Chủ Nhật, Tháng Tư 27, 2025

Trang chủMẹ & Bé Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?

[Giải đáp] Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt trong những ngày đầu đời của bé. Việc tiêm phòng đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh lao mà còn giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm về sau. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm và lợi ích của việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, giúp phụ huynh có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của con.

Thời điểm tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin phòng lao BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao trong vòng 24h sau sinh. Những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì có thể hoãn tiêm đến khi trẻ có thể trạng tốt, tuy nhiên cần tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt.

Nếu trẻ không thể tiêm ngay sau sinh bởi các lý do y tế hoặc tình trạng sức khỏe chưa ổn định thì việc tiêm phòng lao nên được thực hiện càng sớm càng tốt trong những tuần đầu đời. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ có thể tiêm vắc xin BCG cho đến khi 1 tuổi, nhưng khả năng bảo vệ sẽ tốt nhất nếu tiêm trong những tháng đầu tiên. Đối với những trẻ được tiêm muộn thì nên xét nghiệm sàng lọc lao trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Việc tiêm phòng lao sớm không chỉ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh lao mà còn bảo vệ cộng đồng, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý tuân thủ lịch tiêm chủng ngay cho bé từ những ngày đầu đời để đảm bảo con trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin phòng lao BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. (Nguồn ảnh: Internet)

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin lao

Sau khi tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Chỗ tiêm có thể sưng, đỏ, tạo mụn mủ và lành sau vài tuần. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
  • Giữ sạch vùng tiêm, không nặn mụn mủ, để vết loét tự lành.
  • Theo dõi sức khỏe, nếu trẻ sốt nhẹ thì thường xuyên theo dõi nhiệt độ, cho trẻ bú và nghỉ ngơi. Còn nếu bị sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám.
  • Không băng kín vết tiêm, giúp vết thương mau khô và tránh nhiễm trùng.
  • Nếu sau 6 tháng chưa có sẹo, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh cần được ba mẹ chăm sóc kỹ càng sau khi tiêm để đảm bảo an toàn (Nguồn ảnh: Internet)

Câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng lao cho trẻ em

Khi đi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh, nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng và có nhiều thắc mắc xoay quanh quy trình tiêm chủng. Việc hiểu rõ về thời gian, quy trình, cũng như các biện pháp chăm sóc sau tiêm sẽ giúp ba mẹ tự tin hơn khi đưa con đi tiêm phòng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà nhiều phụ huynh đặt ra khi chuẩn bị tiêm phòng lao cho con.

Trẻ tiêm phòng bệnh lao rồi thì có bị lây nữa không?

Vắc xin tiêm phòng lao BCG giúp bảo vệ trẻ khỏi các thể lao nặng như lao màng não và lao kê (một dạng lao toàn thân) trong những năm đầu đời, khi mà hệ miễn dịch còn yếu. Tuy nhiên, vắc xin BCG không đảm bảo bảo vệ hoàn toàn khỏi việc nhiễm bệnh lao trong suốt cuộc đời.

Dù đã tiêm phòng thì trẻ vẫn có thể nhiễm vi khuẩn lao nếu tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt trong môi trường có nhiều người mắc lao mà chưa được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu trẻ đã tiêm vắc xin thì các triệu chứng có thể nhẹ hơn hoặc trẻ có thể tránh được những biến chứng nặng. Tựu chung lại, tiêm phòng chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa lao. Để trẻ được bảo vệ tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát và tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị lao mà chưa được điều trị.

Tiêm ngừa vắc xin chỉ lao là một trong những biện pháp để phòng chống bệnh lao (Nguồn ảnh: Internet)

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu vì các trường hợp bất khả kháng mà sau 1 tháng trẻ vẫn chưa được tiêm thì phụ huynh cần gấp rút đưa trẻ đi tiêm phòng để đảm bảo trẻ được bảo vệ sớm nhất có thể. Điều này đặc biệt cần thiết bởi nguy cơ trẻ tiếp xúc và nhiễm lao từ môi trường xung quanh sẽ tăng theo thời gian.

Trong trường hợp trẻ qua 1 tháng tuổi nhưng chưa tiêm phòng lao thì cần làm xét nghiệm máu để xác định xem bé có bị nhiễm lao hay không. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, trẻ sẽ không được tiêm vắc xin lao nữa để tránh nguy cơ quá liều và đảm bảo an toàn.

Vết thương sau tiêm lao bị sưng và vỡ mủ thì phải xử lý như thế nào?

Theo hướng dẫn tiêm chủng, mũi tiêm vắc xin BCG thường được tiêm ở vùng vai trái. Sau khi tiêm, phản ứng thông thường là sưng đỏ tại vùng tiêm và xuất hiện mủ vàng.


Vết tiêm sẽ tự lành và để lại sẹo trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng, có thể kéo dài đến 6 tháng tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Việc vết tiêm lao mưng mủ và bị vỡ là hiện tượng bình thường sau khi tiêm vắc xin. Phụ huynh không cần lo lắng, chỉ cần duy trì vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng cách tắm rửa và nếu cần, dùng gạc để lau khô vùng mủ vỡ.

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết thường sau khi tiêm lao mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý:

  • Tránh gãi, bóc hoặc nặn mủ vì có thể làm đau trẻ, kéo dài thời gian lành vết tiêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng do tay không được khử trùng.
  • Không dùng lá cây, khoai lang hoặc các loại vật liệu khác đặt lên vùng tiêm.
  • Không sử dụng thuốc sát trùng, băng keo cá nhân hoặc kem dưỡng ẩm lên khu vực tiêm để tránh gây kích ứng.
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin lao có thể bị sưng mủ tại vị trí tiêm (Nguồn ảnh: Internet)

Tiêm phòng lao có sốt không?

Tiêm phòng lao (vắc xin BCG) có thể gây sốt nhẹ ở một số trẻ, nhưng không phải ai cũng bị. Bên cạnh đó, phản ứng thường gặp sau tiêm là trẻ có thể bị có sưng, đỏ và mủ tại chỗ tiêm.

Nếu trẻ bị sốt, phụ huynh cần lưu ý rằng:

  • Sau tiêm phòng trẻ có thể bị sốt nhẹ, thường dưới 38,5°C và tự giảm sau 1-2 ngày.
  • Nếu trẻ sốt cao (trên 38,5°C) hoặc có triệu chứng bất thường như quấy khóc liên tục thì cần đưa trẻ đến bác sĩ.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi thoải mái và uống đủ nước.
  • Sốt nhẹ là phản ứng bình thường, nhưng nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào thì ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trẻ tiêm mũi lao về có được tắm không?

Trẻ có thể tắm sau khi tiêm nếu sức khỏe ổn định. Đến nay, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào cho thấy việc tắm sau khi tiêm vắc xin ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm chủng hay an toàn của trẻ.

Tổng kết

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là điều rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng không chỉ giúp trẻ hình thành miễn dịch tốt nhất mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lao trong tương lai. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết về lịch tiêm chủng và các vấn đề liên quan, hãy truy cập Tiki Blog để có thể theo dõi thêm nhiều bài viết chất lượng về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Xem thêm:

8 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng hiệu quả

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh: những điều cần lưu ý

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quảng cáo -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

tiki_mom_club