Mang thai là niềm hạnh phúc của ba mẹ, họ luôn muốn con của mình được mạnh khỏe, lớn lên tốt nhất. Các mẹ lo sợ ăn măng ảnh hưởng đến thai nhi nên họ tránh ăn măng khi mang thai. Để biết được mẹ bầu ăn măng được không và cần lưu ý gì khi ăn măng. Cùng Tiki Blog giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm:
- 20 Loại thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất 2023
- TOP 10 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 8 Dấu hiệu sắp sinh thường gặp từ tuần 38, trước 2 ngày và 24 giờ
Bà bầu ăn măng được không?
Khi nhắc đến loại thực phẩm nổi tiếng ở Việt Nam, không thể không nhắc đến măng. Có thể làm nhiều món ăn ngon từ nguyên liệu quen thuộc này. Ngoài ra, măng còn là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, măng còn giàu nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.
Trước câu hỏi “bà bầu ăn măng được không”, các chuyên gia cho biết trong quá trình mang thai, bà bầu vẫn có thể ăn măng tươi lẫn măng khô nếu ăn vừa phải, đúng cách. Cụ thể, mẹ bầu nên ăn măng 1 – 2 lần/tuần, mỗi bữa tối đa 200g.

Tham khảo và mua ngay thực phẩm chức năng tốt cho bà bầu cùng nhiều voucher chỉ có trên sàn thương mại uy tín Tiki.vn bạn nhé:
- Nhiều loại vitamin tổng hợp uy tín, giá ưu đãi duy nhất trong ngày. Tìm hiểu ngay!
- Sữa bột cho mẹ bầu, cung cấp dưỡng chất thiết yếu, giá hấp dẫn. Mua ngay!
Lợi ích của măng đối với sức khỏe thai phụ
Dưới đây là một số lợi ích của măng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cùng Tiki Blog tìm hiểu ngay nhé:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Măng chứa nhiều chất xơ có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu. Vì vậy, ăn măng có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn vải được không? Lưu ý và cách ăn vải đúng cách

Tăng cường hệ miễn dịch
Măng tre có đặc tính kháng khuẩn. Bổ sung măng vào chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể mẹ bầu chống lại bệnh tật, đặc biệt là bệnh cúm và cảm lạnh rất hiệu quả. Để măng phát huy tối đa tác dụng, nên ăn măng theo mùa.

Phòng ngừa ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư, măng còn rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các chất từ gốc tự do.
>>> Xem thêm: 8 Dấu hiệu sắp sinh thường gặp từ tuần 38, trước 2 ngày và 24 giờ

Tốt cho hệ tiêu hóa
Bà bầu thường xuyên mắc phải tình trạng táo bón. Do đó, điều rất quan trọng là bổ sung rau và trái cây vào chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả măng khô và măng tươi. Măng rất giàu chất xơ, rất hiệu quả trong việc chống táo bón và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

>> Tham khảo một số thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe:
- Ngũ cốc Granola siêu hạt giảm cân, giàu năng lượng
- Ngũ cốc Nestlé, B’Fast ăn sáng, ăn kiêng
- Sữa các loại tiệt trùng, dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
Một số lưu ý cho thai phụ khi ăn măng
Vấn đề bà bầu ăn măng được không và ăn măng như thế nào được nhiều người quan tâm. Vậy bà bầu nên chú ý ăn măng đúng cách để thu được lợi ích tối đa từ loại thực phẩm này. Cụ thể như:
- Không ăn quá nhiều măng: Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy chế độ ăn nhiều măng có thể gây hại cho bà bầu hoặc thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên ăn măng với lượng vừa phải (1 – 2 bữa/tuần, mỗi khẩu phần chỉ 200g).
- Cần nấu chín khi ăn: Nấu măng làm giảm đáng kể lượng glucoside, có thể giảm từ 32 mg xuống chỉ còn 2,7 mg và măng chứa khoảng 10 mg glucoside.
- Bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn măng: Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và rất nhạy cảm. Ăn măng lúc này có thể gây khó tiêu, no lâu, giảm chuyển hóa sắt trong cơ thể do tác dụng của chất glucozit có trong măng.

Câu hỏi thường gặp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn măng trong suốt thai kỳ vì măng là sự kết hợp giữa măng tươi và măng khô, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá nhiều măng khi mang thai.
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn măng gây sảy thai hay gây hại cho thai nhi. Phụ nữ mang thai thường lo sợ bị ngộ độc nên trong thời kỳ mang thai nên tránh ăn măng.
Bà bầu mang thai tháng thứ 3 nên hạn chế ăn măng, bởi giai đoạn này cơ thể mẹ vẫn cần thích nghi với những thay đổi bên trong. Ăn nhiều măng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, chất glucozit có thể làm giảm chuyển hóa sắt, thậm chí gây thiếu máu ở bà bầu.
>>> Xem thêm: “Bật mí” bảng cân nặng thai nhi và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO
Trên đây là một số câu trả lời để giải đáp thắc mắc Mẹ bầu có ăn măng được không kèm theo đó là một số lưu ý cho thai phụ khi ăn măng mà Tiki Blog muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu và có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc mẹ bầu. Đừng quên ghé Tiki để tham khảo và mua những vật dụng cần thiết cho em bé trước khi sinh và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé. Chúc các mẹ bầu và bé thật nhiều sức khỏe nhé!