Hoa dã quỳ là một loài hoa dại nhưng lại khiến không ít người mê mẩn. Sắc hoa vàng rực rỡ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tình yêu thuỷ chung, son sắt. Không chỉ vậy, loài hoa này còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Trong bài viết này, Tiki Blog sẽ cùng bạn khám phá những bí mật của dã quỳ nhé.
>>>Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của hoa Mẫu Đơn và các loại hoa Mẫu Đơn
Nguồn gốc hoa dã quỳ là gì?
Hoa dã quỳ hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như hoa cúc quỳ, sơn quỳ, hoa quỳ dại, hướng dương dại,….Dã quỳ có tên khoa học là Tithonia diversifolia, là loài hoa thuộc họ Cúc. Đây là loài hoa xuất hiện ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, người Pháp đã đưa giống dã quỳ về trồng tại Lâm Đồng. Với điều kiện môi trường, khí hậu ở Đà Lạt, loài hoa này phát triển một cách khỏe mạnh, tươi tốt. Sau này, dã quỳ đã được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.
>>>Xem thêm: Đặc điểm, ý nghĩa hoa cẩm chướng, cách chăm sóc hoa nở đẹp

Sự tích về loài hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ được xem như là biểu tượng của một tình yêu chung thuỷ, có cả sự hy sinh cao cả. Điều này xuất phát từ truyền thuyết về loài hoa này. Truyền thuyết kể lại rằng, ở một ngôi làng nọ có chàng K’lang yêu nàng H’Limh tha thiết. Tình yêu của họ tưởng sẽ đơm hoa kết trái nhưng một ngày K’lang bị bộ tộc Lasieg bắt đi. Thấy vậy, nàng H’Limh đã không ngại liều mình che chắn để bảo vệ người yêu tránh khỏi những mũi tên, ngọn giáo. Thế nhưng, nàng đã trúng phải mũi tên độc và ra đi trong vòng tay của K’lang.
Sau khi H’Limh chết, tại nơi nàng nằm xuống đã xuất hiện những bông hoa màu vàng. Người dân ở đây gọi đó là hoa dã quỳ, là tình yêu thuỷ chung, son sắt, là sự hy sinh của H’Limh dành cho chàng K’lang.
>>>Xem thêm: Ý nghĩa hoa thủy tiên, công dụng, cách trồng, mua hoa

Đặc điểm hoa dã quỳ. Có bao nhiêu loại?
Hoa dã quỳ là cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 2m, có cây cao đến 3m. Khi mới trưởng thành, thân cây có màu xanh lá, xanh đậm nhưng khi phát triển thành thân gỗ lại chuyển sang màu xám nâu.
Lá và hoa dã quỳ khá giống với cây hoa cúc. Lá màu xanh được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ. Phiến lá dã quỳ nhẵn, mặt dưới là nổi gân. Hoa dã quỳ có màu vàng rực rỡ, cánh hoa dài mỏng. Hoa mọc theo chùm hoặc mọc đơn lẻ. Mỗi bông hoa thường có 13 cánh, hoa nở tròn với đường kính khoảng từ 8 – 10cm.
Hoa dã quỳ hiện có 3 loại, bao gồm: dã quỳ vàng, dã quỳ đỏ và dã quỳ trắng. Trong đó, dã quỳ vàng rất phổ biến, được trồng ở rất nhiều nơi còn dã quỳ đỏ và trắng rất hiếm gặp.
>>>Xem thêm:
- Hoa Ngũ Sắc: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
- 10+ Loài Hoa Tặng Người Yêu Đẹp, Ý Nghĩa, Lãng Mạn Nhất

Ý nghĩa của hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ là một loài hoa dân dã nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Chính vì thế, loài hoa này rất được nhiều người yêu thích. Dưới đây là những ý nghĩa của dã quỳ mà bạn có lẽ chưa biết đến.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Của Hoa Tulip Theo Màu Sắc, Số Lượng Tặng
Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt
Dã quỳ có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Vì thế, loài hoa này được xem là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, không ngại khó, ngại khổ.
>>>Xem thêm: Hoa Hồng và ý nghĩa của các loại hoa Hồng đẹp nhất hiện nay
Đại diện cho tình yêu chung thủy, son sắt
Hoa dã quỳ gắn liền với một câu chuyện tình đẹp, đầy cảm động trong truyền thuyết. Dã quỳ vàng rực đại diện cho tình yêu chung thuỷ, son sắt của cô gái dành cho chàng trai. Thậm chí, cô gái không ngại hy sinh cả tính mạng để bảo vệ người mình yêu.
>>>Xem thêm: Hoa Quỳnh: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Tại Nhà
Bày tỏ sự thán phục, biểu tượng lòng kiêu hãnh
Không chỉ là biểu tượng của tình yêu, sức sống, hoa dã quỳ còn thể hiện được sự thán phục, yêu quý những người có nội tâm phong phú. Không chỉ vậy, loài hoa này còn là biểu tượng của lòng kiêu hãnh, kiên cường, không cúi đầu, không chịu khuất phục.
>>>Xem thêm: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Ý Nghĩa Hoa Hướng Dương

