Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Trang chủXu HướngTếtTổng hợp 16 phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc...

Tổng hợp 16 phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam 

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam ta, là dịp để mọi người ở phương xa cùng đoàn viên, sum họp sau một năm dài. Việt Nam là một nước đậm đà bản sắc dân tộc, vì thế mà phong tục Tết ở Việt Nam cũng rất phong phú.  Trong bài viết này, Tiki sẽ tổng hợp 16 phong tục ngày Tết cổ truyền nổi bật của dân tộc Việt Nam, mọi người cùng theo dõi nhé!

>> Xem thêm: 99+ Status, caption Tết 2023 ngắn gọn, hài hước, thả thính, ý nghĩa

Tìm hiểu về Tết cổ truyền

Nguồn gốc của Tết cổ truyền 

Ở Việt Nam, Tết cổ truyền có nhiều tên gọi khác nhau như “Tết Nguyên Đán”, “Tết Âm lịch”, “Tết Ta” vì ngày Tết được tính theo lịch âm. Tết đánh dấu sự chuyển giao của năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Trung Quốc, nên nhiều người cho rằng Tết Việt có nguồn gốc từ đó. Dù chưa được làm rõ về nguồn gốc ra đời, nhưng Tết vẫn được tính là ngày lễ lớn nhất của đất nước và có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc trong các quốc gia Châu Á có đón Tết Âm. 

>>> Xem các xu hướng được tìm kiếm nhiều nhất ngày Tết:

Thiệp chúc mừng năm mới, trang trí Tết, mâm ngũ quả ngày Tết, cúng Tất Niên, Caption ngày Tết hay, khay mứt tết, Phụ kiện trang trí Tết 2024, lời chúc Tết người yêu,…

Tết Việt có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc
Tết Việt có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc trong các quốc gia Châu Á cùng đón Tết Âm (Nguồn: Internet)

Cách tính thời gian của Tết cổ truyền 

Tết Nguyên Đán của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác liền kề Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì tính chất âm lịch cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận nên Tết Âm thường diễn ra trễ hơn so với Tết Dương từ 1 đến 2 tháng (thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch) do chu kỳ hoạt động của Mặt trăng. Tết Nguyên Đán sẽ kéo dài 14 ngày, chia làm 2 giai đoạn: 7 ngày thuộc về năm cũ (khoảng 23 tháng Chạp đến Giao thừa) và 7 ngày thuộc về năm mới. 

>>>Xem thêm: 

Bộ quà tết đẹp mắt nhất cho năm 2024

Các mẫu hộp quà tết cao cấp, sang trọng cho năm 2024

Cách tính thời gian của Tết cổ truyền
Tết năm 2023 (Nguồn: Internet)
Tham khảo ngay quà tết với giá ưu đãi tại Tiki:
TRÀ VIỆT Hộp Quà Tết Phát Tài Giấy Gân Nổi Mỹ Thuật Cao Cấp

TRÀ VIỆT Hộp Quà Tết Phát Tài Giấy Gân Nổi Mỹ Thuật Cao Cấp

454.000
Giao siêu tốc 2h
Set quà sức khỏe biếu tặng 8/3 20/10 20/11 14/2 ngày lễ tết Siêu thị thiên nhiên, hộp trà gạo lứt, cà gai leo túi lọc

Set quà sức khỏe biếu tặng 8/3 20/10 20/11 14/2 ngày lễ tết Siêu thị thiên nhiên, hộp trà gạo lứt, cà gai leo túi lọc

40.000
70.000 -43%
Giao thứ 3, 30/07
SET QUÀ TẶNG, HỘP QUÀ TẾT, HỘP MỨT TẾT, GIỎ QUÀ TẾT MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024- SET 6 VỊ BÁNH MỨT CAO CẤP THƯỢNG HẠNG MANG Ý NGHĨA GÓI TRỌN TÀI LỘC, THỊNH VƯỢNG - KÈM THIỆP CHÚC MỪNG, TÚI GIẤY

SET QUÀ TẶNG, HỘP QUÀ TẾT, HỘP MỨT TẾT, GIỎ QUÀ TẾT MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024- SET 6 VỊ BÁNH MỨT CAO CẤP THƯỢNG HẠNG MANG Ý NGHĨA GÓI TRỌN TÀI LỘC, THỊNH VƯỢNG - KÈM THIỆP CHÚC MỪNG, TÚI GIẤY

569.000
599.000 -5%
Giao chiều mai
Hộp Quà Tết Biếu Tặng Ý Nghĩa Và Sang Trọng Phù Hợp Cho Cả Nam Và Nữ Mọi Lứa Tuổi

Hộp Quà Tết Biếu Tặng Ý Nghĩa Và Sang Trọng Phù Hợp Cho Cả Nam Và Nữ Mọi Lứa Tuổi

209.300
299.000 -30%
Giao thứ 3, 30/07
Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 05A

Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 05A

705.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Hộp quà tết cao cấp Hải Long 01

Hộp quà tết cao cấp Hải Long 01

549.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Quà Tết 2023 - Hộp quà tặng trà Olong Hương Sen

Quà Tết 2023 - Hộp quà tặng trà Olong Hương Sen

340.000
Giao chiều mai
Hộp Quà Tri Kỷ Trà Việt – Trà Ô Long hương vị nhẹ nhàng, tinh tế – Trà Cổ Thụ vị trà thì rất đượm - Hộp quà tặng cao cấp tặng bạn bè, người thân, tri ân khách hàng trong các dịp Lễ, Tết.

Hộp Quà Tri Kỷ Trà Việt – Trà Ô Long hương vị nhẹ nhàng, tinh tế – Trà Cổ Thụ vị trà thì rất đượm - Hộp quà tặng cao cấp tặng bạn bè, người thân, tri ân khách hàng trong các dịp Lễ, Tết.

616.000
Giao chiều mai
Quà Tết 2023 - Hộp quà tặng trà Olong Kim Tuyên Đông Sơn

Quà Tết 2023 - Hộp quà tặng trà Olong Kim Tuyên Đông Sơn

296.000
Giao chiều mai
Hộp Quà Tết Cao Cấp Hải Long 08A

Hộp Quà Tết Cao Cấp Hải Long 08A

575.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Hộp Quà Tết  Thực Phẩm Hải Long 10A

Hộp Quà Tết Thực Phẩm Hải Long 10A

401.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 09

Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 09

609.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Tân Xuân 1 Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Tân Xuân 1 Thương Hiệu Food City Việt Nam

383.400
Giao chiều mai
QUÀ TẾT 2022 - HỘP QUÀ VIÊN MÃN

QUÀ TẾT 2022 - HỘP QUÀ VIÊN MÃN

790.000
Giao chiều mai
Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 09A

Hộp Quà Tết Thực Phẩm Cao Cấp Hải Long 09A

487.000
Giao chiều thứ 3, 30/07
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phát 1 Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phát 1 Thương Hiệu Food City Việt Nam

685.800
Giao chiều mai
QUÀ TẾT 2022 - HỘP QUÀ AN KHANG

QUÀ TẾT 2022 - HỘP QUÀ AN KHANG

650.000
Giao chiều mai
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại An 2 Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại An 2 Thương Hiệu Food City Việt Nam

685.800
Giao chiều mai
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phát 2 Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phát 2 Thương Hiệu Food City Việt Nam

697.680
Giao chiều mai
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Tết Đoàn Viên Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Tết Đoàn Viên Thương Hiệu Food City Việt Nam

675.000
Giao chiều mai
Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phúc 3 Thương Hiệu Food City Việt Nam

Quà Tặng Cao Cấp Hộp Quà Tết Đại Phúc 3 Thương Hiệu Food City Việt Nam

603.720
Giao chiều mai
SET QUÀ TRÀ OLONG ĐEN BIẾU TẾT 2023 (200GR)

SET QUÀ TRÀ OLONG ĐEN BIẾU TẾT 2023 (200GR)

396.000
Giao chiều mai
QUÀ Tết 2024, Hộp Quà Tết Yến Sào Cao cấp VINUT, quà Tết sức khỏe cho người thân/đối tác

QUÀ Tết 2024, Hộp Quà Tết Yến Sào Cao cấp VINUT, quà Tết sức khỏe cho người thân/đối tác

115.000
Giao thứ 3, 30/07
TRÀ VIỆT Hộp Quà Tết Tâm Phúc Giấy Gân Nổi Mỹ Thuật Cao Cấp

TRÀ VIỆT Hộp Quà Tết Tâm Phúc Giấy Gân Nổi Mỹ Thuật Cao Cấp

315.000
Giao chiều mai

Ý nghĩa của ngày Tết Việt Nam 

Tết là ngày lễ lớn của năm, là thời điểm con cháu sum họp đoàn viên. Tết tạo nên sự gắn kết giữa người với người, tạo ra những giá trị tinh thần và văn hóa tốt đẹp của người Việt. 

Tết đến là nhắc nhớ về những mâm cỗ đầy món ăn ngon được chuẩn bị cẩn thận từ bố và mẹ; là nhớ những khay bánh mứt ngọt ngào để nhâm nhi, trò chuyện, tâm sự cùng với nhau; là giây phút hào hứng được mặc lên mình những bộ quần áo mới và đi chúc Tết họ hàng ông bà. 

Tết đánh dấu sự giao thoa của đất trời, một năm mới với nhiều sự chuyển biến mới, cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa màng bội thu. 

Tết còn là dịp để ta thực hiện những việc ý nghĩa cho cộng đồng, tham gia những chuyến tình nguyện, tận tay trao món quà đến người khó khăn giúp họ đón Tết được đầy đủ hơn. Phải có Tết, ta mới biết trân quý thêm từng khoảnh khắc của cuộc sống, biết yêu thương gia đình và xã hội này hơn. 

>>> Xem thêm: Khô bò cao cấp, đóng gói sang trọng thích hợp làm quà cho ngày Tết

Ý nghĩa của ngày Tết tại Việt Nam
Dù có đi xa đến đâu, Tết vẫn phải về nhà (Nguồn: Internet)

16 phong tục ngày Tết của người dân 3 miền Việt Nam

Dù khác biệt về khoảng cách địa lý nhưng văn hóa phong tục ngày Tết ở 3 miền Việt Nam vẫn không có quá nhiều sự khác biệt.

Phong tục Tết của người Việt rất phong phú
Phong tục Tết của người Việt rất phong phú (Nguồn: Internet)

Đưa ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo là phong tục đã có từ rất lâu đời. Ông Công là thần giữ đất, còn ông Táo sẽ cai quản việc bếp núc trong gia đình. Theo truyền thuyết, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông sẽ cưỡi cá chép về thiên đình báo cáo tình hình của nhân gian cho Ngọc Hoàng. Chính vì thế, cứ vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ (hoặc lớn) để tiễn ông Táo về trời. Ngoài mâm cỗ, có gia đình sẽ chuẩn bị thêm một chú cá chép nữa để phóng sinh, tiễn ông Công, ông Táo đi.

>>> Xem thêm:

Phong tục ngày Tết cúng ông Táo
Mâm cúng đưa ông Táo về trời (Nguồn: Internet)

Tảo mộ tổ tiên 

Tảo mộ hay chạp mã, là hành động dọn dẹp cỏ dại xung quanh các khu mộ, lau chùi quét dọn lại phần mộ của người thân trong những ngày giáp Tết. Sau khi đã dọn dẹp, sửa sang lại, mọi người trong gia đình sẽ tập trung lại để thắp hương, dâng hoa và ngồi xuống để tâm sự cùng nhau ngay tại đó. Tảo mộ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn đến những người đã khuất và hy vọng được sự bảo vệ từ họ trong năm mới. 

