Bạch quả có tác dụng gì đối với sức khỏe? Được biết đến nhiều với khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, cải thiện tuần hoàn, tăng cường trí nhớ… tuy nhiên đó chưa phải tất cả công dụng của loại dược liệu quý này. Bài viết dưới đây Tiki Blog sẽ chỉ ra những tác dụng cũng như hướng dẫn cách sử dụng hạt bạch quả.
>> Xem thêm:
- Cây xạ đen có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Lá ổi có tác dụng gì? Bật mí 5 lợi ích tuyệt vời của lá ổi đối với sức khỏe
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Lợi ích bất ngờ từ thảo dược này
Cây bạch quả là gì? Đặc điểm của cây bạch quả
Bạch quả hay ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử là loài cây có niên đại hơn 200 triệu năm, được trồng nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến những năm 1700 thì xuất hiện dần ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Về đặc điểm:
- Thân cây có nhiều cành dài, tạo thành tán nhọn
- Bộ rễ ăn sâu xuống đất giúp cây đứng vững trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Lá mọc so le, có phiến hình quạt. Mép lá bo tròn ở phía trên, phần giữa hơi lõm chia phiến lá thành 2 thùy
- Quả cây ngân hạnh có dạng hạch, hình gần giống như trái trứng, thịt màu vàng và có mùi bơ khét.
Theo nghiên cứu, trong cây ngân hạnh có chứa flavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện tuần hoàn bằng cách làm giãn mạch máu và giảm “độ dính” của tiểu cầu.
>> Xem thêm:
- Cà gai leo có tác dụng gì? Nên sử dụng như thế nào?
- Rau diếp cá có tác dụng gì? Có nên ăn loại rau này mỗi ngày?
- Rau om – Loại rau gia vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe
Cây bạch quả có tác dụng gì?
Bạch quả thường được điều chế sẵn dưới dạng viên uống bổ sung, chiết xuất, viên nang hoặc trà. Mỗi loại lại mang đến những tác dụng khác nhau nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe như:
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Theo nghiên cứu, dược liệu này có khả năng làm giảm các triệu chứng lo âu trong vòng 4 tuần kể từ khi sử dụng. Bên cạnh đó, nhờ các hoạt chất chống oxy hóa và điều hòa dẫn truyền thần kinh trong thành phần, dược liệu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị hoặc thay thế các loại thuốc trị chứng lo âu hiện nay.
Tăng cường trí nhớ
Sử dụng 240mg chiết xuất ngân hạnh mỗi ngày có thể cải thiện các triệu chứng phổ biến của bệnh Alzheimer hoặc rối loạn trí nhớ. Một số nghiên cứu nhỏ cũng chỉ ra rằng loại dược liệu này giúp làm tăng hiệu suất tinh thần cũng như khả năng nhận thức của những người dùng có thể trạng khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
Tăng cường thị giác
Người bị tổn thương võng mạc, nhất là do mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung chiết xuất lá ngân hạnh đều đặn trong vòng 6 tháng để có thể cải thiện thị lực.
Giảm thiểu hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là những triệu chứng mà phụ nữ có thể gặp phải trong những tuần trước kỳ kinh như dễ bị kích thích, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi…
Một nghiên cứu trên 85 sinh viên đại học được thực hiện vào năm 2008 đã cho thấy khi sử dụng cây thuốc này, các triệu chứng PMS giảm đến 23%. Ngoài ra, việc uống chiết xuất lá cây đều đặn giữa các chu kỳ kinh nguyệt có khả năng làm giảm tình trạng đau ngực và những triệu chứng khác liên quan đến PMS.
Giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt
Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng ngân hạnh hằng ngày kết hợp với thuốc tâm thần trong vòng 8 – 16 tuần có khả năng làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt. Đồng thời, dược liệu này có thể làm giảm một số tác dụng phụ của thuốc tâm thần đang sử dụng.
Chống viêm hiệu quả
Viêm là phản ứng tự nhiên trước một tổn thương cục bộ và có tính chất bảo vệ cơ thể trước những tác nhân không xác định.
Chiết xuất tiêu chuẩn từ lá cây ngân hạnh có tác dụng ức chế phản ứng viêm, ngăn chặn sự kích hoạt của các tác nhân gây viêm, từ đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm đại tràng…
>> Xem thêm: Thuốc kim tiền thảo: Công dụng chữa bệnh, lưu ý sử dụng
Phòng bệnh về tim mạch
Sau khi những người bị bệnh mạch vành được bổ sung ngân hạnh, nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng của lưu lượng máu đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Đó là do dược liệu này làm tăng 12% nồng độ nitric oxide – một hợp chất có khả năng làm giãn nở các mạch máu trong tuần hoàn.
Ở người lớn tuổi có thể trạng khỏe mạnh, chiết xuất từ dược liệu này cũng giúp gia tăng lưu lượng máu từ động mạch vành, đồng thời làm tăng giãn mạch phụ thuộc nội mô.
Bên cạnh đó, lá ngân hạnh được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về tuần hoàn, tim mạch và giảm mức lipoprotein (a) trong huyết tương – một tác nhân có khả năng gây ra bệnh xơ vữa động mạch.
>> Xem thêm: Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh?
Cách sử dụng hạt bạch quả
Thông thường bạch quả được sử dụng ở một số dạng như: Viên nén, viên nang, chất chiết xuất từ chất lỏng, lá hoặc tà khô.
Khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Trong hạt bạch quả sống có chứa glycoside cyanogenic gây độc nên nếu muốn sử dụng thì phải ép để loại bỏ dầu của hạt đi và để lâu trên 1 năm.
- Không sử dụng bạch quả cho những người có bệnh truyền từ mẹ sang con.
- Không nên sử dụng quá nhiều trong 1 lần, đặc biệt là đối với trẻ em.
- Sử dụng nhiều có thể dẫn đến cảm giác khó chịu và gây chướng bụng.
>> Tham khảo một số loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe:
- Collagen Hàn Quốc dạng nước, dạng viên, dạng gói bột tốt nhất
- Sữa Ensure cho người già ít đường, dinh dưỡng, chắc xương
- Kẹo ngủ Natrol Melationin, Gummies giúp ngủ ngon, hạn chế mệt mỏi
Tác dụng phụ bạn cần lưu ý
Tuy bạch quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người bệnh không nên lạm dụng, bởi vì nếu dùng không đúng cách, loại dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:
- Không sử dụng nếu chưa qua xử lý, bởi vì hạt của chúng có thể gây độc, co giật, thậm chí là tử vong
- Ở một số người mẫn cảm với thành phần, chiết xuất từ lá cây có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nóng rát, tiêu chảy… Tình trạng dị ứng có thể gây phát ban hoặc xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn
- Nếu chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh không nên tự ý bổ sung ngân hạnh mà cần xin ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng loại dược liệu này với người có tiền sử các bệnh như tiểu đường, động kinh hoặc vấn đề về khả năng sinh sản cũng nên được cân nhắc kỹ càng
- Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc hoặc chất bổ sung nào thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này. Bởi vì thành phần của chúng có thể gây tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống tiểu cầu, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống trầm cảm…
- Với rủi ro tiềm ẩn, dược liệu này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Câu hỏi thường gặp
Hạt không qua xử lý mà ăn sống hoặc rang có thể gây độc.
Hỗ trợ điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa, thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn, suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, chóng mặt, ù tai, nhức đầu…
Trong hạt bạch quả có chứa các chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng bên trong cơ thể.
Một số nơi bán hạt bạch quả mà bạn có thể tham khảo:
Bách Hoá Xe Lam: 36/8 Tân Trụ, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thuốc Nam Hoàng: 258/11 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là tất cả thông tin về bạch quả và công dụng tuyệt vời của loài cây này trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe con người mà Tiki gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về loại thảo dược này. Đừng quên truy cập website Tiki để khám phá nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!
>> Xem thêm: Trà Xanh Không Độ vị chanh chai 455ml, 1 thùng chính hãng, giá tốt