Hạt ý dĩ là loại hạt tự nhiên, được sử dụng như một loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Không chỉ vậy, ý dĩ còn được biết đến là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Chính vì thế, ý dĩ ngày càng được nhiều người lựa chọn và sử dụng hằng ngày. Thế nhưng, bạn đã biết rõ về ý dĩ cũng như những công dụng của loại hạt này hay chưa? Hãy cùng Tiki Blog khám phá về hạt ý dĩ ngay bây giờ nhé.
>> Xem thêm:
- Sâm tố nữ có tác dụng gì? Bật mí những công dụng đối với sức khỏe
- Hạt óc chó: Giá trị dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
- Dầu oliu là gì? Công dụng, cách sử dụng của dầu oliu cho sức khỏe
Tổng quan về hạt ý dĩ
Ý dĩ là gì?
Trước khi tìm hiểu về những tác dụng của hạt ý dĩ, bạn cần biết ý dĩ là gì. Ý dĩ hay còn được gọi với nhiều tên khác như bo bo, dĩ mễ, cườm thảo, dĩ nhân… Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm có thân cao 1 – 2m, mọc thẳng đứng. Thân cây nhẵn, có vạch dọc trên thân. Cây ý dĩ phân nhánh ở những ngọn có hoa và gốc có nhiều rễ phụ.
Ý dĩ là loài cây nhiệt đới, thích ẩm. Loài cây này mọc hoang hoặc được trồng ở những nơi ẩm mát như bờ suối, bờ ruộng, ven sông. Tại Việt Nam, ý dĩ được trồng ở một số tỉnh như Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên…
Bộ phận sử dụng
Ý dĩ chủ yếu dùng hạt được thu hoạch khi quả chín. Khi quả chín già, ý dĩ được cắt cả cây rồi đập lấy quả. Quả ý dĩ bỏ vỏ, thu lấy nhân trắng rồi phơi hoặc sấy khô.
Rễ ý dĩ cũng có thể sử dụng nhưng rất hiếm. Rễ cây được cắt ngắn, rửa sạch rồi phơi khô và sử dụng.
>> Xem thêm: Trà hoa cúc – Trà thảo mộc với 10+ công dụng giúp cải thiện sức khỏe

Tác dụng của hạt ý dĩ đối với cơ thể
Hạt ý dĩ là thực phẩm quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Đông Á. Không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, ý dĩ còn có rất nhiều tác dụng với cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng mà rất ít ai biết về loài hạt này.
Theo y học cổ đại
Theo y học cổ đại, hạt ý dĩ có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ tỳ phế cho cơ thể. Đây cũng là loại hạt rất lành tính nên có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ.
Với phụ nữ sau sinh, ý dĩ giúp lợi sữa và nâng cao chất lượng sữa. Không chỉ vậy, phụ nữ gặp một số vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, khí hư cũng có thể sử dụng ý dĩ để cải thiện.
Ngoài ra, ý dĩ còn được dùng để chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, sốt cao, viêm khớp, phong thấp kéo dài. Nhiều sách cuốn sách đông y cũ có đề cập đến công dụng giảm cân của ý dĩ. Một vài tài liệu khác cũng cho rằng, ý dĩ còn giúp điều trị bệnh toxoplasma, đây là căn bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, tác dụng của hạt ý dĩ cũng được các chuyên gia tập trung nghiên cứu. Theo kết quả phân tích, ý dĩ có chứa 65% hydratcacbon, 17% protein cùng nhiều axit amin và phần còn lại là chất béo và tinh bột. Rễ cây ý dĩ có chứa 52% tinh bột, 17,6% protein và 7,2% chất béo.
Thành phần dinh dưỡng trên cho thấy ý dĩ rất tốt cho hệ hô hấp, ức chế sự phát triển của các khối u và các tế bào ung thư, cản trở vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. Hạt ý dĩ cũng chứa một lượng lớn chất xơ giúp ổn định hàm lượng chất béo và chỉ số cholesterol trong cơ thể.
>> Xem thêm: Táo tàu là gì? Lợi ích, công dụng và những lưu ý khi ăn mà bạn nên biết

Cách dùng và liều lượng phù hợp
Ý dĩ có thể dùng tươi hoặc dùng sau khi đã sao vàng. Vị thuốc này còn có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc và được dùng riêng hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc. Liều dùng ý dĩ hằng ngày là từ 8 – 30g.
Một số bài thuốc hay từ hạt ý dĩ
Với những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, hạt ý dĩ được sử dụng như một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc dưới đây chỉ để tham khảo, để điều trị bệnh đúng cách, người bệnh cần nhờ bác sĩ tư vấn.
Bài thuốc điều trị ung thư phổi, đại tràng, dạ dày: Sao vàng 100g ý dĩ và sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc giảm đau do phong thấp: Phong thấp thường gây ra những cơn đau vào chiều tối. Để điều trị bệnh, bạn nên áp dụng bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 40g cam thảo, 120g ma hoàng, 30g hạt hạnh nhân.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi sắc thuốc, thêm 4 chén nước. Sắc thuốc đến khi còn khoảng 1,5 chén rồi rót nước để riêng. Sau đó, bạn hãy thêm 3 chén nước nữa vào nồi và tiếp tục sắc đến khi còn 1 chén. Đổ chén thuốc đã gạn riêng trước đó vào nồi, tiếp tục sắc còn 1 chén rồi chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc trị ho, đờm:
- Nguyên liệu: 120g bột ý dĩ, 40g cát cánh, 80g cam thảo.
- Cách thực hiện: Nấu mỗi lần 20g các nguyên liệu trên với một ít gạo nếp để uống sau bữa ăn.
Bài thuốc trị sỏi thận, bệnh phổi nôn ra máu: Dùng 30 – 40g ý dĩ sắc với 500ml, sắc cạn còn khoảng 250ml rồi lấy nước uống trong ngày. Thuốc nên sử dụng 1 tuần liên tục để phát huy hiệu quả.
Bài thuốc chữa tỳ hư, tiêu hóa kém:
- Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 40g bạch biển đậu, 40g hoài sơn, 30g sử quân tử (bỏ vỏ lụa), 30g sơn tra, 30g liên nhục, 200g đương quy, 16g thần khúc, 100g gạo nếp.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem sao vàng rồi tán bột thật mịn. Mỗi lần dùng 12-16g rồi pha với nước ấm để uống, nên uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa đau răng, răng sâu: Nghiến nát ý dĩ và cát cánh, nhét vào chỗ răng bị đau.
Bài thuốc bồi bổ cơ thể:
- Nguyên liệu: 10g ý dĩ, 4g thiên môn, 4g mạch môn, 4g bách bộ, 5g tang bạch bì.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 1 lít nước, sắc cạn còn khoảng 300ml. Chia nước thuốc làm 3 lần để uống sau ngày và uống sau bữa ăn 20 phút.
Bài thuốc chữa tiểu buốt: Sắc 20g ý dĩ với 2 chén nước, sắc đến khi còn khoảng 1 chén. Sau đó, bạn hãy cho thêm 16g cam thảo hoặc 40g nho khô rồi nấu sôi, lọc lấy nước để uống.
Bài thuốc điều trị vàng da: Sắc 40g rễ ý dĩ để uống hằng ngày.
Bài thuốc điều trị phong tê thấp:
- Nguyên liệu: 40g ý dĩ, 20 phổ thục linh.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 800ml nước, sắc cạn còn khoảng 400ml rồi uống nhiều lần trong ngày, nên uống sau khi ăn 15 phút.
Bài thuốc chữa khí hư ra nhiều ở phụ nữ:
- Nguyên liệu: 30g rễ ý dĩ và 12g hồng táo.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước rồi uống 2 – 3 lần/ngày.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không thông (áp dụng cho phụ nữ không mang thai)
Dùng 30g rễ ý dĩ tươi hoặc 12g rễ khô để sắc nước uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 thang.
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tiểu đục ở trẻ em:
- Nguyên liệu: 12 hạt ý dĩ, 10g hoài sơn.
- Cách thực hiện: Sao vàng các nguyên liệu rồi tán bột. Mỗi lần lấy 6 – 7g hòa với nước cơm cho trẻ uống, uống 2 – 3 lần/ngày.
Bài thuốc tăng tiết sữa, tăng chất lượng sữa cho phụ nữ sau sinh:
- Nguyên liệu: 30g hạt ý dĩ, 20g lá sung tật, 1 móng giò lợn, gạo nếp.
- Cách thực hiện: Sao vàng hạt ý dĩ rồi nấu chung các nguyên liệu thành cháo để ăn hằng ngày.
>> Xem thêm: Hạnh nhân có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng và công dụng cho sức khỏe

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng hạt ý dĩ để điều trị bệnh
Mặc dù hạt ý dĩ rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Để phát huy tối đa công dụng của loại hạt này và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý:
- Sử dụng ý dĩ quá liều có thể gây độc cho cơ thể, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Phụ nữ mang thai sử dụng ý dĩ có thể không an toàn bởi loại hạt này có thể gây co thắt tử cung. Nghiên cứu tác động của ý dĩ trên động vật mang thai cho thấy ý dĩ có thể gây độc cho phôi thai.
- Ý dĩ có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có làm cản trở việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, bạn không nên sử dụng ý dĩ trước khi phẫu thuật tối thiểu là 2 tuần.
>> Xem thêm: Đặc điểm, cách sử dụng và công dụng điều trị bệnh của trái nhàu

Câu hỏi thường gặp:
Ý dĩ không nên dùng chung với thuốc chữa tiểu đường bởi sẽ làm giảm lượng đường trong máu quá nhanh, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hạt ý dĩ cũng được sử dụng như một nguyên liệu để làm đẹp. Một số tác dụng của loại hạt này có thể kể đến như: dưỡng ẩm và làm mềm da, loại bỏ tế bào chết, làm trắng da, trị nám và tàn nhang, giúp da đều màu, tăng sức đề kháng cho da,…
Hạt ý dĩ là thảo dược lành tính mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Vì thế, loại hạt này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người. Tuy vậy, ý dĩ không nên sử dụng tùy tiện hoặc quá lạm dụng để tránh những rủi ro không mong muốn. Bạn cùng đừng quên đồng hành cùng Tiki mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe nhé.
Nguồn tham khảo: