Một trong những thảo dược nổi tiếng trong giới y khoa với khả năng trị bệnh gan rất hiệu quả đó là cây an xoa. Loại cây này được lưu truyền với nhiều bài thuốc quý giúp cải thiện giấc ngủ và trị các bệnh về gan. Vậy đây là loại cây gì, bên trong nó có chứa chất gì mà lại có công dụng đặc biệt như thế, cùng Tiki Blog tìm hiểu nhé!
>> Xem thêm:
- Nấm lim xanh: Công dụng, cách dùng an toàn cho sức khỏe
- Cây bồ công anh: Tác dụng, lợi ích sức khỏe, lưu ý khi dùng
- Thuốc kim tiền thảo: Công dụng chữa bệnh, lưu ý sử dụng
Cây an xoa là gì?
Mặc dù cái tên còn khá xa lạ trong dân gian những loại cây này có rất nhiều công dụng đối với y học hiện nay. Cây an xoa (Tên khoa học: Helicteres Hirsuta Lour) là loại cây thuộc chi Helicteres trong họ cây Parasolaceae. Trong y học dân gian của phương Đông, cây còn có tên gọi khác là cây dó lông hay cây thâu kén lông… Loại cây này thường được tìm thấy tại một số tỉnh phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Malaysia và Việt Nam.
Loại cây ở Việt Nam sẽ thường được gặp tại các đồi cây bụi, rừng thưa hoặc có thể ở ven rừng, trải dài từ bắc vào nam, đặc biệt là ở Bình Phước cùng một số tỉnh ở miền núi phía Bắc.
Cây an xoa là cây bụi có chiều cao khoảng từ 1m đến 3m, cành có hình trụ và có lông. Lá của cây có hình bầu dục và chiều dài sẽ từ 5cm đến 17cm, còn chiều rộng thì giao động từ 2,5cm đến 7,5cm. Mặt dưới lá sẽ có màu trắng và cả hai mặt đều có lông hình sao. Hoa có màu hồng hoặc đỏ, ở cuống sẽ có khía, có 5 cánh hoa, ở cuống có gân đỏ, mỗi lá noãn sẽ chứa từ 25 – 30 noãn. Quả nang của cây có hình trụ và nhiều hạt. Thời điểm ra quả sẽ rơi vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 11.
>> Xem thêm:
- Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Công dụng, giá và cách dùng hiệu quả nhất
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học

Cây an xoa có mấy loại?
Cây an xoa thường có hai loại phổ biến thường gặp đó là:
- Cây hoa tím: Cây này sẽ có lá thuôn nhỏ, phiến lá dày, có răng cưa. Khi mọc, hoa sẽ mọc sát nách lá, có màu tím. Quả của cây hoa tím sẽ giống như con sâu róm, khi chạm tay vào sẽ rất ngứa, cây này sẽ có công dụng chữa các bệnh về gan.
- Cây hoa trắng: Cây này sẽ có phiến lá tròn, to gấp đôi lá của cây hoa tím. Hai mặt lá của cây không có lông và hoa có màu trắng đục. Cây hoa trắng thì không dùng chữa bệnh được như cây hoa tím.
>> Xem thêm:
- Atiso đỏ: Tác dụng tuyệt vời của atiso đỏ đối với sức khỏe
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Lợi ích bất ngờ từ thảo dược này

Cây an xoa có điều trị bệnh gan?
Trong Đông y hay y học cổ truyền, đây là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng, đặc biệt là đối với việc điều trị các bệnh liên quan đến chức năng của gan. Nhiều nghiên cứu và bằng chức thực tế cho thấy rằng cây an xoa thật sự đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc điều trị bệnh gan, cụ thể:
Hỗ trợ điều trị ung thư gan
Theo nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bài thuốc chứa khoảng 100 gram cây an xoa sắc chung với 1,5 lít nước cho đến khi bay hơi còn khoảng 800ml nước và uống vào 20 phút sau khi ăn thì sẽ giúp giảm tốc độ phát triển của các khối u gan. Không những thế, bạn cũng có thể bổ sung phương thuốc này với mục đích bảo vệ gan và chống oxy hóa nếu không mắc bệnh. Tuy nhiên, lúc đầu sau khi mới dùng, cơ thể của bạn sẽ cồn cào, khó chịu nhưng triệu chứng sẽ giảm dần sau tầm khoảng 10 ngày sử dụng.
Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Cũng giống như cây cà gai leo, cây an xoa cũng có tác dụng rất tốt cho gan. Bạn có thể kết hợp sắc 50 gram an xoa cùng với 30 gram cà gai leo và 10 gram mật nhân sắc. Bạn cũng nấu chung với 1,5 lít nước để sắc cạn còn 700ml là có thể dùng được, bài thuốc sẽ giúp điều trị viêm gan B nếu uống 3 lần/ngày giống như nước uống.
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Ngoài ra, an xoa còn có thể được dùng làm dược liệu để điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Khi dùng, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ như: Đi vệ sinh nhiều lần, đi ngoài lỏng, thèm ăn… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, đây là phản ứng tốt, phản ứng này có nghĩa là thuốc đã bắt đầu đào thải độc tố ra khỏi gan. Thang thuốc dùng để uống sẽ là sự kết hợp của 50 gram gồm thân và lá của an xoa, 30 gram cà gai leo và 20 gram cây bán chi tiên đun sôi với lửa nhỏ cùng với 1,5 lít nước trong từ 15 phút đến 20 phút. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên uống một cốc để điều trị bệnh xơ gan hiệu quả.
>> Xem ngay các loại thực phẩm chức năng giúp giảm cholesterol trong máu

