Thứ Tư, Tháng Mười 30, 2024

Trang chủMẹ & BéThai KỳGợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường, thực...

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường, thực đơn chi tiết

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường nếu được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, thai nhi khỏe mạnh. Đó là lý do bài viết này được Tiki Blog biện soạn với mục đích cung cấp thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị tiểu đường và tình trạng tiểu đường thai kỳ. Cùng đón xem nhé!

Tại sao lại bị tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao trong thời gian mang thai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như sau:

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính đã đến tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lúc này, cơ thể mẹ sản xuất nhiều hormone hơn bình thường và một số hormone có thể cản trở tác dụng của insulin. Trong khi insulin có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao.

Ngoài ra, còn tồn tại một số nguyên nhân khác như di truyền, tiền sử người trong gia đình bị mắc bệnh tiểu đường. Bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước thì nguy cơ bị trong lần mang thai tiếp theo sẽ cao hơn.

Nguyên nhân khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.  Đặc biệt đối với mẹ bầu bị tiểu đường thì chế độ dinh dưỡng càng giữ vai trò quan trọng. Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không quá phức tạp như bạn nghĩ. Chỉ cần nắm vững những thông tin sau:

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng đầu

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng đầu không chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng mà còn phải giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt trong giai đoạn đầu nhạy cảm này. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm bạn cần bổ sung đầy đủ vào khẩu phần ăn:

Tinh bột: Yến mạch giàu chất xơ hòa tan beta-glucan, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ổn định đường huyết và giảm cholesterol. Ăn gạo lứt thay vì các loại gạo bình thường bởi gạo lứt chứa nhiều chất xơ và vitamin nhóm B hơn gạo trắng, giúp no lâu hơn, cung cấp năng lượng bền vững và hỗ trợ tiêu hóa. Thêm khoai lang vào bữa phụ dinh dưỡng, khoa lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu vitamin A, vitamin C và chất xơ, tốt cho mắt, da và hệ miễn dịch.

Chất đạm: Thường xuyên bổ sung cá hồi vào thực đơn, cá hồi giàu axit béo omega-3, rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Bổ sung nguồn protein nạc, ít chất béo như thịt gà, trứng, đậu phụ giúp cung cấp và duy trì tim mạch khỏe mạnh trong thai kỳ.

Chất béo: Các loại quả như bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều), dầu oliu, sẽ cung cấp “chất béo tốt” cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể, từ việc cải thiện mức cholesterol đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Rau củ và trái cây: Bổ sung các loại rau lá xanh đậm như rau binacải xoăn là nguồn cung cấp dồi dào folate, sắt và vitamin K. Cà rốt giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A, giúp cải thiện thị lực và làn da. Các loại quả mọng như dâu tây và việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Táo giàu chất xơ pectin, giúp điều hòa đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.

Tham khảo thực đơn mẫu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường 3 tháng đầu:

Bữa sáng:

  • 1 bát cháo yến mạch hoặc 2 lát bánh mì nguyên cám với trứng luộc.
  • 1 ly sữa không đường hoặc sữa chua không đường.
  • 1 phần trái cây ít ngọt (táo, lê, bưởi).

Bữa trưa:

  • 1 bát cơm gạo lứt.
  • 1 phần thịt nạc hoặc cá hấp/luộc.
  • 1 bát canh rau xanh.
  • 1 phần salad rau trộn dầu oliu.

Bữa tối:

  • 1 bát cơm gạo lứt.
  • 1 phần thịt nạc hoặc cá kho, nướng.
  • 1 bát canh rau xanh.
  • 1 phần rau luộc hoặc xào.
Các loại hoạt cung cấp chất béo có lợi

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, đồng thời vẫn phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tham khảo các nhóm thực phẩm và thực đơn mẫu dưới đây để tạo thực đơn phù hợp bạn nhé!

Tinh bột: Bổ sung hạt diêm mạch vào khẩu phần ăn. Loại hạt này không chứa gluten, giàu protein, chất xơ và các khoáng chất quan trọng như sắt và magie. Đồng thời, có chỉ số đường huyết thấp, giúp ổn định đường huyết và cung cấp năng lượng lâu dài. Các loại thực phẩm tinh bột khác như: mì gạo lứt, bún gạo lứt, khoai lang tím.

Protein: Xen kẽ các thực phẩm sau vào bữa ăn thịt bò, ức gà, tôm, đậu hũ non,…

Chất béo: Bổ sung hạt chia giàu omega-3, chất xơ và chất chống oxy hóa, tốt cho tim mạch và giúp ổn định đường huyết. Dầu hạt cải, với tỷ lệ cân đối giữa omega-3 và omega-6, là lựa chọn tuyệt vời để duy trì sức khỏe tim mạch.

Rau củ và trái cây: Súp lơ xanh, đậu bắp, bí đỏ, dưa chuột, bưởi, … là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại Tiki:
Chế Độ Dinh Dưỡng Cân Bằng Cho Người Việt overlay badge

Chế Độ Dinh Dưỡng Cân Bằng Cho Người Việt

115.000
149.000 -23%
Giao siêu tốc 2h
Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền - Dinh Dưỡng Đẩy Lùi Bệnh Tật overlay badge

Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền - Dinh Dưỡng Đẩy Lùi Bệnh Tật

138.000
178.000 -22%
Giao siêu tốc 2h
Y học dinh dưỡng - Những điều bác sĩ không nói với bạn overlay badge

Y học dinh dưỡng - Những điều bác sĩ không nói với bạn

141.000
189.000 -25%
Giao siêu tốc 2h
Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư overlay badge

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư

66.700
99.000 -33%
Giao siêu tốc 2h
Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường overlay badge

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường

129.200
189.000 -32%
Giao chủ nhật, 03/11
Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện overlay badge

Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện

225.000
300.000 -25%
Giao sáng thứ 6, 01/11
Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện - The China Study ( Tái Bản Lần Thứ 2 ) overlay badge

Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện - The China Study ( Tái Bản Lần Thứ 2 )

225.000
300.000 -25%
Giao sáng thứ 6, 01/11
Combo 2 Cuốn Sách Dinh Dưỡng Hay: Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện (Tái Bản) + Liệu Trình Dinh Dưỡng Tối Ưu - Phương Pháp Đơn Giản Để Giảm Cân Và Chữa Bệnh Theo Chế Độ Dinh Dưỡng Thực Vật Toàn Phần overlay badge

Combo 2 Cuốn Sách Dinh Dưỡng Hay: Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện (Tái Bản) + Liệu Trình Dinh Dưỡng Tối Ưu - Phương Pháp Đơn Giản Để Giảm Cân Và Chữa Bệnh Theo Chế Độ Dinh Dưỡng Thực Vật Toàn Phần

438.000
600.000 -27%
Giao sáng thứ 6, 01/11
Combo Thần Dược Dinh Dưỡng: Ăn Xanh Để Khỏe + Dinh Dưỡng Xanh + Thần Dược Xanh + Sống Lành Để Trẻ (Cẩm Nang Giúp Bạn Luôn Trẻ - Khỏe - Đẹp / Tặng Kèm Bookmark Green Life) overlay badge

Combo Thần Dược Dinh Dưỡng: Ăn Xanh Để Khỏe + Dinh Dưỡng Xanh + Thần Dược Xanh + Sống Lành Để Trẻ (Cẩm Nang Giúp Bạn Luôn Trẻ - Khỏe - Đẹp / Tặng Kèm Bookmark Green Life)

414.400
518.000 -20%
Giao sáng thứ 6, 01/11
Dinh Dưỡng Thai Kỳ (Mẹ Bầu Ăn Gì Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Và Thông Minh overlay badge

Dinh Dưỡng Thai Kỳ (Mẹ Bầu Ăn Gì Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Và Thông Minh

120.500
189.000 -36%
Giao siêu tốc 2h

Tham khảo thực đơn mẫu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường 3 tháng giữa:

Bữa sáng:

  • Bún gạo lứt/phở gà/bánh mì đen với trứng ốp la và rau.
  • 1 ly sữa không đường hoặc sữa chua không đường.
  • 1 phần trái cây ít ngọt (cam, quýt, bưởi).

Bữa trưa:

  • Cơm gạo lứt/cơm gạo lứt ngũ cốc.
  • Thịt bò/heo/gà xào/nướng/luộc.
  • Rau luộc/xào.
  • Canh rau củ/canh chua.

Bữa tối:

  • Cơm gạo lứt/bún gạo lứt.
  • Cá hồi/cá thu sốt cà chua/cá basa kho tộ.
  • Rau luộc/xào.
  • Canh rau củ.
Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài các thực phẩm được giới thiệu phía trên, mẹ nên tập trung bổ sung thêm các dưỡng chất sau:

Tinh bột: Gạo lứt, kiều mạch và khoai mỡ là những nguồn tinh bột tốt cho mẹ bầu nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp ổn định đường huyết và cung cấp năng lượng cho mẹ.

Chất đạm: Nên bổ sung thêm cá trích, thịt ức gà, đậu đen, … nguồn đạm tuyệt vời cho mẹ bầu. Cá trích giàu omega-3, DHA, EPA, vitamin D. Thịt ức gà là nguồn protein nạc, dễ tiêu hóa. Đậu đen giàu protein, chất xơ và sắt, ngăn ngừa thiếu máu và táo bón.

Chất béo: Hạt lanh, quả óc chó và dầu hạt cải là những nguồn chất béo tuyệt vời cho mẹ bầu, giàu chất xơ, omega-3, omega-6, tốt cho não bộ và tim mạch.

Rau củ và hoa quả: Thường xuyên bổ sung rau bina, bông cải xanh, cà chua, dâu tây và cam, các thực phẩm này đều rất giàu chất xơ và oxy hóa, đóng góp vào sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Tham khảo thực đơn mẫu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối:

Bữa sáng:

  • Bún gạo lứt/phở gà/bánh mì đen với trứng luộc và rau xanh.
  • 1 ly sữa không đường hoặc sữa chua không đường.
  • 1 phần trái cây ít ngọt (táo, lê, bưởi).

Bữa trưa:

  • Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt ngũ cốc.
  • Cá hồi, cá thu sốt cà chua/cá basa kho tộ.
  • Rau luộc, xào (rau bina, bông cải xanh, cải bó xôi).
  • Canh rau củ, canh chua.

Bữa tối:

  • Cơm gạo lứt/bún gạo lứt.
  • Thịt bò/heo/gà xào/nướng/luộc (ưu tiên thịt nạc).
  • Rau luộc/xào.
  • Canh rau củ.

Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm NÊN và KHÔNG NÊN ăn khi bị tiểu đường thai kỳ:

NênKhông nên
Thực phẩm giàu chất xơ: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám, các loại rau xanh đậm, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, bí đỏ, các loại đậu, trái cây ít đường.Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ.Chất béo lành mạnh:  Dầu ô liu, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân.Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh, kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, mứt, tinh bột tinh chế như gạo trắng.Đồ ăn nhanh và chế biến sẵn: Hamburger, pizza, gà rán, xúc xích, thịt nguội, mì ăn liền.Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol: Thịt ba chỉ, thịt mỡ, nội tạng (tim, gan, lòng, …)
Bánh mì nguyên cám, thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Cách giảm đường trong thai kỳ an toàn, hiệu quả

  • Hình thành thói quen về ăn uống lành mạnh: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính, 2 bữa phụ, ưu tiên thực phẩm có hàm lượng GI thấp, cung cấp đầy đủ rau xanh, chất xơ, uống đủ nước và hạn chế “nạp” chất béo.
  • Rèn luyện thể dục thể thao, có thể áp dụng yoga bà bầu, đi bộ,…
  • Kiểm tra độ đường huyết trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn. Thường xuyên khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là:

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/L (92 mg/dL).
  • Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: ≤ 10,0 mmol/L (180 mg/dL).
  • Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: ≤ 8,5 mmol/L (153 mg/dL).

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dựa vào các chỉ số sau:

  • Lúc đói: ≥ 5,1 mmol/L (92 mg/dL).
  • Sau 1 giờ: ≥ 10,0 mmol/L (180 mg/dL).
  • Sau 2 giờ: ≥ 8,5 mmol/L (153 mg/dL).

Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường là rất quan trọng và Tiki đã tổng hợp các thông tin về tiểu đường thai kỳ và đề xuất cho bạn thực đơn phù hợp theo từng thời kỳ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc trọn vẹn bài viết và bằng sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể vượt qua tiểu đường thai kỳ một cách an toàn và chào đón đứa con yêu thương khỏe mạnh. Chúc các mẹ có một hành trình mang thai thật ý nghĩa!

Xem thêm:

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Để lại bình luận

Đánh giá hữu ích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Quảng cáo -gia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tikigia dụng đón tết tiki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

- Quảng cáo -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

tiki_mom_club