Tác dụng của hoa dã quỳ
Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, dã quỳ nở rộ khắp các triền đồi. Sắc vàng rực rỡ của loài hoa này khiến nhiều người mê mẩn. Không chỉ vậy, dã quỳ còn mang đến rất nhiều tác dụng, có thể kể đến như:
Trang trí cảnh quan
Dã quỳ được trồng nhiều ở công viên, hè phố, các khu vườn, khu du lịch, công viên,….Mục đích trồng dã quỳ là để trang trí cảnh quan bắt mắt, tạo không gian check-in lý tưởng cho nhiều người.
>>>Xem thêm: Thông Điệp Và Ý Nghĩa Hoa Bồ Công Anh
Hoa dã quỳ đem lại nhiều tác dụng trong y học
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp rực rỡ, lá và ngọn của hoa dã quỳ còn được ứng dụng trong y học. Những bộ phận này của cây có tác dụng điều trị mụn nhọt và mẩn ngứa rất hiệu quả. Nếu điều trị mẩn ngứa tại nhà, bạn chỉ cần lấy lá và ngọn rửa sạch rồi nấu nước và thêm một chút muối. Sau đó, bạn hãy dùng nước này để lâu lên vùng da cần điều trị.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Đào Ngày Tết Cổ Truyền, Cách Trồng
Ứng dụng làm thuốc trừ sâu sinh học
Theo nghiên cứu, lá cây dã quỳ có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như Diterpenoids, Sesquiterpene,…. Hai hoạt chất được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu phục vụ ngành nông nghiệp. Bạn cũng có thể giã nhỏ lá cây dã quỳ rồi lấy nước cốt phun lên cây trồng bị sâu bệnh.
>>>Xem thêm: Hoa mai: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa mai ra hoa đúng Tết
Cách trồng và chăm sóc hoa dã quỳ
Dã quỳ hiện được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích dã quỳ cũng có thể trồng tại nhà bởi loài hoa này rất dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cách trồng hoa dã quỳ tại nhà
Chuẩn bị:
- Khay ươm.
- Chậu.
- Đất trồng: Nên chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt và có đủ chất dinh dưỡng, độ pH từ 6 – 6.5.
- Hạt giống dã quỳ: Bạn lưu ý chọn hạt chắc mẩy, không bị sâu bệnh.
Cách trồng:
- Gieo hạt giã quỳ vào khay ươm hoặc đất vườn. Phủ một lớp đất mỏng lên trên để che phủ hạt giống và tưới nước cấp ẩm đầy đủ.
- Hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây thì bạn có thể trồng vào chậu hoặc vườn. Cây con nên được đặt ở những nơi râm mát.
- Trước khi trồng cây con, bạn phải làm đất, đào hố, tưới nước. Sau khi đặt cây con vào hố trồng, bạn hãy lấp đất để che phủ toàn bộ rễ và dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc cây. Cuối cùng, bạn hãy phủ rơm quanh gốc cây và tưới nước giữ ẩm.
- Nếu trồng cây trong chậu, bạn cần trồng cây cách miệng chậu khoảng 5 – 7cm, cây nên được đặt ở chính giữa chậu để tán cây ra đều.
- Thời gian thích hợp để trồng dã quỳ là vào cuối hè hoặc đầu đông.

Cách chăm sóc cây hoa dã quỳ ra bông đẹp
Hoa dã quỳ rất dễ chăm sóc. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Nếu thời tiết quá nắng nóng, bạn nên đưa chậu cây vào nơi râm mát. Khi mới trồng, bạn nên tưới nước đầy đủ cho cây để bộ rễ khỏe hơn, giúp cây sinh trưởng tốt. Bạn có thể dùng bình phun để tưới cây, tần suất tưới là 2 – 3 lần/tuần.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm cỏ, xới đất, vun luống thường xuyên khi cây còn nhỏ. Bấm, tỉa bớt nhánh để cây phát triển tốt hơn. Mỗi năm, bạn cũng nên bón phân khoảng 2 – 3 lần để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển và nở hoa. Bạn chỉ cần hòa tan phân NPK với nước rồi tưới vào gốc cây, lưu ý không bón quá nhiều khiến cây phát triển lá mà ít nở hoa.
Các địa điểm check-in chụp ảnh cùng hoa dã quỳ





Tổng hợp hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất





Từ những thông tin vừa được chia sẻ ở trên, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hoa dã quỳ. Nếu bạn trót yêu loài hoa này, hãy thử trồng một chậu dã quỳ tại nhà để có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp dã quỳ nhé. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức đời sống hữu ích, và mua sắm các thiết bị gia dụng, điện tử, công nghệ…bạn đừng quên truy cập sàn thương mại Tiki để có giá tốt, giao nhanh cùng nhiều ưu đãi nhé.