Từ xa xưa, ông bà ta luôn coi trọng việc xem ngày giờ hoàng đạo mỗi khi thực hiện những công việc đại sự như cưới hỏi, động thổ, nhập trạch, khai trương,… Vậy ngày hoàng đạo là gì và cách tính ngày hoàng đạo như thế nào? Bài viết dưới đây của Tiki Blog sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
>> Xem thêm:
- Phong thủy là gì? Ý nghĩa và cách xem phong thủy cho bản thân bạn cần phải biết
- 12 cung hoàng đạo – Giải mã bí mật về ngày sinh, tính cách và vận mệnh
- Sự tích 12 con giáp | Ý nghĩa, truyền thuyết cuộc chạy đua 12 con giáp
Ngày hoàng đạo là gì?
Theo thuyết thiên văn học cổ đại, hoàng đạo là quỹ đạo chuyển động của mặt trời theo chu kỳ một năm. Mặt trời di chuyển theo hoàng đạo về hướng Đông cùng chiều quay của Trái Đất và lần lượt đi qua 12 chòm sao.
Trên từng chặng đường đi của Mặt trời sẽ có 12 vị thần luân phiên túc trực mỗi giờ, trong đó có 6 vị thần thiện và 6 vị thần ác. Những ngày có vị thần thiện cai quản sẽ được gọi là ngày hoàng đạo. Người ta tin rằng, vào những ngày này làm việc gì cũng suôn sẻ, hanh thông và tránh được những tình huống không may, rủi ro và tai nạn không mong muốn.
>> Xem thêm: Bật mí con số may mắn theo 12 cung hoàng đạo có thể bạn chưa biết
Ngày hắc đạo là gì?
Trái ngược với ngày hoàng đạo, những ngày mà các vị thần ác cai quản sẽ được gọi là hắc đạo và không ai ngăn chặn được vị thần này. Vào những ngày này, mọi người thường tránh làm những việc lớn như là động thổ, cưới hỏi, khai trương,… để tránh gặp phải những điều xui xẻo, rắc rối và thất bại.
>> Xem thêm: Sao Thái Bạch tốt hay xấu? Chiếu mệnh nào? Cách cúng giải hạn
Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?
Theo quan niệm dân gian, một ngày đêm âm lịch được chia thành 12 canh giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ). Mỗi giờ tương ứng với 1 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, bắt đầu từ giờ Tý đến giờ Hợi (11:00 đêm – 1:00 sáng). Trong 12 canh giờ đó có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.
Trong khung giờ hoàng đạo, những công việc lớn và quan trọng như khởi công xây dựng, nhập trạch, cưới xin, xuất hành,… được tổ chức với ước mong có được nhiều may mắn, tài lộc. Ngược lại, giờ hắc đạo là khung giờ xấu gắn với những điều đen đủi và không may nên mọi người thường tránh làm những việc hệ trọng để tránh đổ bể, thất bại.
Hướng dẫn cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo trong tháng cực đơn giản
Dưới đây là 2 phương pháp tính ngày hoàng đạo đơn giản và dễ hiểu nhất mà bạn có thể tham khảo.
Bảng tính ngày hoàng đạo trong tháng
Mỗi tháng trong năm có 4 ngày hoàng đạo và 4 ngày hắc đạo. Những ngày được xem là tốt hoặc xấu còn tùy thuộc vào tháng và ngày (theo con giáp) trong tháng đó. Chúng ta có thể biết được ngày hoàng đạo dựa vào bảng tính sau đây:
Sử dụng cách bấm tay tính ngày hoàng đạo
Ngoài phương pháp tra bảng tính nói trên, chúng ta còn có thể tính ngày hoàng đạo bằng cách bấm tay. Phương pháp này dựa theo thuyết tử vi của Lục Diệu (lục là 6, diệu là ám chỉ các tinh quang, tinh tú trên trời). Để tính ngày hoàng đạo, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa), mỗi ngón tay sẽ có 3 đốt nên 2 ngón sẽ có 6 đốt tương ứng với 6 chòm sao trong thuyết tử vi của Lục Diệu.
- Vòng quỹ đạo quay theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ đốt thứ nhất của ngón trỏ đến đốt thứ 3 của ngón giữa và lần lượt là Đại An, Lưu Liên, Tốc Hỷ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong.
Ví dụ: Ngày 1/1 bắt đầu từ cung Đại An, tiếp đến là ngày 2/1 là cung Lưu Liên và cứ thế lặp lại đến khi hết vòng rồi quay lại ngày Đại an cho tới khi hết tháng. Những ngày rơi vào cung Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ đều là ngày hoàng đạo của tháng.
>> Xem thêm: Hoa tay là gì? Luận giải vận mệnh tương lai thông qua hoa tay cực chuẩn
Ngày hoàng đạo theo hệ Nhị Thập Bát Tú
Dựa theo hệ Nhị Thập Bát Tú, vòng tròn hoàng đạo được chia thành 4 phần gồm Đông, Tây, Nam và Bắc, tương ứng với 28 chòm sao. Ngày và giờ ứng với sao tốt sẽ là ngày hoàng đạo và ngược lại sẽ là ngày hắc đạo.
