Cây cà gai leo còn được biết đến với các tên gọi như cà vạnh, cà gai dây, cà lù… thuộc họ Solanaceae, có tên khoa học là Solanum procumbens. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng rất phổ biến tại các tỉnh ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Cà gai leo có tác dụng gì? Nên sử dụng như thế nào để phát huy hiệu quả tốt nhất? Tiki Blog sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Cây bạch quả là gì? Bạch quả có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây cà gai leo là gì?
Trước khi tìm hiểu cà gai leo có tác dụng gì thì cần phải biết đây là loại cây gì? Cà gai leo – một loại cây thân leo nhỏ trong họ cà, có chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm. Cây có lá màu xanh, thuôn dài và mọc thưa, phần lá ở phía dưới gốc cây có hình dạng tròn hoặc giống như lưỡi rìu, bên dưới lá phủ 1 lớp lông trắng và mặt trên có nhiều gai.

Quả của cây cà gai leo hình cầu với đường kính 7 – 9mm, mọng nước, bóng loáng và có màu đỏ. Hạt của chúng có màu vàng nhạt, hình dạng giống như thận đĩa.
Công dụng của cây cà gai leo
Cà gai leo có tác dụng gì đối với sức khỏe? Tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây:
Trong dân gian
Từ xa xưa, con người ta đã biết cách sử dụng rễ và thân của cây cà gai leo để chữa các bệnh về gan hay mẩn ngứa và dị ứng. Theo Y học Cổ truyền, cà gai leo mang tính ấm và có thể tán phong thấp, tiêu độc, giảm đau, tiêu đờm, cầm máu… nên thường được dùng để trị cảm cúm, chảy máu chân răng, phong thấp, dị ứng, giải rượu…

Theo y học hiện đại
Dưới đây là công dụng của cà gai leo theo y học hiện đại:
Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút
Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Loại dược liệu này giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Glycoalkaloid có trong cà gai leo không chỉ hỗ trợ điều trị viêm gan virus mà còn có khả năng ức chế quá trình tiến triển xơ gan và làm giảm mức độ xơ gan vào giai đoạn đầu.

Giúp giải độc gan, hạ men gan
Dịch chiết của cây cà gai leo chứa hoạt chất có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi khỏi độc tố TNT bằng cách hạn chế tình trạng gan nhiễm độc cũng như tế bào gan bị hủy hoại. Bên cạnh đó, cà gai leo còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tổn thương gan.

Có tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Khả năng chống oxy hóa của cà gai leo rất tốt, loại dược liệu này giúp giảm những tổn thương do viêm gan gây ra. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết có trong cà gai leo có khả năng ức chế một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư gan…

Cách dùng cà gai leo đúng cách, hiệu quả
Cách dùng cà gai leo để chữa bệnh một cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng cây tươi. Sau khi mua về, hãy rửa sạch rồi phơi khô và sau đó mang đi sắc uống. Đối với người bình thường, bạn uống với mục đích nâng cao sức khỏe thì liều lượng sử dụng không nên vượt quá 20g mỗi ngày, đối với người đang theo liệu trình trị bệnh thì có thể dùng tối đa 50 – 60g mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm trà và dùng theo cách sau: dùng 50 – 60g cà gai leo khô rửa sạch rồi cho vào ấm và đổ nước sôi vào tráng qua rồi đổ nước đi. Tiếp theo, cho vào ấm khoảng 200ml nước sôi và hãm trà trong khoảng 10 phút rồi cho thêm 1 lít nước sôi nữa là có thể dùng uống trong ngày.
Một số bài thuốc hay được điều chế từ cà gai leo
Một số bài thuốc thường được sử dụng từ cây cà gai leo:
- Chữa viêm gan, xơ gan, ức chế tế bào ung thư:
- Dược liệu: 30g cà gai leo khô, 10g cây dừa cạn, 10g diệp hạ châu.
- Cách dùng: Tất cả các thành phần trên mang đi rang trên chảo đến khi chuyển màu, sau đó sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:
- Dược liệu: 10g cà gai leo, 10g dây gấm, 10g thổ phục linh, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt.
- Cách dùng: Tất cả các thành phần trên mang đi rang trên chảo đến khi chuyển màu, sắc uống mỗi ngày 1 thang nên dùng liên tục từ 10 – 30 thang.
- Chữa chứng ho gà, suyễn:
- Dược liệu: 10g cà gai leo, 10g thiên môn, 10g mạch môn.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần uống.

Những lưu ý khi sử dụng cà gai leo để điều trị bệnh
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cà gai leo trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc người có trình độ chuyên môn để đảm bảo việc sử dụng được an toàn và hiệu quả nhất.
- Chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng quá mức.
- Nên cân nhắc kỹ trước khi dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Câu hỏi thường gặp
Uống cà gai leo có hại thận không?
Dựa trên nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của nhiều người, việc uống cà gai leo không gây hại cho thận. Cà gai leo không chứa các chất độc hại, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về những tác động tiêu cực đến thận.
Những ai không nên uống cà gai leo?
Những đối tượng không nên sử dụng cà gai leo:
- Trẻ dưới 6 tuổi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc các bệnh về thận.
- Người đang điều trị bệnh lý theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Người bình thường có nên uống cà gai leo không?
Người bình thường không đang trong liệu trình trị bệnh mà muốn dùng cà gai leo để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh thì có thể uống tối đa 20g mỗi ngày. Lưu ý là cách uống cà gai leo cũng nên được tư vấn y khoa trước khi dùng.
Bài viết trên đã trình bày chi tiết về cây cà gai leo, cụ thể như cà gai leo có tác dụng gì và cách sử dụng ra sao. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho quý độc giả những thông tin về sức khỏe hữu ích. Đừng quên ghé thăm Tiki – Trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu Việt Nam để hưởng nhiều ưu đãi cực khủng.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/healthy-lifestyle/hemp-plant-uses-and-correct-usage/