Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Trang chủXu HướngChụp ẢnhBí quyết chụp ảnh chân dung đẹp cho người không chuyên nghiệp 

Bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp cho người không chuyên nghiệp 

Chụp ảnh chân dung không phải là kiểu ảnh chỉ dành riêng cho những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm. Nếu biết lựa chọn loại lens cũng như nắm được các quy tắc bố cục cơ bản và có khiếu thẩm mỹ nhất định, bạn cũng có thể tạo ra những bức ảnh chân dung ấn tượng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tiki để học ngay 6 kiểu tạo dáng và bí quyết chụp chân dung cho người mới bắt đầu!

>>> Xem thêm:

Xem thêm: Phông xanh chụp ảnh, quay video

Ảnh chân dung là gì? 

Ảnh chân dung là thể loại ảnh chủ yếu tập trung chụp những thần thái, cảm xúc, biểu cảm trên gương mặt của mẫu ảnh. Thậm chí, một bức ảnh chân dung có hồn có thể ảnh hưởng và tác động đến cảm xúc của người xem. Thể loại này được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Ảnh chân dung không phải là kiểu chụp khó, tuy nhiên để tạo ra bức ảnh chân dung đủ thu hút đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải có kiến thức lẫn kỹ năng chụp ảnh.

>>> Xem thêm:

Chụp ảnh chân dung
Ảnh chân dung thể hiện sắc thái, cảm xúc của mẫu ảnh (Nguồn: Internet)

Yếu tố để có ảnh chân dung đẹp 

Vị trí chụp

Địa điểm chụp quyết định khá nhiều đến tỷ lệ thành công của bộ ảnh. Tuỳ theo phong cách chụp chân dung mà bạn muốn hướng đến như nàng thơ, tự nhiên, cổ tích hoặc mạnh mẽ để lựa chọn địa điểm chụp phù hợp. Sau khi chọn được vị trí ưng ý, hãy đảm bảo phần background xung quanh không quá nổi bật nhưng đủ đẹp để làm nền cho chủ thể. Hậu cảnh lộn xộn, nhiều chi tiết thừa sẽ khiến mẫu ảnh bị dìm, ảnh không có trọng tâm và người xem khó tập trung vào biểu cảm của người được chụp.

>>> Xem thêm:

Vị trí chụp
Cánh đồng, vườn hoa là nơi phù hợp để chụp ảnh chân dung theo concept tự nhiên, nhẹ nhàng (Nguồn: Internet)
Vị trí chụp 
Tiệm cà phê, hiệu sách hoặc siêu thị cũng là vị trí chụp ảnh chân dung lý tưởng (Nguồn: Internet)

Độ ánh sáng 

Dù là chụp chân dung hay bất kỳ thể loại nào khác, ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nguồn sáng tự nhiên luôn là lựa chọn đầu tiên của các nhiếp ảnh gia để tạo thành bức ảnh chân dung có hồn. Có hai khung giờ vàng đẹp nhất là hoàng hôn hoặc sáng sớm khi mặt trời chưa gắt. Lúc này ánh nắng vừa đủ dịu nhẹ, phảng phất tông màu hổ phách đượm buồn và không khiến mẫu ảnh bị chói mắt sẽ giúp bạn tạo ra bức ảnh ưng ý. 

>>> Xem thêm:

Độ ánh sáng
Chụp ảnh ngược sáng tạo ra chiều sâu cho bức ảnh chân dung, giúp tôn lên mẫu ảnh (Nguồn: Internet)
Độ ánh sáng
Hoàng hôn là một trong hai “khung giờ vàng” khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)
Độ ánh sáng
Ánh sáng từ đường phố cũng là cách hiệu quả khi chụp ảnh chân dung buổi tối (Nguồn: Internet)

Mẫu ảnh 

Biểu cảm, sắc thái và cảm xúc của mẫu ảnh là linh hồn của các bức ảnh chân dung. Người mẫu cần có khả năng thể hiện phong thái và cá tính của mình, giúp người xem cảm nhận điều mà nhiếp ảnh gia muốn truyền tải thông qua bức ảnh. Khi chụp chân dung, bạn nên tập trung vào đôi mắt của mẫu ảnh hoặc chụp góc nghiêng để thu hút người xem. Nếu chụp ảnh chân dung có nhiều người, hãy chọn chế độ chụp liên tục để bắt trọn mọi khoảnh khắc, đảm bảo không ai bị nhắm mắt.

>>> Xem thêm:

Mẫu ảnh
Đôi mắt của người mẫu giúp toát lên “câu chuyện” mà nhiếp ảnh gia muốn truyền tải (Nguồn: Internet
ALT: Mẫu ảnh
Góc chính diện khi chụp ảnh chân dung giúp mẫu ảnh thể hiện trọn vẹn biểu cảm (Nguồn: Internet)
Mẫu ảnh
Góc nghiêng ¾ cũng là kiểu chụp ảnh phù hợp khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)

DoF (Độ sâu trường ảnh) 

Khi chụp chân dung, độ sâu trường ảnh thấp có tác dụng làm mờ phần hậu cảnh, giúp tôn lên nội dung chính và làm mẫu ảnh trở nên sắc nét hơn. Bạn nên chọn ống lens rời có khẩu độ rộng, tiêu cự 50mm để người xem dễ tập trung hơn vào chủ thể, đồng thời che đi phần background nhiều chi tiết. Nếu dùng máy ảnh PnS, hãy ưu tiên khẩu độ F3.5 hoặc thấp hơn để tạo chiều sâu cho ảnh.

>>> Xem thêm: Body máy ảnh FTN + 50mm f1.4, Một số mẫu máy ảnh PnS

Độ sâu trường ảnh
Xoá phông background giúp tách biệt chủ thể và hậu cảnh (Nguồn: Internet)
Độ sâu trường ảnh
Dù chụp góc rộng nhưng bức ảnh có độ sâu trường ảnh nên mẫu ảnh vẫn luôn nổi bật (Nguồn: Internet)

Bố cục ảnh

Bố cục là một trong những yếu tố quan trọng khu chụp ảnh, đặc biệt là chụp chân dung. Thay vì tìm cách loại bỏ vật xung quanh như ban công, vòm cửa, nhánh cây,… bạn cũng có thể tận dụng nó để làm nền, tạo hiệu ứng thị giác giúp tôn lên chủ thể. Một số bố cục thường được các nhiếp ảnh gia lựa chọn khi chụp chân dung là bố cục ⅓, bố cục trung tâm, bố cục đường thẳng hay bố cục dạng khung,… 

Bố cục ảnh
Ứng dụng bố cục ⅓ khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)
Bố cục ảnh
Bố cục trung tâm cũng là cách để mẫu ảnh nổi bật giữa khung hình (Nguồn: Internet)
Bố cục ảnh
Bức ảnh chân dung có bố cục hợp lý luôn tạo ra chiều sâu làm nổi bật chủ thể (Nguồn: Internet)

Quy tắc cắt ảnh 

Khi chụp ảnh chân dung, có một số vị trí trên cơ thể của người mẫu mà bạn không được phép cắt ảnh vì sẽ làm mất bố cục. Việc cắt ảnh cần tuân theo một số quy tắc nhất định.

Quy tắc cắt ảnh 
Chụp cận mặt cắt ảnh ngang cằm giúp người xem tập trung vào khuôn mặt của em bé (Nguồn: Internet)
Quy tắc cắt ảnh
Vị trí cắt cảnh hợp lý khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)

Kiểu chụp ảnh tạo ra các bức chân dung đẹp 

Chụp bán thân 

Chụp bán thân là kiểu chụp chỉ có phần nửa phía trên của mẫu ảnh vào khung hình. Kiểu ảnh này tuy không quá tập trung vào biểu cảm nhân vật như chụp cận mặt nhưng lại phần nào đặc tả các cử chỉ cơ thể. Ngoài ra, nó còn làm tôn lên gu thời trang và thể hiện bối cảnh xuất hiện của mẫu.

Chụp bán thân 
Bạn có thể áp dụng bố cục chính diện khi chụp bán thân (Nguồn: Internet)
Chụp bán thân 
Bạn nên lưu ý đến background sau người mẫu khi chụp ảnh chân dung bán thân (Nguồn: Internet)
Chụp bán thân 
Chụp ảnh bán thân giúp người mẫu tự do tạo nhiều dáng hơn (Nguồn: Internet)

Chụp ⅔ người

Ảnh ⅔ là kiểu ảnh lấy 2 trên 3 phần của cơ thể, tính từ ngang đầu gối trở lên đỉnh đầu. Tuỳ theo ý đồ của nhiếp ảnh gia mà bức ảnh có thể cắt ngang ở đùi hoặc cao hơn một chút. Kiểu chụp chân dung này giúp nhà tạo mẫu tự do tạo nhiều dáng đứng hay ngồi khác nhau phù hợp với bối cảnh xung quanh. Ví dụ khi chụp ở vườn hoa, người mẫu có thể sử dụng thêm đạo cụ túi cói để tạo dáng. 


>>> Xem thêm: Túi cói đi biển dây nơ Vintage

Chụp ⅔ người
Người mẫu thường chọn tạo dáng đứng khi chụp ảnh chân dung ⅔ người (Nguồn: Internet)
Chụp ⅔ người
Bạn cần chọn bố cục hợp lý và lưu ý hậu cảnh phía sau để chủ thể luôn nổi bật. (Nguồn: Internet)
Chụp ⅔ người
Nhiếp ảnh gia áp dụng quy tắc chính diện đặt mẫu ảnh vào chính giữa bức hình (Nguồn: Internet) 

Chụp ảnh toàn thân 

Chụp chân dung toàn thân quan trọng nhất là mẫu ảnh cần giữ được nét biểu cảm tự nhiên khi thể hiện các động tác, tư thế ngồi, đứng hoặc nằm.

>>> Xem thêm: Áo dài trắng truyền thống

Chụp toàn thân
Chụp ảnh toàn thân đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải nắm kỹ thuật để bức ảnh không bị rối (Nguồn: Internet)
Chụp toàn thân
Chụp ảnh chân dung toàn thân sẽ lấy toàn bộ cơ thể và chuyển động của mẫu vào khung hình (Nguồn: Internet)

Chụp chính diện 

Chính diện cũng là góc được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn khi chụp ảnh chân dung. Người mẫu có thể ngồi hoặc đứng sao cho thoải mái và tập trung biểu đạt cảm xúc trên khuôn mặt.

Chụp chính diện
Với kiểu chụp chính diện, mẫu ảnh sẽ hướng thẳng khuôn mặt vào ống kính máy ảnh (Nguồn: Internet)
Chụp chính diện
Người chụp có thể cười tươi hoặc thể hiện những biểu cảm khác khi chụp ảnh chân dung chính diện (Nguồn: Internet)

Chụp góc nghiêng ¾ 

Những ai sở hữu góc nghiêng ¾ thần thánh chắc chắn không nên bỏ qua kiểu chụp này mỗi khi chụp chân dung. Chủ thể đứng chếch so với ống kính một góc khoảng 50 độ sao cho nhìn thấy rõ ¾ khuôn mặt nhưng không nhìn rõ tai phía còn lại.

Chụp góc nghiêng 3/4
Nhiếp ảnh gia nên chọn góc mặt trái hoặc góc mặt phải mà người mẫu ảnh tự tin nhất (Nguồn: Internet)
Chụp góc nghiêng 3/4
Đôi mắt chỉ cần nhìn xa xăm mơ màng là đã tạo ra bức chân dung ấn tượng (Nguồn: Internet)
Chụp góc nghiêng 3/4
Biểu cảm đa dạng bằng cách hở môi hoặc nhướn mày giúp bức ảnh tự nhiên hơn (Nguồn: Internet)

Chụp bán diện 

Chụp bán diện phù hợp với người mẫu có sóng mũi cao, lông mi cong và dài, đường xương hàm sắc sảo. Nếu có gương mặt bầu bĩnh và nọng cằm nhiều, bạn không nên chọn kiểu chụp này.

Chụp bán diện
Khi chụp ảnh chân dung bán diện, mẫu ảnh sẽ khoe trọn phần xương hàm quyến rũ (Nguồn: Internet)
Chụp bán diện
Bạn nên xoay sang góc mặt đẹp hơn để hướng về phía lens máy ảnh (Nguồn: Internet)
Chụp bán diện
Mẫu ảnh có thể nhìn ngang, ngước lên trời hoặc cúi xuống khi chụp ảnh bán diện (Nguồn: Internet) 

Những lưu ý khi chụp chân dung bằng máy ảnh

Không nên dùng chế độ chụp tự động

Chế độ tự động Auto (kí hiệu là A) của máy ảnh đã được lập trình sẵn các thông số. Người mới bắt đầu có thể bấm và chụp luôn như điện thoại. Tuy nhiên, điều này đôi khi không phù hợp vào một số thời điểm như hoàng hôn hoặc buổi tối thiếu sáng, khiến bức ảnh chân dung không có chiều sâu. Nếu muốn có bức ảnh chân dung đẹp, bạn nên tìm hiểu thông số của máy ảnh để tự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời điểm khác nhau.

>>> Xem thêm:

Chụp tự động
Chế độ chụp tự động của máy ảnh (Nguồn: Internet)

Nên dùng chế độ lấy nét một điểm 

Chọn chế độ lấy nét một điểm (Single Point) khi chchân dung giúp máy ảnh tự xác định mẫu ảnh nằm ở đâu để tập trung vào. Điều này giúp tránh trường hợp lens không lấy rõ nét mặt mẫu ảnh.

Dùng chế độ Single Point khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)

Trao đổi giữa người chụp và mẫu ảnh 

Người mẫu và nhiếp ảnh gia tương tác và trao đổi trước với nhau trước khi bắt đầu chụp sẽ giúp hai bên hiểu rõ ý đồ của nhau, từ đó tăng hiệu quả cho buổi chụ chân dung.

Trao đổi giữa người chụp và mẫu ảnh
Người mẫu và nhiếp ảnh gia trao đổi trước khi chụp (Nguồn: Internet)

Căn chỉnh bố cục và hậu cảnh 

Dù mẫu ảnh biểu cảm và thần thái tốt nhưng bức ảnh có bố cục bất hợp lý cũng không tạo ra bức ảnh chân dung đẹp. Nhiếp ảnh gia cần chọn bố cục sao cho tôn lên chủ thể, ví dụ bố cục ⅔, bố cục trung tâm, bố cục khung hay bố cục đường thẳng. Hậu cảnh càng đơn giản và càng sạch sẽ bao nhiêu sẽ càng giúp mẫu ảnh nổi bật hơn bấy nhiêu. 

Căn chỉnh bố cục
Bạn nên chụp thử để căn chỉnh bố cục hợp lý (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu về các nguyên tắc chụp ảnh kết hợp sáng tạo 

Nắm vững nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh như tốc độ của màn trập, khẩu độ, ánh sáng hay bố cục sẽ giúp bạn làm chủ hầu hết mọi khung hình khi chụp chân dung. Ngoài ra, bạn cũng có thể phá vỡ quy tắc để sáng tạo nhiều góc chụp khác mới lạ hơn. Đôi khi sáng tạo trong cách chụp sẽ giúp bạn tự xây dựng thương hiệu riêng trong sự nghiệp nhiếp ảnh của chính mình.

Sáng tạo chụp ảnh
Nhiếp ảnh gia sáng tạo khi chụp ảnh chân dung ở trạm xăng (Nguồn: Internet)

Lựa chọn máy ảnh phù hợp 

Một số dòng máy ảnh để chụp hình mà bạn có thể tham khảo như Sony, Fujifilm, Nikon hay Canon. Sau khi lựa chọn dòng máy, bạn cần chọn loại lens phù hợp với thể chụp chân dung. Ngoài ra, đừng quên mua thêm thẻ nhớ để tiết kiệm thời gian chuyển file ảnh nhé.

>>> Xem thêm: 

Lựa chọn dòng máy
Bạn nên lựa chọn dòng máy và ống kính phù hợp khi chụp ảnh chân dung (Nguồn: Internet)

Trên đây là chia sẻ của Tiki về những lưu ý quan trọng khi chụp ảnh chân dung. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến những thông tin bổ ích, giúp bạn tạo ra nhiều bức ảnh chân dung ấn tượng. Để mua những sản phẩm máy ảnh và ống lens chính hãng chất lượng cao thì hãy truy cập ngay website của Tiki – Trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu Việt Nam hoặc liên hệ số hotline 19006035 để được tư vấn chi tiết!

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
Thảo Vũ
Thảo Vũhttps://tiki.vn/
Viết lách mỗi ngày giúp tôi khám phá những điều thú vị và mới lạ. Từng con chữ, từng nội dung hay và đặc sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của một người. Tôi là Thảo Vũ và tôi là một Content Writer.
RELATED ARTICLES
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Chụp ảnh chân dung không phải là kiểu ảnh chỉ dành riêng cho những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm. Nếu biết lựa chọn loại lens cũng như nắm được các quy tắc bố cục cơ bản và có khiếu thẩm mỹ nhất định,...Bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp cho người không chuyên nghiệp