Phía Đông
Phía Đông được cai quản bởi Thanh Long (Rồng Xanh), đại diện cho mùa Xuân gồm 7 chòm sao sau đây:
Sao Giác | Tốt: Thi cử và thăng tiến trong công việc.Xấu: Những việc mai táng và hậu sự. |
Sao Cang | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Đê | Tốt: Tài lộc.Xấu: Những việc cưới hỏi, sinh con. |
Sao Phòng | Tốt trong tất cả công việc, đặc biệt là động thổ, nhập trạch, chuyển nhà,… |
Sao tâm | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Vĩ | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Cơ | Tốt cho việc cưới hỏi, sinh con, sửa chữa,… |
Phía Tây
Phía Tây được cai quản bởi Bạch Hổ (Hổ Trắng), đại diện cho mùa Thu với 7 chòm sao gồm:
Sao Khuê | Tốt: Việc sửa chữa nhà cửa.Xấu: Các việc cưới hỏi, báo hỷ. |
Sao Lâu | Tốt trong tất cả các công việc, đặc biệt là công danh, khởi nghiệp. |
Sao Vị | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Mão | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Tất | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Chủy | Xấu trong tất cả công việc, đặc biệt là kinh doanh. |
Sao Sâm | Tốt trong tất cả công việc, đặc biệt là làm lễ thăng quan. |
Phía Nam
Phía Nam được cai quản bởi Chu Tước (Phượng Hoàng), đại diện cho mùa Hạ bao gồm 7 chòm sao sau:
Sao Tỉnh | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Quỷ | Tốt: Làm lễ mai táng, ma chay.Xấu: Cưới hỏi, ăn mừng, khai trương,… |
Sao Liễu | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Tinh | Tốt: Xây dựng nhà, động thổ, cất mái.Xấu: Cưới hỏi. |
Sao Trương | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Dực | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Chấn | Tốt trong tất cả công việc. |
Phía Bắc
Phía Bắc được cai quản bởi Huyền Vũ (Rùa Đen), đại diện cho mùa Đông với 7 chòm sao gồm:
Sao Đẩu | Tốt trong tất cả công việc. |
Sao Ngưu | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Nữ | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Hư | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Nguy | Xấu trong tất cả công việc. |
Sao Thất | Tốt trong tất cả công việc, đặc biệt là khởi công. |
Sao Bích | Tốt trong tất cả công việc. |
Ý nghĩa của việc chọn ngày hoàng đạo
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, việc xem ngày hoàng đạo luôn là điều rất quan trọng trước khi thực hiện những công việc đại sự. Mọi người quan niệm rằng, nếu chọn đúng thời điểm tốt thì mọi khởi đầu sẽ suôn sẻ, hanh thông và gặp nhiều điều may mắn.
Thế nhưng, bạn cũng nên lưu ý rằng, tuy việc xem ngày hoàng đạo vô cùng quan trọng nhưng không cần quá cứng nhắc lúc nào cũng phải bám sát khung giờ này. Có những việc bạn không thể tuân theo nguyên tắc ngày hoàng đạo, chẳng hạn như giờ máy bay, giờ đi xe,…
>> Tham khảo ngay những đầu sách hay như sách tử vi, sách lịch vạn niên, sách ngũ hành,… để xem phong thủy chi tiết
Câu hỏi thường gặp:
Trong cuộc sống khó có thể tránh được những biến cố bất ngờ, nhưng nếu có thể chọn được một ngày hoàng đạo để tiến hành các công việc quan trọng sẽ giúp gia chủ yên tâm hơn, mọi việc trở nên suôn sẻ và tránh được những điều thiếu may mắn hoặc rủi ro.
Ngày hoàng đạo là những ngày có khung giờ được các vị thần tốt cai quản, là ngày đại cát địa lợi để có thể thực hiện những việc trọng đại. Người ta tin rằng, nếu tiến hành công việc trong ngày này thì mọi điều sẽ diễn ra suôn sẻ, gặp nhiều may mắn và tài lộc.
Nếu bạn đang đối mặt với những điều xui xẻo và tai ương trong ngày hắc đạo thì có thể hóa giải bằng những cách được gợi ý dưới đây:
Sử dụng cách “Chế sát”: Chống lại xui xẻo trong ngày hắc đạo bằng cách tận dụng thuộc tính khắc chế và quy luật của ngũ hành. Thông qua đó, chúng ta có thể xoay chuyển tình huống không may và hoá giải những điều xui xẻo của ngày đó.
Sử dụng cách “Hóa sinh”: Cách hóa giải những điều kém may mắn của ngày hắc đạo bằng cách tận dụng quan hệ thuộc tính tương sinh trong ngũ hành.
Sử dụng cách “Tị Hỏa”: Sử dụng mối quan hệ âm dương tương hòa của ngũ hành để khắc chế những xui xẻo và tối tăm trong ngày hắc đạo.
Trên đây là những thông tin về ngày hoàng đạo và cách tính ngày giờ tốt mà Tiki muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp bạn xác định được ngày giờ hoàng đạo để thực hiện những công việc trọng đại thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều điều may mắn. Đừng quên theo dõi những bài viết trên blog của Tiki để cập nhật những điều thú vị khác nhé!
>> Xem thêm: