Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn là bí quyết cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Từ việc giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ cho đến việc hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho hệ tim mạch, đây chính là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện sức khỏe. Cùng Tiki Blog tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe trong bài viết sau.
>> Xem thêm:
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Công dụng, giá 2023 và cách dùng hiệu quả nhất
- Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe, làm đẹp
Trà hoa cúc có gì khác so với trà bình thường?
Trà hoa cúc không chỉ được ưa chuộng vì hương vị đặc trưng mà nó mang lại, mà còn vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Một số người yêu thích loại trà này vì nó được coi là một loại đồ uống nhẹ nhàng, thư giãn và thích hợp cho các buổi gặp gỡ hoặc thưởng thức riêng tư. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa trà hoa cúc và các loại trà khác:
Loại trà | Mùi hương, hương vị | Công dụng |
Trà hoa cúc | Ngọt nhẹ | Giảm căng thẳng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, thanh nhiệt cơ thể, … |
Trà Rooibos | Vị ngọt sảng khoái | Chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi các tổn thương do gốc tự do. |
Trà bạc hà | Hương vị sảng khóa | Hỗ trợ giảm cân, giúp cơ thể tỉnh táo, giảm đau đầu do căng thẳng, … |
Trà gừng | Vị cay nhẹ | Giúp làm ấm cơ thể, giúp điều trị cảm cúm, nghẹt mũi, chống buồn nôn, … |
Trà Artiso | Vị ngọt tự nhiên | Giúp mát gan, bảo vệ gan khỏi các tổn thương. |
>> Xem thêm: Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe, uống trà khô có tốt không?
Các công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe
Hoa cúc từ trước đến nay được biết đến là một loại thảo mộc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Cùng Tiki Blog tìm hiểu ngay một số công dụng nổi bật của loại trà này!
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trà hoa cúc là một phương pháp tự nhiên dùng để giảm stress, căng thẳng một cách hiệu quả, đồng thời giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương, mang lại cảm giác thư giãn và giảm bớt mệt mỏi. Hơn nữa loại trà này còn có tác dụng hỗ trợ quá trình cân bằng cảm xúc và giúp não bộ tập trung cao độ.
>> Xem thêm: Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể
Việc thường xuyên sử dụng trà hoa cúc với liều lượng phù hợp có thể hỗ trợ thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể. Đối với những người hay gặp phải các vấn đề như nóng trong người, mọc mụn do nhiệt thì việc thêm loại trà này vào chế độ uống hàng ngày là một biện pháp hỗ trợ làm dịu gan và cải thiện các triệu chứng nóng trong người hiệu quả.
>> Xem thêm: Hoa cúc trắng – Bật mí nhiều điểm đặc biệt về loài hoa này
Tốt cho hệ tim mạch
Bên trong hoa cúc có chứa flavones, một loại hợp chất có khả năng chống oxy hóa cao, có khả năng kháng viêm và hỗ trợ làm giảm các cơn đau động mạch vành hoặc đau thắt lồng ngực. Bên cạnh đó, flavones cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp ổn định huyết áp và giảm mức cholesterol, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro của các bệnh về tim mạch.
Hỗ trợ giải cảm
Theo y học cổ truyền phương Đông, trà thảo mộc này thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng phong hàn, hạ sốt, đau đầu và sưng tấy. Trong trường hợp sổ mũi, cơ thể nóng ran, sốt, ho thì việc uống một tách trà hoa cúc nóng có thể giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
>> Xem thêm: Trà giảm cân là gì? Gợi ý 4 sản phẩm trà giảm cân phổ biến nhất hiện nay
Cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ ngủ ngon
Nhờ vào đặc tính có thể làm dịu hệ thần kinh trung ương mà hoa cúc giúp giảm bớt các triệu chứng như căng thẳng và lo âu, đây là hai nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Việc sử dụng loại trà này trước khi đi ngủ có thể giúp giấc ngủ sâu hơn, ngủ ít bị trằn trọc và giảm bớt các triệu chứng như khó vào giấc, hay tỉnh giữa đêm, rối loạn giấc ngủ, …
>> Xem thêm: Tác dụng của hoa thiên lý và những điều cần kiêng kỵ

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Bên trong hoa cúc có chứa các chất chống oxy hóa như flavones, apigenin:
- Chất chống oxy hóa như flavones có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra – một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư.
- Một số nghiên cứu trên tế bào và động vật đã chỉ ra rằng apigenin có thể ức chế sự tăng trưởng của một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư cổ tử cung.
Giảm mẩn ngứa hiệu quả
Những vết phát ban, mẩn ngứa do nóng trong người gây ra cảm giác khó chịu, nếu gãi liên tục thì khiến cho vùng da phát ban càng bị ngứa và rát hơn. Trong trường hợp này thì trà hoa cúc là một lựa chọn tốt vì tính chất thanh nhiệt và kháng khuẩn của nó. Uống loại thảo mộc này thay cho nước lọc hàng ngày có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, bên cạnh đó nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng và dầu mỡ để cải thiện tình trạng nóng trong người.
>> Xem thêm: Hoa dừa cạn và những lợi ích cho sức khỏe mà ít ai ngờ tới
Phòng ngừa hen suyễn
Hoa cúc được biết đến với công dụng làm giảm bớt các triệu chứng như khó thở, ho và làm giảm các phản ứng dị ứng. Vì vậy việc thường xuyên uống trà hoa cúc rất có ích cho những người mắc bệnh hen suyễn hoặc những người dễ bị dị ứng.
Tốt cho tiêu hóa
Bên trong hoa cúc có chứa thành phần là Chamomile – một chất có khả năng làm giảm co thắt dạ dày và giải phóng khí độc. Khi uống trà có thể cải thiện các tình trạng như đầy hơi, ợ chua và khó tiêu. Uống loại trà này đều đặn với liều lượng phù hợp có thể giúp phòng ngừa và giảm bớt các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
>> Xem thêm: Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Lợi ích bất ngờ từ thảo dược này

Giảm đau bụng kinh, điều hòa sức khỏe chị em
Trong hoa cúc chứa các hoạt chất có khả năng tăng cường glycine trong cơ thể, giúp làm giảm co thắt cơ tử cung. Uống một tách trà trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm ấm bụng và giúp giảm bớt các cơn đau bụng do hành kinh. Ngoài ra, việc sử dụng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc bôi lên vùng bụng dưới cũng là một phương pháp hữu ích để làm dịu cơn đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Hướng dẫn sử dụng trà hoa cúc đúng cách
Để có thể sử dụng trà hoa cúc một cách an toàn và phát huy tối đa công dụng, dưới đây là 4 cách pha trà với các nguyên liệu khác hỗ trợ cho sức khỏe bạn có thể tham khảo:
Pha trà hoa cúc với kỷ tử
Cách pha trà hoa cúc kỷ tử như sau:
- Đầu tiên cho 30g hoa cúc khô và 20g kỷ tử vào bình.
- Sau đó thêm 200ml nước sôi, đậy nắp và ủ trà trong khoảng 30 phút là có thể thưởng thức.
Loại trà này có công dụng như điều hoà hormone và giảm căng thẳng, hỗ trợ làm đẹp da, hỗ trợ quá trình giảm cân và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
>> Xem thêm: Kỷ tử là gì? Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và sắc đẹp

Pha trà hoa cúc với đường phèn
Các bước pha trà hoa cúc với đường phèn:
- Đặt hoa cúc vào bình và đổ nước sôi vào, ủ trong 5 phút.
- Đổ bỏ nước đầu tiên, sau đó tiếp tục thêm khoảng 300ml nước sôi vào bình.
- Thêm đường phèn hoặc mật ong sau đó khuấy đều và thưởng thức.
Trà hoa cúc pha cùng đường phèn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm cảm lạnh, hạ sốt, trị phong hàn, thanh nhiệt, giải độc, làm giảm nổi mẩn đỏ trên da, giảm tình trạng khô và mỏi mắt, phòng ngừa ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ và giảm đau bụng kinh.
>> Xem thêm:
- Cây bạch quả là gì? Bạch quả có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Máy nước uống nóng lạnh giá tốt, chức năng Eco, tiết kiệm điện
Pha trà hoa cúc với táo đỏ
Để pha trà táo đỏ hoa cúc hãy thực hiện các bước sau:
- Cho hoa cúc và táo đỏ vào bình, thêm vào 400ml nước sôi. Đậy nắp kín và ủ trà trong 15 phút.
- Thêm đường phèn hoặc mật ong vào bình để tăng hương vị.
- Đổ ra ly và thưởng thức.
Trà hoa cúc táo đỏ có thể điều trị cảm lạnh, đau đầu, hỗ trợ cải thiện mất ngủ và căng thẳng thần kinh, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, giảm hôi miệng, chữa trị dị ứng, phát ban đỏ.
>> Xem thêm: La hán quả – Vị thuốc quý cho sức khỏe mà bạn nên biết

Pha trà hoa cúc với mật ong
Pha trà hoa cúc mật ong rất đơn giản:
- Cho 50g hoa cúc khô vào bình, thêm 200ml nước sôi, ủ 20 phút, sau đó lọc bỏ xác trà.
- Thêm 20ml mật ong vào nước trà, khuấy đều và thưởng thức.
Uống trà hoa cúc mật ong thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, giúp làm đẹp da, giảm tình trạng mụn và dị ứng, phát ban đỏ trên da.
Hướng dẫn bảo quản trà hoa cúc
Hướng dẫn cách bảo quản trà hoa cúc để trà vẫn giữ được hương vị và những công dụng.
- Bảo quản trà trong lọ kín và không để không khí lọt vào bên trong lọ.
- Để trà ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm mốc.
- Có thể bảo quản trà ở trong các túi nilon hoặc túi zipper để tiết kiệm chi phí.
- Không nên bảo quản trà trong ngăn mát tủ lạnh vì hiện tượng ngưng tụ nước trong lọ/túi trà sẽ xảy ra, khiến cho trà dễ bị ẩm ướt và hư hỏng hơn.
Nên uống trà hoa cúc lúc nào?
Có thể thưởng thức trà bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên ở một số thời điểm thì trà hoa cúc sẽ phát huy công dụng cao hơn như:
- Sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và đạm động vật: Uống trà sau khi ăn những món ăn này sẽ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng ợ hơi và cảm giác đầy bụng vì hệ tiêu hóa của con người cần đến 4 tiếng để có thể tiêu hóa những loại thức ăn trên.
- Sau khi ăn thức ăn mặn: Nếu tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng lượng muối trong cơ thể. Việc uống trà hoa cúc sẽ giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa vì có tính chất làm dịu.
- Sau khi vận động, tập thể dục cường độ cao: Hoạt động với cường độ mạnh có thể làm mất nước và chất khoáng từ cơ thể, khiến cho người tập thể dục cảm thấy mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng choáng váng. Uống trà hoa cúc là một cách hiệu quả để bù nước, giảm đau nhức cơ và làm dịu cảm giác mệt mỏi sau khi vận động.

Đối tượng nào không nên uống trà hoa cúc
Tuy trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng có một số trường hợp không nên uống vì một số tương tác có hại cho sức khỏe. Những nhóm người sau đây được khuyến cáo không nên sử dụng trà hoa cúc:
- Người có tiền sử dị ứng: Loại trà này có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng.
- Tương tác với thuốc: Sử dụng trà hoa cúc cùng lúc với một số loại thuốc làm loãng máu có thể gây tương tác thuốc. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ thành phần của thuốc trước khi sử dụng loại trà này.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Giống như mật ong và một số sản phẩm tự nhiên khác, trà hoa cúc có khả năng gây ngộ độc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Người trưởng thành có sức khỏe tốt có thể chống lại tình trạng này nhưng trẻ em thì không.
- Một số trường hợp khác như người bị tiêu chảy, đau đầu, ớn lạnh, chân tay lạnh, …
Câu hỏi thường gặp:
Việc sử dụng trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày hầu như sẽ không có tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên thay thế loại trà này hoàn toàn bằng nước lọc và chỉ nên uống tối đa là 3 tách mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả và tránh phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Vì trà hoa cúc có khả năng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nên việc đào thải các chất độc, chất béo, chất cặn ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, từ đó sẽ có lợi cho việc giảm cân. Ngoài ra, thành phần apigenin và bisabolol có trong hoa cúc còn có khả năng điều trị chứng mất ngủ và hỗ trợ giảm cân.
Trên đây là những thông tin liên quan đến trà hoa cúc và một số hướng dẫn cách sử dụng loại trà này để phát huy tối đa công dụng mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể chia sẻ bài viết này của Tiki đến gia đình, bạn bè và người thân để mọi người có thể biết và sử dụng trà hoa cúc một cách hiệu quả.