Thứ Ba, Tháng Tư 29, 2025

Trang chủMẹ & BéVị trí tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh đúng quy chuẩn

Vị trí tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh đúng quy chuẩn

Tiêm phòng lao là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Vị trí tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine mà còn liên quan đến sự an toàn trong quá trình tiêm chủng. Việc nắm rõ thông tin về vị trí tiêm và các hướng dẫn cần thiết giúp các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi đưa con em mình đến các cơ sở y tế.

Tiêm phòng lao cho trẻ ở bộ phận nào?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thường được thực hiện theo kỹ thuật tiêm trong da ở mặt ngoài phía trên của cơ delta cánh tay hoặc vai trái. Cụ thể, vaccine BCG (vaccine phòng lao Bacillus Calmette-Guérin) sẽ được tiêm vào lớp da của cánh tay, thường là ở vị trí giữa cánh tay, cách khuỷu tay khoảng 10 cm. Đây là vị trí an toàn và hiệu quả nhất để vaccine phát huy tác dụng, đồng thời dễ dàng theo dõi phản ứng sau tiêm.

Vắc xin lao thường được tiêm ở vùng cánh tay hoặc vai của trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: Internet)

Lịch tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh

Việc nắm được lịch tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời. Vaccine BCG thường được tiêm cho trẻ ngay trong 24 giờ sau sinh (khuyến cáo của Bộ Y tế là tiêm trước khi trẻ được 1 tuổi). Việc tiêm phòng lao sớm giúp trẻ tạo ra kháng thể và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lao nghiêm trọng, như lao màng não và lao phổi, trong tương lai.

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vắc xixin BCG vào lớp da tại cánh tay của trẻ, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả. Sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi trong khoảng 15-30 phút để kiểm tra phản ứng và đảm bảo không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Lịch tiêm này không chỉ giúp trẻ được bảo vệ ngay từ những ngày đầu đời mà còn đóng góp vào việc kiểm soát và phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao trong cộng đồng.

Nếu trẻ không được tiêm trong khoảng thời gian quy định, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án tiêm muộn hợp lý. Việc nắm rõ lịch tiêm phòng lao và thực hiện đầy đủ sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu mũi?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thông thường chỉ cần tiêm một mũi vắc xin BCG. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như khi trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh lao (ví dụ: trong gia đình cho người bị lao) thì có thể xem xét tiêm nhắc lại. Và quan trọng là việc tiêm nhắc lại cần dựa trên sự đánh giá cụ thể của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Khi đến lịch tiêm phòng lao cho trẻ, ba mẹ lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe cho bé.  

Trước khi tiêm

Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng. Trước tiên, cần đảm bảo rằng trẻ không có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào như sốt cao, viêm nhiễm hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định. Nếu trẻ đang mắc một bệnh cấp tính, cần hoãn lại việc tiêm cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, việc thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý của trẻ, đặc biệt là các phản ứng dị ứng trước đó với vaccine hoặc các thành phần của vaccine là rất quan trọng. Phụ huynh cũng nên đảm bảo trẻ đã được khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi tiêm. Để tránh cho trẻ cảm thấy lo lắng, hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách tạo ra một môi trường thoải mái và thân thiện trước khi tiêm.


 Ba mẹ nên tạo cho bé không gian thoải mái trước khi tiêm phòng lao (Nguồn ảnh: Internet)

Sau khi tiêm

Sau khi tiêm phòng lao, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong ít nhất 15-30 phút tại cơ sở y tế để phát hiện kịp thời bất kỳ phản ứng phụ nào. Về nhà, hãy tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24-48 giờ sau tiêm để phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt, sưng tấy lớn tại vị trí tiêm, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện sưng đỏ hoặc mủ, điều này là bình thường và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu vết tiêm trở nên sưng tấy nghiêm trọng, đau đớn hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

 Ba mẹ nên tạo cho bé không gian thoải mái trước khi tiêm phòng lao (Nguồn ảnh: Internet)

Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin lao

Tiêm vắc xin BCG là một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhưng như với bất kỳ loại vắc xin nào thì cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

  • Ngay sau khi tiêm, trẻ có thể thấy vùng da nơi tiêm đỏ, sưng và đau nhẹ. Thông thường, các nốt nhỏ này sẽ biến mất trong khoảng 30 phút. 
  • Khoảng 2 tuần sau tiêm, tại vị trí tiêm có thể hình thành vết loét nhỏ. Vết thương này thường tự lành và để lại một sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm, cho thấy trẻ đã phát triển miễn dịch.
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm, thường không nghiêm trọng và sẽ tự giảm mà không cần điều trị.
  • Có thể xảy ra tình trạng nổi hạch tại nách hoặc khuỷu tay, điều này thường là phản ứng bình thường của cơ thể.
  • Hiện tượng áp xe có thể xảy ra nếu bơm kim tiêm không được vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, điển hình là tiêm dưới da thay vì tiêm trong da. Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 24 giờ sau khi tiêm và tự biến mất trong vòng 1-3 ngày.
  • Một số phản ứng hiếm gặp (1/1.000.000 trường hợp) nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra như: nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, hoặc viêm hạch bạch huyết có mủ, thường xuất hiện từ 2-6 tháng sau khi tiêm.

Tổng kết

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, việc hiểu rõ về vị trí tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Đồng thời cần đảm bảo rằng ba mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện tiêm vaccine BCG đúng thời điểm và theo hướng dẫn của bác sĩ. Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bạn đọc đừng quên truy cập Tiki Blog. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều bài viết hữu ích về sức khỏe, dinh dưỡng và các mốc tiêm chủng quan trọng mà trẻ cần phải có.

Xem thêm:

[Giải đáp] Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?

8 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng hiệu quả

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quảng cáo -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

tiki_mom_club