cây thứ tư thường là màu hồng, tượng trưng cho Chúa Nhật thứ Ba của Mùa Vọng, hay còn được gọi là Chúa Nhật Vui Mừng (Gaudete Sunday). Cũng có trường hợp sử dụng 4 cây nến đỏ, mỗi tuần mùa Vọng sẽ đốt cháy 1 cây nến.

Tục lệ này bắt đầu từ người tín hữu Lutheran tại Đức vào năm 1839, với mô hình 24 cây nến, trong đó có 20 cây đỏ và 4 cây trắng, và mỗi ngày trước Giáng sinh sẽ thêm một cây nến.
Hình tròn của vòng lá thể hiện sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương không ngừng của Thiên Chúa. Màu xanh lá biểu hiện hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến để cứu rỗi con người.
Hang đá và máng cỏ
Hình ảnh máng cỏ được đặt trong hang đá với hình tượng Chúa Giêsu xung quanh là các thiên sứ và mục đồng. Bên trên hang động còn có biểu tượng ngôi sao tượng trưng cho việc dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến chúa Giáng sinh.

Thiệp Giáng sinh
Nguồn gốc của thiệp Giáng sinh bắt đầu từ năm 1843, khi ông Henry Cole (1808 – 1882), một thương gia giàu có người Anh, mời John Callcott Horsley (1817 – 1903), một họa sĩ tại Luân Đôn, để thiết kế một tấm thiệp tinh tế để tặng cho bạn bè. Trong mùa Noel của năm đó, Horsley giới thiệu tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó in ra 1000 bản. Hiệu ứng của tấm thiệp Giáng sinh nhanh chóng lan tỏa và trở thành xu hướng nổi tiếng ở Anh trong vòng 10 năm, khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846, cho phép mọi người gửi thư với giá cước rẻ.

Vào năm 1875, một thợ in gốc Đức sống tại Mỹ đã cho ra đời loại thiệp in chất lượng cao với hơn 20 màu sắc pha trộn. Ông đã nhanh chóng trở thành cha để của thiệp Giáng sinh. Từ năm 1881 ông đã sản xuất ra thị trường với hơn 5 triệu tấm thiệp Giáng sinh mỗi năm.
Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh là một sự kiện thương mại đặc sắc, diễn ra trên các đường phố và có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là Đức và Đông Bắc Pháp, thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh. Chợ Giáng sinh xuất hiện vào cuối thời kỳ Trung Cổ, khoảng thế kỷ XIV, ngày nay chợ Giáng sinh vẫn là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống tại Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong mùa lễ Giáng sinh. Ngoài ra, nó cũng đã lan rộng và trở thành một đặc sản giáng sinh được phổ biến ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Quà tặng Noel
Những món quà trong dịp Giáng Sinh không chỉ là biểu tượng của tình yêu thương giữa gia đình và bạn bè mà còn mang theo một ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với nhiều người. Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh của Giê-su, là một món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại.
Theo truyền thống, khi Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống còn được gọi là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để tỏ lòng thành kính của họ. Họ mang đến ba món quà quý giá, gồm vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng biểu tượng cho sự vương giả của Giê-su, nhũ hương tuyên bố Thiên Chúa, và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Giê-su để cứu chuộc nhân loại.
>> Bài viết liên quan: TOP 16+ quà Noel cho bạn trai độc đáo, ý nghĩa, khiến người ấy thích mê
Một số thông tin thú vị về ngày Lễ Giáng sinh
Ông già Noel có thật không? Tên gì? Sống ở đâu?
Ông già Noel còn được gọi là Santa Claus, Father Christmas, Kris Kringle, Thánh Nicholas (Saint Nicholas),… là nhân vật huyền thoại có nguồn gốc từ văn hóa Cơ đốc giáo phương Tây – người sẽ ghi lại tất cả những hành vi của đứa trẻ và mang đồ chơi, kẹo cho bé vào đem Giáng sinh.
Ông già Noel được miêu tả là một người đàn ông vui vẻ, râu trắng, mặc áo khoác đỏ với cổ lông và ống tay màu trắng, quần và áo đều là màu đỏ có viền màu trắng, thắt lưng da kèm theo ủng màu đen. Ông thường lái chiếc xe tuần lộc qua mọi ngôi nhà trên thế giới vào đêm Giáng Sinh để đưa quà cho các em nhỏ.
Hình ảnh ông già Noel trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 19 tại Hoa Kỳ và Canada do ảnh hưởng phổ biến của bài thơ năm 1823 “A Visit from St. Nicholas”.

Lễ Noel Việt Nam khác gì với nước ngoài?
Giáng sinh là ngày nào? Lễ Noel tại Việt Nam có một số đặc điểm riêng so với các nước khác. Tuy rằng Việt Nam là một quốc gia có đa số dân theo đạo Phật, nhưng Lễ Noel vẫn được kỷ niệm rộng rãi và nhận được sự quan tâm của đa số người dân. Trong các giáo đoàn Thiên Chúa giáo, những ngày gần Noel thường có các hoạt động như diễu hành đèn trên đường phố và các buổi tiệc mừng lễ.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2023?
Giáng sinh là ngày nào? Tình từ hôm nay thứ Năm ngày 7/12/2023 thì còn 17 ngày nữa là đến ngày Lễ Noel 2023.
Noel vào ngày bao nhiêu âm 2023?
- Chủ nhật 24/12 trong năm Dương lịch tương ứng ngày 12/11 Âm lịch.
- Thứ hai 25/12 trong năm Dương lịch tương ứng với ngày 13/11 Âm lịch.
Hy vọng qua bài viết trên, mọi người cũng biết được câu trả lời Giáng sinh là ngày nào? nguồn gốc, ý nghĩa và phân biệt 24, 25/12 của ngày Lễ Giáng sinh. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giáng sinh, Tiki chúc bạn sẽ có ngày Lễ Giáng sinh anh lành bên gia đình cùng những người bạn thân yêu!
Đừng quên truy cập Tiki để mua sắm cho người thân và bạn bè những món quà Giáng sinh ý nghĩa ngay hôm nay nhé! Với hàng ngàn ưu đãi và mã giảm giá, bạn sẽ có cơ hội mua sắm thả ga không lo về giá. Đặc biệt, đội ngũ giao hàng Tiki sẽ giúp tiết kiệm thời gian khi chỉ cần 1 click chuột trong vòng 2 giờ, hàng sẽ giao đến tận tay bạn.