Giúp mát gan, giải độc gan
Gan là cơ quan nội tạng có chức năng giải độc cho cơ thể. Khi gan bị nóng, chức năng giải độc sẽ kém, dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, vàng da,… Bên cạnh đó, các chất độc hại từ môi trường, thức ăn, rượu bia, thuốc lá,… có thể tích tụ trong gan, gây tổn thương gan và làm tăng men gan. Sử dụng cây an xoa có tác dụng làm mát gan, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó cũng giúp hạ men gan.
Một số tác dụng khác của cây an xoa
Ngoài công dụng điều trị bệnh liên quan đến gan, cây an xoa còn có rất nhiều công dụng khác như:
Tăng cường chất lượng giấc ngủ
Bên cạnh điều trị gan, việc dùng bài thuốc có an xoa còn giúp an thần, làm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ hoặc giảm hiện tượng ngủ không yên giấc.
Thanh nhiệt cơ thể
Vì có công dụng giúp thải độc nên khi uống nước thuốc có an xoa, cơ thể của bạn sẽ được thanh lọc và giải nhiệt. Đặc biệt với những người thường tiểu vàng, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, nổi mụn nhiều ở vùng mặt và lưng thì bài thuốc còn có công dụng cải thiện những triệu chứng này.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Một trong những công dụng đặc biệt khác của cây an xoa đem lại đó chính là hỗ trợ quá trình giảm cân. Điều này xảy ra là do cây có đặc tính nhuận tràng, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất. Lúc này, cơ thể sẽ đào thải nhiều lượng mỡ thừa ra ngoài, từ đó giúp giảm mỡ bụng và giúp giảm cân hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn sử dụng mà lại rất an toàn vì đây là một loại cây lành tính.
Giảm đau lưng, nhức mỏi
Ngoài ra với tác dụng chống viêm, giảm sưng khi viêm khớp, bài thuốc được sắc từ cây an xoa còn giúp giảm đau lưng, nhức mỏi khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh.
>> Xem thêm:
- 10 lợi ích thần kỳ từ rau mùi khiến nhiều người ngạc nhiên
- La hán quả – Vị thuốc quý cho sức khỏe mà bạn nên biết

Tác dụng phụ của cây an xoa
Mặc dù là một loại cây lành tính thế nhưng nó có thể mang lại một số tác dụng phụ nếu như bạn không sử dụng đúng cách hoặc lần đầu tiên sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp là:
- Bụng khó chịu, cồn cào, bị tiêu chảy: Đây là hiện tượng bình thường, có thể nói là hiện tượng tốt, vì các triệu chứng này đã chứng tỏ cơ thể đang được thanh lọc và thải độc.
- Ngứa rát cổ họng: Do việc sơ chế không kỹ, lông của cây dó lông có thể vẫn còn và nó có thể gây ngứa rát cổ họng khi uống, cho nên lúc này bạn cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn, điều trị.
- Chóng mặt và hoa mắt: Tình trạng thường xảy ra do bạn đã dùng tổ kén cái cho những người bị bệnh huyết áp thấp.

Sử dụng cây an xoa nên kiêng ăn gì?
Mặc dù cây an xoa lành tính nhưng nó lại mang tính hàn, do đó, bạn cần kiêng cữ một số loại thức ăn có tính lạnh, lạnh như: Cua, ốc, rau dền, rau sống, mồng tơi, thịt trâu… để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn không nên dùng một số loại thức uống, đồ ăn có chứa chất kích thích như cà phê, trà xanh, sữa, các loại trà thảo mộc. Bởi vì trong cây có nhiều thành phần hóa học khác nhau nên chúng có thể tác động qua lại với trà và cà phê tạo thành các hợp chất hóa học mới. Từ đó, nó có thể gây ngộ độc hoặc cản trở việc hấp thụ dược chất, giảm công dụng của bài thuốc trong việc điều trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng cây an xoa
Bạn cần lưu ý dù dùng loại dược phẩm hay bài thuốc nào thì đều cần sự cho phép, chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, vì có thể sẽ gây phản tác dụng và bài thuốc cây an xoa cũng vậy. Một số lưu ý trước khi sử dụng bài thuốc này:
- Không dùng cho mẹ bầu hoặc cho con bú: Dù bài thuốc cây dó lông đem lại nhiều công dụng tuyệt vời nhưng vẫn có một số tác dụng phụ, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Không dùng cho người bị dị ứng: Hơn thế nữa, nếu bạn có triệu chứng bị dị ứng với thảo dược hay bất kỳ thành phần nào thì hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh.
- Không dùng chung với thuốc tây: Các thành phần của thuốc có thể phản ứng hóa học với nhau, gây mất công dụng của thuốc. Cho nên, nếu đang dùng thuốc tây và thuốc có an xoa thì nên dùng cách nhau ít nhất 30 phút.
- Sơ chế sạch lông: Cây có một lớp lông mỏng nên nếu chế biến không sạch, khi sử dụng cổ họng bạn sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu.
- Cẩn trọng khi mua an xoa: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây dại trông giống an xoa nên dễ bị nhầm lẫn hoặc lừa gạt khi mua. Do đó, bạn cần chọn nơi mua an xoa ở nơi uy tín và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp
Theo như ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thì nếu bạn bình thường không có bệnh gì thì bạn không nên uống cây an xoa.
Mặc dù an xoa không có công dụng trực tiếp điều trị bệnh dạ dày nhưng cây cũng không gây kích ứng niêm mạc nên người bệnh dạ dày có thể dùng bài thuốc có an xoa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là các thông tin liên quan đến cây an xoa và công dụng cũng như cách dùng bài thuốc đúng đắn mà Tiki gửi đến bạn. Nhìn chung, cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến chức năng gan và gan, ngoài ra cây còn giúp điều trị nhiều căn bệnh khác.
>> Xem thêm các sản phẩm khác tại Tiki: