Cơm rượu là một món ăn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam và đặc biệt thường được dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Đây không chỉ là món ăn ngon về vị mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết từ lớp cám của vỏ gạo nếp. Hãy cùng Tiki tìm hiểu cách làm cơm rượu thông qua bài biết dưới đây để vào bếp và trổ tài thực hiện cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
Cơm rượu là gì?
Cơm rượu còn có tên gọi khác là rượu nếp cái, được làm từ gạo nếp theo hình thức lên men. Gạo nếp được nấu chín thành xôi, sau đó để nguội và trộn với men rượu, rồi ủ men trong khoảng 3 – 4 ngày. Cơm rượu thành phẩm sẽ có vị cay, nóng, ngọt, chua và đắng. Vì vậy trong dân gian, người ta thường sử dụng cơm rượu trong ngày Tết diệt sâu bọ (Tết Đoan Ngọ).
Tùy từng loại gạo nếp sử dụng để nấu cơm rượu mà sẽ có những loại cơm rượu khác nhau. Một số loại thường dùng như gạo nếp trắng, nếp lứt, nếp cái hoa vàng, nếp than,…
Hiện nay, việc sử dụng cơm rượu không những mang ý nghĩa văn hóa mà còn được người dân sử dụng rộng rãi và dần hình thành thói quen ăn cơm rượu bởi những lợi ích sức khỏe mà cơm rượu mang lại vô cùng bổ ích.

>> Xem thêm các loại bia, rượu, đồ uống có cồn có tại Tiki:
- Rượu vang – rượu vang cao cấp, chính hãng và giá tốt
- Bia Sài Gòn xanh, Sài Gòn Larger, chất lượng, giá tốt
- Bia Corona Extra chai 210ml, 330ml, 355ml chính hãng, giá tốt
Tác dụng của cơm rượu
Cơm rượu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên bạn cần phải phải đảm bảo ăn đúng cách và đủ lượng. Dưới đây là một số tác dụng của cơm rượu:
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Gạo lứt và nếp cẩm vẫn còn giữ được lớp vỏ cám bên ngoài. Vì vậy cơm rượu được làm từ hai loại này sẽ chứa nhiều chất xơ, glucid, các vitamin nhóm B, protit, lipid,… Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp giảm lượng đường trong máu và phòng ngừa được bệnh tiểu đường.
- Giảm cholesterol có hại trong máu: Các bệnh nhân huyết áp cao có thể sử dụng cơm rượu thường xuyên để giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, cơm rượu còn cung cấp hoạt chất lovastatin và ergosterol, giúp cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Cơm rượu bổ sung chất xơ và các axit giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, đầy bụng.
- Cung cấp sắt, ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt trong cơm rượu vô cùng phong phú, đặc biệt là trong cơm rượu nếp cẩm. Sắt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Làm đẹp cho da: Vitamin B, vitamin E và một số dưỡng chất cần thiết cho da có trong cơm rượu giúp da chống lại quá trình oxy hóa và dưỡng ẩm da từ bên trong. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cơm rượu để làm mặt nạ dưỡng da.
- Giúp giảm cân hiệu quả: Cơm rượu giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đạm, béo và tăng cường các quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Ngăn ngừa các bệnh lý về xương: Các loại gạo để làm cơm rượu chứa nhiều canxi và chúng không bị biến đổi trong quá trình lên men. Vì vậy, khi dùng cơm rượu đúng và đủ sẽ giúp hệ xương khớp được củng cố, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp,…

Cách làm cơm rượu miền Nam truyền thống
Nguyên liệu
Để làm cơm rượu miền Nam truyền thống bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 500g gạo nếp
- 5g men ngọt
- 1 muỗng cà phê muối hột
- Hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa để đựng
- Lá chuối (có thể không có cũng được)

Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm gạo nếp
- Gạo nếp khi mua về đem đi vo sạch, rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 – 3 tiếng. Sử dụng nước muối loãng để ngâm nếp sẽ giúp cơm rượu đậm đà hơn.
- Lưu ý, không nên ngâm quá lâu, khi đó nếp sẽ bị mềm quá, cơm rượu sẽ bị nhão, không ngon.
Bước 2: Nấu chín gạo nếp
- Vớt nếp đã ngâm cho vào nồi cơm điện để nấu. Với 400g gạo nếp, bạn hãy nấu với khoảng 200ml nước lọc hoặc canh lượng nước xâm xấp vừa mặt nếp là được. Nếu cho nhiều nước, thì cơm rượu thành phẩm sẽ bị chua, còn nếu ít nước thì sẽ bị khô và cứng.
- Sau khoảng 20 phút thì nếp sẽ chín, mềm, dẻo. Khi nấu bằng nồi cơm điện, nếp sẽ không bị khô và mất nước nhiều. Bạn cũng có thể nấu nếp bằng cách đun trên bếp gas nhưng sẽ khó canh hơn.
Bước 3: Cán nhuyễn men và rắc lên xôi nếp
- Cho men vào túi zip hoặc túi nilon rồi cán nhuyễn mịn.
- Lau sạch lá chuối rồi để vào một cái khay hoặc mâm, sau đó đãi một lớp xôi mỏng lên lá chuối và để vài phút cho xôi nguội.
- Rải đều men lên một mặt của xôi, sau đó lật mặt dưới của xôi qua một lá chuối khác rồi rắc thêm một lớp men lên mặt dưới.
- Để xôi lên men nhanh, bạn nên cho men vào xôi lúc xôi còn ấm, khoảng 30 – 35 độ C. Nếu bạn không xác định được nhiệt độ, thì sau khi nấu bạn để xôi nguội tự nhiên và còn ấm thì bắt đầu rắc men.
Xem thêm: Túi Zipper Đựng Thực Phẩm, Quần Áo Chất Lượng, Giá Tốt
Bước 4: Vo viên cơm rượu
- Chuẩn bị một chén nước muối loãng để bắt đầu vo viên cơm rượu.
- Rửa tay thật sạch sau đó nhúng tay vào chén nước muối loãng rồi vo xôi thành từng viên. Bạn có thể dùng lá chuối quấn quanh từng viên cơm rượu để cơm rượu dậy mùi thơm từ lá chuối sau khi lên men.
- Sau đó, cho viên cơm rượu vào hũ, đậy kín nắp và ủ trong vòng 3 ngày.
- Khi ủ, bạn nên đặt hũ cơm rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để cơm rượu lên men nhanh hơn.
Bước 3: Hoàn thành cơm rượu truyền thống
Sau 3 ngày ủ, bạn đã hoàn thành món cơm rượu thơm ngon. Hãy thưởng thức ngay thôi.
Xem thêm: Nấu rượu nếp miền Nam bằng Nồi Cơm Điện Lock&Lock EJR716IVY 0.8L

Hướng dẫn làm cơm rượu miền Bắc
Nguyên liệu
- 500g gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm
- 6g men rượu thuốc bắc
- Lá sen (hoặc lá dong)

Cách bước thực hiện
Bước 1: Ngâm nếp
Gạo nếp khi mua về đãi và vo sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 4 – 6 tiếng để nếp nở đều, nấu sẽ nhanh chín hơn.
Bước 2: Nấu cơm nếp
Sau khi ngâm xong, vo sạch lại với nước một lần nữa rồi cho vào nồi để nấu. Bạn nên dùng nồi cơm điện để nấu với lượng nước xâm xấp mặt nếp, để cơm nếp chín, mềm, dẻo.
Bước 3: Cán men và trộn men với cơm nếp
- Men cán mịn hoặc có thể dùng máy xay để xay nhuyễn.
- Đãi đều cơm nếp ra một khay lớn một lớp mỏng. Sau đó, để cơm nếp nguội lại một chút rồi rắc đều men lên.
- Trộn đều và nhẹ nhàng để cơm nếp và men với nhau.
Bước 4: Ủ cơm rượu
Dùng lá sen hoặc lá dong gói phần cơm nếp đã trộn với men lại rồi cho vào một cái bát và đặt trong nồi. Đậy kín nắp và ủ ở một nơi thoáng mát khoảng 3 – 4 ngày.
Bước 5: Hoàn thành món cơm rượu chuẩn vị miền Bắc
Cơm rượu nếp sẽ có mùi vị đặc trưng của rượu kết hợp với vị ngọt của nếp, mặt cơm bóng ướt hấp dẫn. Hãy thưởng thức ngay để cảm nhận được vị ngon này nhé!
Xem thêm: Nấu rượu nếp miền Bắc bằng Nồi cơm cao tần Toshiba 1 lít RC-10IX1PV

Cách làm cơm rượu miền Trung
Bên cạnh cơm rượu đặc trưng của miền Bắc và miền Nam, thì cơm rượu miền Trung cũng có hương vị riêng không kém phần hấp dẫn. Hãy cùng Tiki khám phá cách làm cơm rượu miền Trung này nhé!
Nguyên liệu
Những nguyên liệu để làm cơm rượu miền Trung:
- 500g gạo nếp
- 6g men rượu hoặc 3 viên
- Muối

Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Gạo nếp đãi sạch với nước và ngâm khoảng 4 – 6 tiếng rồi vớt ra và để ráo.
- Men rượu cán nhuyễn, có thể giã bằng cối hoặc sử dụng máy xay sẽ tiện lợi hơn.
- Pha một tô nước muối loãng.
Bước 2: Nấu xôi nếp để làm cơm rượu
- Trộn khoảng ½ muỗng cà phê vào nếp rồi xóc lên cho đều. Sau đó, bạn cho nếp vào nồi cơm điện để nấu với lượng nước xâm xấp mặt.
- Khi nếp chín, bạn dùng đũa xới đều lên để các hạt nếp tơi ra và chín đều hơn.
Bước 3: Vo viên và ủ cơm rượu
- Bạn cho xôi nếp ra một cái nia rồi để nguội một chút. Khi xôi còn ấm, bạn rải đều men rượu lên lớp xôi đó, và làm tương tự với mặt còn lại.
- Nhúng tay vào tô nước muối loãng đã pha trước đó để khi vo viên, nếp sẽ không bị dính vào tay. Xôi nếp vo thành từng viên cho vừa ăn rồi tiến hành ủ.
- Cho tất cả các viên cơm rượu vào bát hoặc hũ, đậy nắp thật kỹ rồi ủ trong vòng 3 – 4 ngày.
Bước 4: Thưởng thức
Cơm rượu miền Trung sau khi hoàn thành sẽ có độ ngọt vừa vặn, nước cơm rượu có màu vàng sánh và viên cơm dẻo.
Xem thêm: Nấu rượu nếp miền Trung bằng Nồi cơm điện mini Tefal 1L.

Cách làm cơm rượu nếp than
Cơm rượu nếp than (nếp cẩm) là loại cơm rượu đặc trưng của miền Bắc. Với sự kết hợp của men rượu hòa quyện với mùi thơm của nếp than sẽ cho ra món cơm rượu nếp than vô cùng hấp dẫn. Cách làm cơm rượu nếp than lại vô cùng đơn giản, hãy cùng Tiki chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện nhé!
Nguyên liệu
Các nguyên liệu để làm cơm rượu nếp than gồm:
- 500g nếp than (nếp cẩm)
- 6g men rượu thuốc Bắc
- Muối
Khi mua nếp than bạn cần chọn loại nếp có các hạt căng, mẩy, đảm bảo đúng màu tím tự nhiên của nếp. Gạo nếp cẩm phải có mùi thơm nhẹ, không bị mốc hay có mùi lạ. Với loại men rượu thuốc Bắc sẽ có kích thước to bằng miệng cốc, hơi phồng nhẹ và có mùi thơm đặc trưng.

Các bước thực hiện
Bước 1: Ngâm và nấu xôi nếp than
- Nếp than khi mua về, bạn đem vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 6 tiếng cùng với một muỗng cà phê muối. Sau đó, bạn vớt gạo nếp than ra và để cho ráo nước.
- Cho nếp vào nồi cơm điện để nấu với lượng nước xâm xấp mặt nếp là được rồi bật nút nấu. Khi xôi nếp than đã chín, bạn mở nắp nồi ra cho nguội bớt.
Bước 2: Cán nhuyễn men và rải lên xôi nếp
- Bạn cho 6g men vào giã hoặc cán nhuyễn mịn.
- Đãi xôi nếp than ra một cái khay, khi xôi nếp còn ấm thì bạn tiến hành rải men đều lên 2 mặt.
Bước 3: Ủ cơm rượu nếp than
- Sau khi đã trộn đều men với xôi nếp than, bạn cho toàn bộ cơm vào hũ rồi đậy kín nắp để ở nơi thoáng mát và bắt đầu ủ. Bạn có thể gói cơm trong lá sen hoặc lá dong để cơm rượu thành phẩm có mùi thơm hơn.
- Sau 3 – 4 ngày, cơm rượu nếp than đã lên men và có mùi thơm đặc trưng. Khi đó bạn đã có thể dùng được rồi.
Xem thêm: Nấu rượu nếp miền Trung bằng Nồi cơm điện mini Chigo 0.8L.

Cần lưu ý điều gì khi làm cơm rượu?
Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi làm cơm rượu:
- Chọn mua nếp có các hạt to, tròn, đều nhau, không mua các hạt bị vỡ sẽ khiến cho cơm rượu bị nhão
- Với men rượu, bạn chọn mua những viên men sáng màu, có mùi thơm nhẹ và không bị ẩm mốc.
- Khi ủ men, bạn cần đảm bảo men đã được cán nhuyễn rồi mới trộn với cơm nếp, để đảm bảo không làm chết con men.
- Nên ủ trong vòng 3 – 4 ngày ở nơi thoáng mát, nếu bạn muốn cơm rượu có vị chua và nồng hơn thì ủ thêm 1 ngày nữa. Tuy nhiên, không được ủ quá 5 ngày.

>>> Tham khảo ngay một số đồ nhà bếp: nồi cơm điện mini, túi zipper.
Câu hỏi thường gặp
Cơm rượu để được bao nhiêu ngày?
Sau khi ủ xong, bạn có thể bảo quản cơm rượu trong ngăn mát tủ lạnh và ăn dần trong 3 – 5 ngày.
Thời điểm nào nên ăn cơm rượu?
Bạn có thể ăn cơm rượu vào bất kỳ buổi nào trong ngày, nhưng tốt nhất vẫn là vào buổi sáng. Tuy nhiên, không ăn vào lúc bụng đói, vì vị chua của cơm rượu có thể khiến bạn bị đau dạ dày.
Hy vọng với những cách làm cơm rượu đã chia sẻ ở trên, bạn có thể hoàn thành món cơm rượu thơm ngon chuẩn bị 3 miền Bắc Trung Nam. Cơm rượu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn và gia đình, vì vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay. Nếu bạn muốn tìm kiếm những sản phẩm, nguyên liệu chất lượng để làm cơm rượu, có thể tham khảo ngay tại Tiki.vn. Đến với Tiki để nhận ngay những ưu đãi đặc biệt nhất.
>> Xem thêm: