Thứ Bảy, Tháng Tư 26, 2025

Trang chủNhà CửaHoa Quỳnh: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà

Hoa Quỳnh: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà

Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp kiêu sa, mỹ miều, tỏa hương thơm dịu ngọt khiến bao người mê đắm. Thế nhưng, loài hoa này chỉ nở vào ban đêm. Điều đó đã kích thích sự tò mò của nhiều người và mong muốn được tìm hiểu, khám phá về loài hoa đặc biệt này. Để hiểu rõ hơn về hoa quỳnh, nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa, bạn hãy theo dõi ngày bài viết dưới đây của Tiki Blog.

>>> Xem thêm: 10+ Loài hoa tặng người yêu đẹp, ý nghĩa, lãng mạn nhất

Hoa Quỳnh là gì? 

Hoa quỳnh là loài hoa rất đặc biệt, chỉ nở vào buổi tối muộn. Vì thế, loài hoa này còn có tên gọi là hoa dạ quỳnh và được mệnh danh là “Nữ hoàng bóng đêm”. Hoa quỳnh có hoa màu trắng, tỏa hương thơm quyến rũ. Hiện nay, hoa quỳnh được phát hiện có nhiều màu khác nhau và thường được gọi là nhật quỳnh.

>>> Xem thêm: Ý Nghĩa Của Hoa Tulip Theo Màu Sắc, Số Lượng Tặng 20/10

Hoa Quỳnh là gì? 
Hoa quỳnh nở đẹp và tỏa hương thơm về đêm (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại hoa Quỳnh

Hoa quỳnh (tên tiếng anh là Night Cactus) là loài cây thuộc họ xương rồng với thân bụi mọc vươn dài. Loài hoa này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, do các thủy thủ người Châu Âu khám phá ra cách đây 250 năm. Một thế kỷ sau, loài hoa này phổ biến đến nhiều nước như Anh, Pháp, Đức,…

Đặc điểm hoa quỳnh:

Thân cây cao từ 2 – 3m và rất mọng nước, có màu xanh đậm. Thân quỳnh uốn lượn với những đường viền tạo thành hình bán nguyệt lồi. Loài cây này không có lá nên thân cây đảm nhận luôn chức năng quang hợp.

Hoa quỳnh có mùi thơm nhẹ nhàng và rất quyến rũ. Đặc biệt, loài hoa này chỉ nở một lần duy nhất vào buổi tối và thời gian nở chỉ khoảng 2 tiếng là sẽ tàn. Thời điểm hoa nở khoảng vào tháng 6, tháng 7. Sau mỗi đợt nở hoa, phải mất 3 – 4 tháng quỳnh mới nở đợt hoa tiếp theo. Hoa thường mọc ở đầu cành hoặc ở khía trên thân. Mỗi bông hoa có rất nhiều cánh và được xếp chồng lên nhau. 

Phân loại hoa quỳnh:

Hoa quỳnh có nhiều loại với màu sắc khác nhau, bao gồm:

  • Quỳnh trắng: Cánh hoa trắng ngần, mỏng manh, mịn màng. Nhuỵ hoa có màu vàng. Đây cũng là loại hoa phổ biến nhất.
  • Quỳnh đỏ: Hoa có ít cánh hơn quỳnh trắng và cánh hoa to hơn. Hoa có màu đỏ rực rỡ.

>>> Xem thêm: Hoa ngũ sắc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại hoa Quỳnh
Hoa thân xương rồng, mọc uốn lượn (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của hoa Quỳnh

Hoa quỳnh lộng lẫy về đêm. Hoa chỉ nở 1 lần và rất nhanh tàn nhưng loài hoa này lại mang nhiều ý nghĩa. Với vẻ đẹp thanh khiết, e ấp, dịu dàng, loài hoa này tượng trưng cho vẻ đẹp của người thiếu nữ. Hơn nữa, hoa nở đẹp vào ban đêm nên còn là biểu trưng cho vẻ đẹp nội tâm, sự khiêm nhường của người phụ nữ. Trong tình yêu, hoa quỳnh còn tượng trưng cho tình yêu đầu, rất sắt son, chung thuỷ.


Thế nhưng, theo quan niệm của người phương Tây, hoa quỳnh là biểu trưng cho vẻ đẹp phù du, rất rực rỡ nhưng cũng nhanh lụi tàn. Không chỉ vậy, loài hoa này còn mang hàm ý về một mối tình mong manh, không bền bỉ.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của hoa Mẫu Đơn và các loại hoa Mẫu Đơn 

Ý nghĩa của hoa Quỳnh
Hoa quỳnh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, rất thích hợp làm quà tặng (Nguồn: Internet)

Tác dụng của hoa Quỳnh đối với sức khỏe 

Không đơn giản là một loài hoa, hoa quỳnh còn có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng rất ít ai biết. Dưới đây là những tác dụng của loài hoa này mà bạn không nên bỏ qua:

  • Chữa bệnh về đường hô hấp và phổi: Thái nhỏ hoa quỳnh mới nở, nấu với trứng gà hoặc hấp cách thuỷ với mật ong rồi ăn trong ngày sẽ giúp chữa ho, long đờm.
  • Chữa đau bụng và làm tan các vết bầm tím: Hoa quỳnh ngâm với rượu rồi thoa lên vùng cần điều trị. Thời gian ngâm hoa với rượu càng lâu, hiệu quả càng cao.
  • Thanh nhiệt: Hoa quỳnh khô kết hợp với một số nguyên liệu khác để làm trà và uống hằng ngày.
  • Ngoài ra, dịch tiết ra từ cây hoa quỳnh còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra loài hoa này có tác dụng điều trị viêm phế quản, lao phổi, lao hạch, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang,…

Cách trồng và chăm sóc hoa Quỳnh tại nhà

Hoa quỳnh đẹp, tỏa hương thơm giúp không khí trở nên trong lành, dễ chịu. Do đó, loài hoa này rất thích hợp để trồng làm cảnh. Cách trồng và chăm sóc quỳnh tại nhà cũng không quá khó.

Cách trồng hoa Quỳnh

Để trồng hoa quỳnh thành công ngay tại nhà, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đất trồng: Đất trồng nên chứa nhiều mùn, giàu chất hữu cơ, khả năng thoát nước tốt. Hoa quỳnh không thích hợp để trồng trong đất vườn vì dễ khiến cây thiếu dưỡng chất, chậm phát triển, không nở hoa như mong muốn.
  • Ánh sáng: Hoa quỳnh nên trồng ở những nơi râm mát, ánh sáng vừa phải, không bị ánh nắng gắt của mặt trời chiếu trực tiếp cả ngày.
  • Nhiệt độ: Loài hoa này thích khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt nhất là từ 18 – 28 độ C.
  • Cành giống: Quỳnh có thể trồng bằng cách giâm cành. Cành giống phải to, khỏe, thân dày.

Cách chăm sóc hoa Quỳnh đúng cách

Chăm sóc hoa quỳnh không hề khó, bạn chỉ cần tuân thủ những yêu cầu sau:

  • Quỳnh thuộc họ xương rồng nên chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng. Do đó, bạn không nên tưới nước thường xuyên cho cây.
  • Nơi trồng quỳnh cần có mái che để che nắng, che mưa, che sương.
  • Thường xuyên chăm bón để cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
  • Sau mỗi vụ hoa vào khoảng cuối tháng 10, bạn nên thay đất mới tươi xốp để đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Đất trồng cây cần có hệ thống thoát nước để không ngập úng, thối rễ.

Những lưu ý khi trồng và chăm sóc

Trong quá trình trồng và chăm sóc hoa quỳnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hoa quỳnh rất dễ trồng, dễ sống. Bạn chỉ cần bẻ cành và cắm xuống đất là cây con sẽ mọc lên từ đó. Tuy nhiên, cành giống quỳnh nên là cành to, khỏe của năm trước.
  • Quỳnh có thể trồng ở nơi nhiều nắng nhưng cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
  • Quỳnh chỉ tưới nước khi bề mặt đất ở chậu khô hoàn toàn.
  • Quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, bạn nên để chậu cây khô từ 1 – 2 tuần rồi mới tưới nước, lưu ý không tưới nước thường xuyên.
Hoa quỳnh trồng và chăm sóc dễ dàng tại nhà
Hoa quỳnh trồng và chăm sóc dễ dàng tại nhà (Nguồn: Internet)

Hình ảnh hoa Quỳnh đẹp nhất 

Hoa trắng tinh khôi
Quỳnh trắng tinh khôi (Nguồn: Internet)
Màu hoa đỏ rực rỡ
Quỳnh màu đỏ rực rỡ (Nguồn: Internet)
Quỳnh trắng nở về đêm
Quỳnh trắng nở về đêm (Nguồn: Internet)
Cánh quỳnh mịn màng, mỏng manh xếp chồng lên nhau
Cánh quỳnh mịn màng, mỏng manh xếp chồng lên nhau (Nguồn: Internet)
Hoa Quỳnh màu hồng lạ mắt
Quỳnh màu hồng lạ mắt (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi về hoa Quỳnh

Có nên trồng hoa Quỳnh trong nhà không? 

Hoa quỳnh cần đủ ánh sáng để phát triển tốt nên không thích hợp để trồng trong nhà. Mặt khác, ban đêm quỳnh có xu hướng hút oxy và thải khí cacbon nên dễ khiến không gian trong nhà trở nên ngột ngạt, không tốt cho sức khỏe. Thế nên, thay vì trồng trong nhà, bạn nên trồng loài hoa này ở sân, hiên nhà, sân thượng, ban công,… 

Hoa Quỳnh nở lúc mấy giờ? 

Hoa quỳnh chỉ nở vào ban đêm, khoảng từ 20 – 21h và hoa chỉ tồn tại khoảng 3 – 4 tiếng sau đó.

Hoa Quỳnh nở vào tháng mấy? 

Quỳnh nở hoa vào khoảng cuối hè, đầu thu, tức là khoảng tháng 6 – tháng 7. Sau khoảng 3 – 4 tháng, quỳnh nở đóa hoa tiếp theo.Với vẻ đẹp thanh tao, mùi hương quyến rũ, hoa quỳnh đã chinh phục hầu hết những người yêu hoa. Từ những thông tin đã được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về loài hoa này và những ý nghĩa sâu xa nhất. Bạn đừng quên theo dõi Tiki Blog mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quảng cáo -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

tiki_mom_club