Phong tục đi tảo mộ tổ tiên
Đi tảo mộ (Nguồn: Internet)

Dọn dẹp nhà cửa 

“Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Dọn dẹp nhà đón Tết là một việc mà mỗi gia đình cần phải làm trước khi ăn Tết chính thức. Việc tẩy rửa lau chùi những vật dụng lâu ngày bám bụi, vứt bỏ đi những món đồ cũ không còn sử dụng đến sẽ giúp nhà cửa gọn gàng để sẵn sàng đón năm mới thật hào hứng. 

>> Xem thêm:

Dấu hiệu sắp đến Tết là mọi người dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết (Nguồn: Internet)

Phong tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh tét 

Gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết là phong tục xuất hiện từ thời vua Hùng và còn lưu giữ mãi cho đến ngày nay. Những chiếc bánh chưng, bánh tét được gói cẩn thận bằng lá dong (với người Bắc) hoặc lá chuối (theo người miền Nam) chứa đựng biết bao tâm huyết và câu chuyện của người làm bánh. Bánh chưng, bánh tét được dâng lên tổ tiên thể hiện lòng thành kính và biết ơn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông bà đã để lại. 

Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục truyền thống ngày Tết
Gói bánh chưng, bánh tét (Nguồn: Internet)
Bánh chưng xanh vuông vức tượng trưng cho Đất
Bánh chưng xanh vuông vức tượng trưng cho Đất (Nguồn: Internet)

Trưng bày hoa ngày Tết 

Trưng hoa ngày Tết với người Việt không chỉ trang trí cho nhà cửa thêm đẹp và màu sắc mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới vạn sự như ý, thành công, bình an và thịnh vượng. Có nhiều loại hoa khác nhau có thể được dùng để trưng như: hoa mai, đào, vạn thọ (tượng trưng cho tuổi thọ), đồng tiền (tượng trưng cho tài lộc),….

>>> Xem thêm:

Mọi người thường hay mua hoa về trang trí cho ngày Tết
Trưng hoa ngày Tết (Nguồn: Internet)

Dựng cây nêu 

Nêu thực chất là một cây tre dài khoảng 6 mét, được dựng vào khoảng 23 tháng Chạp và hạ vào ngày mùng 7 Tết âm lịch hàng năm. Với người Việt, dựng nêu ngày Tết có ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ dữ, không để quậy phá gia đình trong những ngày đầu năm mới. Dựng nêu ngày Tết còn là thể hiện niềm hy vọng của nhân dân về một năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.  

Một số nơi còn có phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Dựng nêu ngày Tết (Nguồn: Internet)

Cúng Tất niên 

Cúng Tất niên là một trong những nghi lễ quan trọng trước Tết, thường được tổ chức vào ngày Giao thừa hoặc trước đó vài ngày. Cúng Tất niên để đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và sẵn sàng đón thêm mùa xuân mới. Vào ngày này, sau khi gia chủ cúng và đọc văn tế Tất niên, cả gia đình sẽ cùng tụ tập lại với nhau ăn uống, dọn dẹp lại nhà cửa và chờ khoảnh khắc giao thừa đến. 

Cúng tất niên là việc rất quan trọng trong đêm giao thừa
Cúng tất niên (Nguồn: Internet)

>> Tham khảo các sản phẩm ngày Tết khác:

  • Bia Tiger 250 ml Soju, bạc (Crystal), xanh chính hãng, giá tốt
  • Rượu vang, rượu Soju, rượu nhập khẩu chính hãng, giá tốt
  • Bia Sài Gòn xanh, Sài Gòn Larger, chất lượng, giá tốt

Họp chợ Tết

Vào những ngày cận Tết, nhà nhà rủ nhau đi mua sắm Tết khiến các khu chợ trở nên nô nức, tấp nập. Họp chợ Tết là phiên chợ Tết được mở ra từ khoảng 25 – 29 hoặc 30 tháng Chạp. Chợ được mở ra để phục vụ nhu cầu sắm sửa, chuẩn bị cho Tết. Chợ Tết ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt, nhưng đây nhìn chung vẫn là hoạt động thú vị và là truyền thống tốt đẹp cho người dân ở mọi nơi từ đồng bằng cho tới rừng núi. 

Không khí ngày Tết tập nập được thể hiện ở chợ
Chợ Tết (Nguồn: Internet)

Trưng bày mâm ngũ quả 

Mâm ngũ quả được tạo nên từ những loại trái cây quen thuộc đặt trên bàn thờ tổ tiên. 5 loại quả đặt trên mâm mang đủ màu sắc của ngũ hành dù khác nhau ở mỗi vùng miền và tôn giáo nhưng đều mang một ý nghĩa chung là hy vọng mang lại cho gia hộ một năm thuận lợi, đủ đầy, may mắn, phát tài và sung túc. 

>>>Xem thêm: 

Mành tre trúc trang trí cho ngày tết giá tốt

Các mẫu áo tết đẹp cho gia đình


Mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết (Nguồn: Internet)

Làm lễ cúng gia tiên 

Cúng gia tiên là nghi lễ quan trọng không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào trên đất Việt. Những mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ để dâng lên tổ tiên tỏ lòng biết ơn những người đã khuất và các vị thần linh đã luôn âm thầm phù hộ, bảo vệ bình an cho cả gia đình. 

Mâm cơm cúng gia tiên
Mâm cơm cúng gia tiên (Nguồn: Internet)

Thức đón giao thừa 

Cả nhà quây quần bên bếp lửa xua tan đi chút se lạnh của những ngày đầu xuân. Hình ảnh cả gia đình thức canh bánh chưng, chờ giao thừa đến đã làm nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho những nhà thơ hay nhạc sĩ viết nên những lời văn hay hoặc các ca khúc cảm động. 

Cả nhà quây quần cùng nhau đón giao thừa
Thức canh giao thừa (Nguồn: Internet)

Hái lộc đầu năm 

Hái lộc là việc bẻ một cành hoặc lá cây (thường là những loại cây có tuổi đời cao như cây si, cây bàng, cây đa,…) để mang về nhà với hy vọng có một năm mới thuận lợi gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng những cây được “hái lộc” sẽ phát triển tươi tốt hơn trong năm mới. 

>>>Xem thêm: 

Đồ trang trí tết đẹp và đa dạng mẫu mã cho mùa xuân 2024

Quạt trang trí tết màu đỏ cực đẹp

Hái lộc đầu năm
Hái lộc đầu năm (Nguồn: Internet)

Phong tục ngày Tết xông đất 

Người đầu tiên bước vào nhà chúng ta sau khoảnh khắc giao thừa được gọi là người xông đất (hay còn gọi là đạp đất). Nếu là người xông đất có tuổi hợp mệnh với gia chủ thì cả năm gia đình sẽ gặp được may mắn, thuận lợi. Người đến xông đất có thể là người do gia chủ đã có sắp xếp trước đó để đến chúc Tết, tạo vận may, tài lộc cho gia đình. 

Xông đất ngày Tết
Xông đất ngày Tết (Nguồn: Internet)

Tục lễ xuất hành đầu năm 

Theo quan niệm, trước khi xuất hành phải lựa chọn hướng đi và thời gian phù hợp với tuổi để có thể mang lại nhiều may mắn nhất cho năm mới. Những việc chúng ta làm trong ngày đầu năm sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cả năm đó. Vì vậy, xác định hướng xuất hành hợp mệnh, hợp phong thủy sẽ giúp người xuất hành tránh khỏi những điều xui rủi không đáng. 

> Tìm mua Áo dài đẹp du xuân đón tết tại Tiki

Phong tục xuất hành đầu năm
Xuất hành đầu năm (Nguồn: Internet)

Chúc Tết người thân, bạn bè và lì xì 

Ngày Tết là thời gian quây quần bên gia đình, bên mâm cơm để cùng nhau chia sẻ về những câu chuyện vui buồn của năm cũ. Bạn bè, người thân, họ hàng đi xa cả năm thì ngày Tết mới có dịp được đoàn tụ, gặp mặt.

Đây sẽ là lúc bạn cần chuẩn bị lời chúc hoặc đặc biệ hơn là thơ chúc Tết nhau một năm: Phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng; trao nhau những món quà Tết ý nghĩa. Hay mừng tuổi các em nhỏ bằng những phong bao lì xì đỏ thắm chứa đựng tình yêu thương từ người thân trong gia đình. 

Chúc Tết họ hàng
Chúc Tết họ hàng (Nguồn: Internet)

Đi chùa lễ lộc đầu năm 

Những ngày đầu năm, không phải là những quán ăn hay quán nhậu trên đường phố mà chính ở những ngôi chùa/ miếu mới là nơi thu hút đông lượng khách đến nhất. Đi chùa lễ lộc đầu năm đã trở thành một món ăn tinh thần, một nét đẹp văn hóa trong đời sống của rất nhiều người dù ở độ tuổi nào. Mọi người rủ nhau lên chùa để thắp hương, xin xăm, xin quẻ với hy vọng sẽ có một năm mới ấm no, an khang, có nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

>>>Xem thêm: 

Áo dài tôn dáng cực đẹp cho ngày tết

Mèo thần tài dễ thương giá tốt, giao hàng nhanh

Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa (Nguồn: Internet)

Khai bút đầu năm 

Khai bút đầu năm là một truyền thống mang tính giáo dục tốt đẹp mà ông bà ta để lại. Ngày xưa, chỉ có những Nho sĩ, học giả làm điều này; nhưng ngày nay, phong tục ấy đã được sử dụng rộng rãi hơn cho nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên, nhà thơ, nhà báo, dân văn phòng,… Khai bút đầu năm thể hiện mong muốn có một năm học mới đầy thuận lợi, suôn sẻ, điểm số được như ý và những ai hoạt động trong nghề viết cũng sẽ có một năm may mắn và thành công hơn. 

Phong tục khai bút đầu năm ngày Tết
Khai bút đầu năm (Nguồn: Internet)

Đi xin chữ 

Nếu ngày xưa phải mang trầu cau, quà cáp đến nhà ông đồ để xin được chữ thì ngày nay, mọi người đã có thể xin chữ dễ dàng hơn và cũng như có nhiều chữ viết hiện đại để các bạn thoải mái lựa chọn. Vào những ngày Tết, khu phố ông đồ lại tràn ngập sắc đỏ và nhộn nhịp hơn bởi mọi người đến rủ nhau đến đây xin chữ đầu năm mới nhiều hơn. Những nét chữ thư pháp Hán Việt được viết cẩn thận mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn, sung túc, bình an và hạnh phúc trong năm mới. 

Xin chữ đầu năm
Xin chữ đầu năm (Nguồn: Internet)

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán 

Dân gian có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì lẽ đó mà trong những ngày đầu năm mới, người ta sẽ kiêng kỵ làm những điều sau đây để cả năm luôn bình an và thuận lợi. 

Ngày Tết thường phải kiêng kị một số điều để tránh tai họa, xui xẻo
Ngày Tết thường phải kiêng kị một số điều để tránh tai họa, xui xẻo (Nguồn: Internet)

Không nên quét nhà đầu năm 

Quét nhà để xử lý những bụi bẩn và những thứ không sạch sẽ đi. Thế nhưng, theo người Việt, trong ngày Tết quét nhà có nghĩa là “đuổi thần tài đi”, quét đi vận may và tài lộc đầu năm trong nhà ra ngoài.  Sau đêm giao thừa, tất cả gia đình sẽ cất chổi đi vì nếu để mất chổi trong ngày đầu năm cũng là điều không may, gia đình sẽ dễ bị trộm cắp hoặc vơ vét tài sản. 

Kiêng cho lửa, nước đầu năm 

Lửa và nước trong phong thủy biểu trưng cho vận may và tài lộc. Vì thế những ngày đầu năm, người ta kiêng cho lửa và nước vì nghĩ rằng điều đó sẽ làm mất đi may mắn và thịnh vượng. Bạn cũng lưu ý không xin lửa và nước từ người khác để tránh lấy đi may mắn của họ nha. 

Không vay hay trả nợ đầu năm 

Vay hay trả nợ là dấu hiệu của tiền đi ra, đó là một dấu hiệu không tốt. Vay nợ đầu năm sẽ khiến cả năm của bạn rơi vào trạng thái căng thẳng vì nợ nần, thiếu thốn. Còn nếu trả nợ đầu năm, nó giống như việc bạn hiến dâng tài sản của mình cho một người khác vậy. Nếu có khoản nợ nào thì hãy xử lý trước Tết hoặc sau khi hết mùng của Tết nhé!

Kiêng kỵ làm vỡ đồ 

Vỡ đồ thể hiện cho sự đổ vỡ, chia xa và cãi vã. Vì thế, hãy sắp xếp lại những món đồ có chất liệu thủy tinh một cách cẩn thận, đặc biệt là ở xa tầm với của trẻ nhỏ để tránh việc rơi rớt, vỡ nát. 

Kiêng cãi vã, nói tục 

Ngày Tết người ta sẽ kiêng nói lời không hay, nhưng lời nói tục hay cãi vã. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Dù ngày bình thường có không thích nhau, nhưng đến ngày Tết, bạn hãy cố gắng bỏ qua và hòa giải cùng người khác để cùng nhau đón một năm mới êm đềm hơn nha.

Người có tang hạn chế xông đất 

Đầu năm là giây phút mà người người nhà nhà trong trạng thái vui vẻ và hào hứng đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, bạn bè. Vì lẽ đó, những chuyện đau buồn, xui rủi luôn được kiêng kỵ trong những ngày này. Đặc biệt, người nhà có tang sẽ hạn chế đi đến nhà người khác để tránh đem lại điều không may.

Quét nhà được cho là sẽ quét hết vận may ra đường
Quét nhà được cho là sẽ quét hết vận may ra đường (Nguồn: Internet)

Qua bài viết này, Tiki hy vọng rằng bạn đã có thêm những thông tin quý báu về phong tục ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam ta. Bạn thấy bài viết này hay và ý nghĩa, đừng quên chia sẻ và nhấn follow Blog của Tiki để nhận thông báo sớm nhất về các bài viết nhé!

Tết Quý Mão 2023 đang đến rất gần rồi, bạn đã sắm sửa gì cho gia đình mình chưa? Hãy truy cập ngay Tiki.vn để săn vouchers mua sắm các sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi nhất. 

>>>Xem thêm: 

Hoa giả rực rỡ cho ngày tết 2024

Hoa giả trang trí giá tốt, giao hàng nhanh

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
Thảo Vũ
Thảo Vũhttps://tiki.vn/
Viết lách mỗi ngày giúp tôi khám phá những điều thú vị và mới lạ. Từng con chữ, từng nội dung hay và đặc sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của một người. Tôi là Thảo Vũ và tôi là một Content Writer.
RELATED ARTICLES
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam ta, là dịp để mọi người ở phương xa cùng đoàn viên, sum họp sau một năm dài. Việt Nam là một nước đậm đà bản sắc dân tộc, vì thế...Tổng hợp 16 phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam