Trung thu là một trong những ngày Lễ truyền thống tại Việt Nam và được các em thiếu nhi mong chờ. Trong đó, không khí của dịp Tết trung thu sẽ rất tẻ nhạt nếu thiếu bánh trung thu, kẹo, trà, lồng đèn và không thể thiếu chính là mâm cỗ. Vậy mâm cỗ trung thu được bày biện và trang trí gồm những gì? Hãy cùng Tiki Blog lưu lại những mẫu mâm cỗ được bày trí đơn giản, đẹp mắt dưới đây.
>> Xem thêm:
- TOP 15+ quà tặng Trung thu đầy ý nghĩa dành riêng cho người thân yêu
- Lễ Vu Lan báo hiếu ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa Lễ Vu Lan
- Trung thu ngày mấy? Tết Trung thu 2024 vào ngày bao nhiêu dương lịch, âm lịch?
- Kem chống nắng – Bảo vệ tốt da khỏi tia UV, ngăn lão hóa
Ý nghĩa mâm cỗ trung thu
Tết trung thu là một trong những dịp Tết thiếu nhi tràn đầy niềm vui và hân hoan khi các em được rước đèn, phá cỗ. Bên cạnh đó, Tết trung thu còn được biết đến với tên gọi rất thân quen, đó là Tết đoàn viên, ngày mà các thành viên quây quần bên nhau trong bầu không khí ấm áp, cùng thưởng thức trà, bánh và trò chuyện.
Từ xa xưa cho đến hiện tại, Tết trung thu sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng tám mỗi năm. Khi dịp lễ này đến, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ trung thu để cúng ông bà tổ tiên và sum vầy với nhau. Không những vậy, người Việt còn quan niệm rằng việc chuẩn bị mâm cỗ trung thu tốt, chỉn chu để cầu cho mùa vụ tốt tươi, công việc suôn sẻ và thời tiết thuận lợi.
>> Mua ngay bánh trung thu Kinh Đô, Như Lan, Phúc Long
>> Xem thêm:
- 10+ địa điểm vui chơi Trung Thu ở Sài Gòn “hot” nhất, không nên bỏ lỡ
- Cách làm bánh Trung thu dẻo dễ làm mang đậm hương vị Việt

Mâm cỗ trung thu gồm những gì?
Một mâm cỗ trung thu đầy đủ và bắt mắt sẽ không thể thiếu mâm ngũ quả, bánh trung thu, bánh kẹo và lồng đèn. Chính những yếu tố này không chỉ góp phần hoàn thiện mâm cúng trăng rằm mà còn mang lại không gian chỉnh chu, ấm cúng cho gia chủ.
Mâm ngũ quả
Thông thường, những người nông dân sẽ thu hoạch hoa quả và gặt lúa vào mùa thu, do đó mâm cỗ trung thu không thể thiếu trái cây. Vì mâm ngũ quả trung thu còn là biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó còn tượng trưng cho thành quả lao động chăm chỉ của người làm nông.
Ngoài ra, mâm ngũ quả được trang trí và bày biện tùy theo truyền thống của từng vùng miền. Nhưng, điểm chung về ngũ quả hiện diện trong mâm cúng đều có hình dáng tròn trĩnh, đại diện cho sự toàn vẹn.
>> Xem thêm: 4 Cách làm bánh Trung thu không cần lò nướng dễ làm ngay tại nhà

>> Xem thêm:
- Nồi chiên không dầu giúp nấu ăn dễ dàng, an toàn và tốt cho sức khỏe
- Chiếu điều hòa tự cân bằng nhiệt độ, mang lại cảm giác thoải mái cho người nằm
- Kẹo Play More – Vị dâu hấu, xí muội, táo, chanh muối, nho
Bánh trung thu
Bánh trung thu với hình tròn đặc trưng, biểu thị cho sự nguyên vẹn, tròn trịa, thuận lợi và viên mãn. Có thể nói, bánh trung thu là vật phẩm đặc biệt và không thể thiếu trên mâm cỗ trung thu cũng như trong bữa tối đoàn viên của các gia đình. Hiện bánh trung thu có đa dạng các thể loại và nhân vị, tuy nhiên chúng vẫn nổi bật với 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo, bên cạnh đó không thể thiếu bánh flan trung thu là “món ruột” của một số gia đình trong thời điểm hiện tại.
>> Xem thêm các sản phẩm đồ cúng:
- Bàn thờ gỗ đẹp, hiện đại, đơn giản, giá tốt
- Tượng, bài vị Thần Tài thổ địa, đẹp, hiện đại, giá tốt

Bánh kẹo
Bên cạnh mâm ngũ quả và bánh trung thu, các loại bánh kẹo khác như: kẹo đậu phộng, kẹo vừng, bánh men trắng, bánh gạo…cũng là những món quen thuộc xuất hiện trên mâm cúng trăng rằm.
>> Xem thêm: 11 Cách làm đèn Trung thu đơn giản, cực xinh cho bé

>> Xem thêm:
- Bánh đậu xanh, bánh crepe sầu riêng, bánh Danisa làm quà cho bé dịp Trung thu
- Bánh Cosy vị socola, vị quế thơm ngon
Lồng đèn trung thu
Một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu chính là lồng đèn, cụ thể hơn là lồng đèn ông sao. Đây cũng là kiểu lồng đèn truyền thống đã có từ lâu đời, được làm thủ công từ những thanh tre dẹp và giấy bóng màu đỏ cùng với các chi tiết trang trí khác, đèn lồng ông sao với năm cánh đều nhau là biểu tượng cho ngũ hành âm dương, “đại diện” cho sự hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống.
>> Xem thêm: Bật mí cách làm bánh trung thu đơn giản tại nhà

Cách bày trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, độc đáo
Trang trí mâm cỗ Trung thu truyền thống
Tùy theo từng vùng miền mà cách bài trí mâm ngũ quả trung thu có phần khác nhau, trong đó:
- Mâm quả miền Bắc: Trước hết, bạn cần chuẩn bị một dĩa sạch loại lớn và đặt nải chuối là vật phẩm đầu tiên trên dĩa với ý nghĩa bảo vệ trời đất. Tiếp đến, trên nải chuối một quả bưởi (nên chọn bưởi da xanh hoặc những trái có hình dáng tròn trịa, đẹp mắt). Sau đó, bạn bày trí những loại trái cây có gam màu chín đó, bắt mắt như: quýt, hồng, đào…xung quanh. Ngoài ra, tùy theo sở thích của gia chủ mà có thể trang trí thêm bằng thanh long (đã được tạo hình), lê, cam…để mâm ngũ quả thêm đặc sắc.

- Mâm quả miền Trung: có phần đơn giản hơn. Người miền Trung không quá quan trọng về 5 loại trái cây đặc trưng, họ đa phần sử dụng những loại trái quen thuộc ở vùng đất này như: dừa, chuối, đu đủ, mãng cầu, xoài…
>> Xem thêm: 15+ Quà tặng Trung thu cho người yêu, người thân, ý nghĩa nhất

- Mâm quả miền Nam: Khác biệt so với người Bắc, trong Nam họ không chọn chuối làm vật phẩm chính mà thay vào đó bưởi da xanh và dưa hấu là hai loại trái cây “chủ chốt” trong mâm cỗ trung thu và được đặt ở giữa đĩa. Sau đó, các loại trái cây như: xoài, đu đủ, mãng cầu… sẽ được bày biện xung quanh sao cho bắt mắt nhất.

>> Tham khảo một số loại bánh trung thu được yêu thích hiện nay: bánh trung thu Như Lan, bánh trung thu thập cẩm, bánh trung thu con heo, bánh trung thu Givral.
Trang trí mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo
Khi trang trí mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo thì không thể thiếu bánh Trung thu với đa dạng hương vị và hình dáng đáp ứng mọi sở thích. Có nhiều cách để trang trí mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo và để làm cho mâm cỗ thêm phần độc đáo thì bạn cũng có thể chọn bánh Trung thu rau câu.
Ngoài bánh Trung thu, một tách trà nóng cũng là một phần không thể thiếu. Có nhiều loại trà phổ biến được thích hợp để kết hợp với mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo như trà hoa cúc, trà sen, trà hoa lài,…
>> Xem thêm: Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh tại nhà đơn giản, thơm ngon

Mâm cỗ trung thu cho học sinh
Mâm cỗ Trung thu cho học sinh thường được chuẩn bị cho học sinh mầm non và học sinh tiểu học. Nguyên liệu để chuẩn bị mâm cỗ là các loại hoa quả mùa thu, bánh trung thu và được trang trí bằng những đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân và tiến sĩ giấy. Dưới đây là một số gợi ý về cách bày trí mâm cỗ Trung thu cho học sinh mầm non và tiểu học mà phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo:
- Đầu tiên trên mâm cỗ Trung thu bạn có thể bày trí các loại hoa quả mùa thu như hồng, na, lựu, bưởi, chuối chín, táo, lê, nho, ổi, dưa hấu, cam quýt… ở giữa mâm.
- Tiếp theo đặt bánh trung thu phía trước hoa quả và xung quanh mâm cỗ có thể bày trí thêm các loại bánh ngọt, kẹo, thạch, …
- Đối với mâm cỗ Trung thu cho học sinh tiểu học, bạn cũng có thể thêm các đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đầu lân hoặc đèn lồng bên cạnh để tạo thêm sự thú vị và hấp dẫn cho mâm cỗ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu tuyết thơm ngon, bắt mắt

Một số mẫu mâm cỗ Trung thu đẹp
Những mâm cỗ trung thu đẹp cần đảm bảo đầy đủ về mặt lựa chọn trái cây cho mâm quả, các vật phẩm như bánh trung thu, lồng đèn, bánh kẹo, hoa trang trí và những món đồ trang trí khác. Nếu bạn chưa biết cách bày trí mâm cỗ trăng rằm sao cho hợp lý, hãy nhanh tay lưu lại một số mẫu đơn giản, ấn tượng và không kém phần đẹp mắt sau đây:




Nhìn chung, mâm cỗ trung thu là thứ rất quan trọng trong dịp Tết trung thu hằng năm. Chúng không chỉ góp phần tạo nét đẹp cho không gian của ngôi nhà mà còn làm điểm nhấn cho lớp học của các em thiếu nhi. Bên cạnh đó, mâm cỗ cần có sự chỉnh chu, tinh tế vì chúng còn mang ý nghĩa cầu thuận lợi, bình an. Để tìm hiểu thêm về phong cách trang trí, lời chúc hoặc các mẫu lồng đèn trung thu, bạn đừng quên truy cập trang Tiki nhé!
>> Xem thêm:
- Bánh – Bánh trung thu, bánh bông lan ngon mê ly
- Máy Massage cổ, vai, gáy, toàn thân hiệu quả
- Dầu gội Nguyên Xuân phù hợp với tóc khô xơ, hư tổn