Bánh chưng và bánh tét là món ăn quen thuộc và gắn liền với phong tục ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những loại bánh này rất dễ bị hư hỏng và lên nấm mốc do không bảo quản đúng cách, khi ăn vào có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Lưu ngay những cách bảo quản bánh chưng, bánh tét mà Tiki Blog đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để có thể thưởng thức món ăn xuyên Tết mà không bị hư hại nhé!
>> Xem thêm:
- Tổng hợp món ăn ngày Tết 3 miền thơm ngon, hấp dẫn
- Hướng dẫn cách cúng đầu năm đúng chuẩn mang lại nhiều may mắn
Bánh chưng bánh tét để được bao lâu?
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhiều gia đình có truyền thống gói hoặc mua nhiều bánh chưng, bánh tét về và trữ ăn dần. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Bánh chưng bánh tét có thể để được từ 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng, từ 15-20 ngày ở ngăn mát tủ lạnh hoặc từ 3-6 tháng nếu được bảo quản trong tủ đông.
>> Xem thêm: Cách nấu thịt đông miền Bắc ngon, chuẩn vị cho mâm cơm ngày Tết

Cách bảo quản bánh chưng bánh tét đúng cách
Cùng Tiki Blog tìm hiểu những cách bảo quản bánh chưng bánh tét không lo hư hỏng ngày Tết:
Bảo quản trong tủ lạnh
Bánh chưng bánh tét có thể để được từ 15-20 ngày nếu được bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
Sau khi luộc chín bánh, bạn rửa bánh sạch với nước sôi để nguội để loại bỏ nhớt và nước tiết ra từ lá gói. Bạn treo bánh nơi thoáng mát cho khô ráo, sau đó cho bánh còn nguyên lá vào ngăn đông tủ lạnh. Trước khi ăn, bạn chỉ cần cắt bánh đến đâu ăn đến đó, phần bánh còn lại bạn bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và cho lại vào ngăn đông tủ lạnh. Nên hâm nóng bánh trước khi ăn bằng cách hấp hoặc chiên để bánh mềm và ngon hơn.
>> Xem thêm: Cách chọn củ kiệu tươi ngon làm món củ kiệu muối trong ngày Tết

Bảo quản ở điều kiện thường
Sau khi luộc chín bánh chưng bánh tét, bạn rửa bánh sạch với nước sôi để nguội, để loại bỏ nhớt và nước tiết ra từ lá gói. Sau đó hãy treo bánh ở nơi thoáng mát cho khô ráo, rồi đặt bánh lên tấm bìa và dùng vật nặng chèn lên. Lưu ý về cách gói bánh chưng là trong lúc gói bánh bạn nên gói chặt tay để bánh không bị lại gạo hay rời rạc. Với cách bảo quản này, bánh chưng có thể để được từ 7-10 ngày.
>> Mua ngay Nguyên liệu làm bánh chưng bánh tét đầy đủ tại Tiki NGON

Bảo quản bằng cách hút chân không
Nếu gia đình bạn có máy hút chân không thì việc sử dụng nó sẽ giúp bánh chưng bánh tét của bạn được bảo quản trong thời gian rất lâu mà không lo ẩm mốc, hư hỏng. Cách này có ưu điểm giúp bánh giữ được độ tươi ngon, thơm nức, không bị mốc, ôi thiu hay bị sượng khi để lâu. Bên cạnh đó, bảo quản bằng máy hút chân không còn giúp tiết kiệm được không gian lưu trữ, dễ dàng sắp xếp trong tủ lạnh hoặc gửi đi xa. Ngoài ra, bánh không bị ám mùi hay bị nhiễm khuẩn từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, cách bảo quản này cũng có một số nhược điểm như cần có máy hút chân không và túi hút chân không, hơi tốn kém hơn các cách bảo quản khác ở trên. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thực hiện thao tác hút chân không một cách cẩn thận, tránh làm rách túi hoặc còn sót không khí.

Những lưu ý khi bảo quản bánh chưng bánh tét
- Rửa sạch dao trước khi dùng để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm dư thừa hay bụi bẩn dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc.
- Phải rửa kỹ lá gói bánh hoặc trụng qua với nước sôi và để ráo nước trước khi gói, như vậy không những khiến cho lá dai giúp dễ gói mà còn bảo quản được thời gian dài hơn.
- Đối với trường hợp bánh bị lại gạo, bạn có thể mang bánh đi luộc nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ hoặc hấp lại bánh, cách này có thể giúp bánh mềm dẻo trở lại.
- Khi bánh vừa mới xuất hiện nấm mốc nhẹ, chỉ bám bên ngoài lá gói, bạn chỉ cần hơ bánh trên lửa để loại bỏ lớp nấm mốc này rồi dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại.
>> Xem thêm: Cách gói bánh tét truyền thống đơn giản, nhanh nhất cho ngày Tết trọn vị

Nhận biết bánh chưng đã hỏng
Khi bánh chưng và bánh tét có dấu hiệu hư hỏng, bạn nên vứt bỏ chúng để tránh ngộ độc thực phẩm hay một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bánh chưng đã hỏng:
- Bánh có mùi hôi, xuất hiện mốc hoặc có vết nấm trên bề mặt.
- Bánh bị chảy nước hoặc có nước ở bên trong.
- Vỏ bánh bị nứt hoặc bị rách.
- Bánh có màu sắc bất thường hoặc xuất hiện những vết đen trên bề mặt.
>> Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2024? Đếm ngược Tết 2024

Bài viết trên đã tổng hợp tất tần tật về những cách bảo quản bánh chưng để được lâu, không lo hư hỏng ngày Tết mà bạn có thể áp dụng. Đừng quên ghé thăm Tiki – Trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu để mua sắm Tết và hưởng nhiều ưu đãi cực khủng.