Chân gà có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như chân gà sả tắc, chân gà nướng muối ớt, chân gà nướng ngũ vị… Những món ăn từ chân gà vừa ngon, vừa hấp dẫn khó cưỡng. Do đó, đây chính là món ăn “chân ái” của nhiều “tín đồ” ăn vặt hoặc hội nhậu. Vậy chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có béo và có tốt cho sức khỏe không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Blog Tiki!
>> Xem thêm:
- Xoài bao nhiêu calo? Ăn nhiều xoài có béo không?
- Omega 3 có tác dụng gì? Cách bổ sung Omega 3 và lưu ý khi dùng
- Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Giảm cân ăn được không?
Thành phần dinh dưỡng trong 100g chân gà
Các món ăn từ chân gà được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Đây là một món ăn đường phố cũng như được bày bán nhiều tại các lễ hội ở nhiều nước. Trước khi “giải mã” chân gà bao nhiêu calo, có thể bạn sẽ quan tâm đến thông tin về thành phần dinh dưỡng trong 100gr chân gà. Chúng bao gồm:
- Calo: 215
- Chất béo: 14.3gr
- Chất đạm: 20gr
- Carbs: 0.2gr
- Vitamin A: 3% DV
- Vitamin B9: 21% DV
- Canxi: 7% giá trị hàng ngày (DV)
- Phốt pho: 7% DV
Từ các thành phần dinh dưỡng trên, nguồn calo chủ yếu của chân gà đến từ chất béo và chất đạm. Trong đó, khoảng 70% chất đạm trong chân gà là collagen. Đây chính là nguồn collagen giúp duy trì vóc dáng, độ săn chắc của cơ bắp, độ đàn hồi cho da, gân và dây chằng.
>> Xem thêm: Cách rang tôm ngon mặn ngọt, đậm đà dễ làm cực hao cơm

100g chân gà bao nhiêu calo?
Để biết chân gà bao nhiêu calo, bạn cần tìm hiểu 1 cái chân gà bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 cái chân gà chứa khoảng 73 calo. Trong 100g chân gà cung cấp 215 calo cho cơ thể. Hàm lượng chất béo của chân gà đến từ da là chủ yếu. Bên cạnh đó, việc chế biến thành các món chiên giòn hay chấm cùng các loại nước sốt cũng khiến hàm lượng chất béo, calo, và carbs tăng đáng kể, cụ thể:
- Chân gà luộc: 215 calo
- Chân gà hấp hành: 264 calo
- Chân gà nướng: 352 calo
- Chân gà nướng muối ớt: 434 calo
- Chân gà ngâm sả ớt: 458 calo
- Chân gà rút xương ngâm muối: 483 calo
- Chân gà sốt thái: 529 – 617 calo
>> Xem thêm: Phở bao nhiêu calo? Ăn phở có béo không? Bí quyết ăn phở không sợ béo

Lợi ích của chân gà đối với sức khỏe
Các món ăn chế biến từ chân gà không những thơm ngon khó cưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như:
- Duy trì cơ thể khỏe mạnh: Collagen có trong chân gà giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Đây là loại protein tự nhiên, thường được các chuyên gia thêm vào vào chế độ ăn uống lành mạnh.
- Giảm viêm: Collagen có thể giúp giảm thiểu mức độ viêm tại chỗ vì nó có thể dẫn đến tổn thương mô trên toàn cơ thể và góp phần gây ra nhiều tình trạng sức khỏe. Rối loạn chức năng tuyến giáp chỉ là một trong những vấn đề có thể gây ra các vấn đề khác như mệt mỏi và tăng cân.
- Cải thiện lưu thông máu: Arginine trong collagen giúp oxit nitric di chuyển trong và giữa các tế bào và giúp cho các tế bào cơ trơn thư giãn. Khi các mạch máu giãn, huyết áp giảm xuống và lượng máu đến các mô tốt hơn.
- Ngăn ngừa mất xương: Chân gà là thực phẩm rất dồi dào collagen. Collagen giúp tổng hợp khoáng chất của xương, tối ưu sự hình thành và tăng mật độ xương, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Protein trong chân gà có thể kích thích hormone glucagon-like peptide-1 (GLP-1)sản xuất insulin, giúp cải thiện lượng đường trong máu.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Collagen được xem như elastin – một thành phần quan trọng của tĩnh mạch và động mạch.
>> Xem thêm: Gợi ý những sản phẩm bánh ăn kiêng cực ngon miệng dành cho người giảm cân

Ăn chân gà có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày một người trưởng thành cần nạp khoảng 2000 calo vào cơ thể. Đối với người hoạt động nhiều thì cần nạp 2400 calo vào cơ thể mỗi ngày. Vậy nên, bạn cần kiểm soát lượng calo nạp vào người mỗi ngày. Nếu lượng calo nạp vào cơ thể lớn hơn lượng calo tiêu thụ sẽ khiến cơ thể mập (béo) lên.
Theo đó, bạn nên tính lượng calo của chân gà trong khẩu phần ăn để không nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế ăn những món chế biến từ chân gà có hàm lượng calo quá cao như chân gà sốt thái, chân gà rút xương ủ cay…
>> Xem thêm: Bổ sung DHA cho bà bầu có tác dụng gì? TOP 15 viên uống DHA cho bà bầu được khuyên dùng

Gợi ý các món ăn chân gà ngon, tốt cho sức khỏe
Bên cạnh giải đáp chân gà bao nhiêu calo, hãy để đầu bếp của Tiki gợi ý cho bạn những “công thức” làm món chân gà ngon, tốt cho sức khỏe.
- Chân gà ngâm sả tắc
Chân gà ngâm sả tắc là một món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng bởi mùi thơm của sả, vị chua của quất và chút cay của ớt. Da gà ngâm sẽ có độ dai dai sần sật, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể làm chân gà sả tắc để đi dã ngoại hoặc ăn vặt đều rất “bánh cuốn”. Bên cạnh ngâm sả tắc, cách làm chân gà sốt Thái khá đơn giản và món này cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
- Chân gà rang muối
Chân gà rang muối với nguyên liệu gồm chân gà, bột chiên giòn, ớt sừng, sả, bột nướng muối, bột canh, tương ớt cùng một vài công đoạn là bạn đã có ngay món ăn ngon khó cưỡng. Vì đây là món chỉ cần rang, không dùng mỡ nên bạn sẽ hạn chế được lượng dầu nạp vào cơ thể. Nhớ sử dụng những tỷ lệ chuẩn nhất để món chân gà muối chua cay ngon nhé.
- Chân gà hấp rau răm
Chân gà hấp rau răm mang đến mùi thơm lừng của rau răm, chân gà được tẩm ướp gia vị đậm đà. mềm tan được tẩm ướp gia vị đậm đà. Với nguyên liệu chính là chân gà, rau răm, hành tím, tỏi và gia vị, bạn đã có ngay một món chân gà hấp thơm ngon.
- Chân gà hầm thuốc bắc
Chân gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người ốm, người già, người có thể trạng yếu. Bạn chỉ cần thêm gói gia vị thuốc bắc gồm kỷ tử, táo đỏ, y dĩ, đường quy, bạch chỉ, hạt sen, … vào cùng chân gà là đã có ngay món ăn thơm ngon đúng điệu.
>>> Xem thêm: Chân gà chế biến sao cho ngon? Tổng hợp 10 món làm từ chân gà

Một số lưu ý khi ăn chân gà
Sau khi nắm rõ chân gà bao nhiêu calo, hy vọng bạn sẽ biết cách ăn chân gà sao cho ngon, bổ và yên tâm nhất. Cùng “bỏ túi” những lưu ý dưới đây để trở thành người “sành ăn” bạn nhé!
- Bạn hãy kiểm tra kỹ chân gà sống trước khi mua. Những con gà có phần da bị đốt cháy bởi amoniac cho thấy việc quản lý vệ sinh kém.
- Khi chế biến, bạn cần cắt hết móng gà và làm sạch chân gà.
- Đối với món chân gà luộc, bạn nên cho chân gà ngập trong nước để không bị khô và chín đều. Bên cạnh đó, bạn không nên luộc chân gà quá lâu vì sẽ khiến lớp da ngoài bị nứt, để lộ phần xương kém hấp dẫn.
- Bạn không nên ăn chân gà quá 2 lần/tuần và quá 900g/ngày để tránh cơ thể bị dư thừa năng lượng.
- Chân gà chứa nhiều axit béo chuyển hóa (TFA). Đây là một chất béo không lành mạnh cho tim mạch. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món chân gà chế biến dầu mỡ.

Câu hỏi thường gặp
Trong 100g chân gà nướng chứa 352 calo. Công thức chân gà nướng dùng cho 3 người ăn là khoảng 500g, tương ứng với 1075 calo.
1 cái chân gà luộc bao nhiêu calo? Trong 100g chân gà luộc chứa 215 calo. Bạn có thể ăn chân gà luộc kèm muối tiêu chanh và rau răm để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Chân gà rút xương cung cấp khoảng 130 calo/chân trong khi chân gà rút xương ngâm muối là 137 calo/chân.
Chân gà giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là collagen – một loại protein rất thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Các bác sĩ Đông y khẳng định run tay là một bệnh lý có nguồn gốc từ hệ thần kinh không hề liên quan tới món chân gà.
Trên đây, bài viết đã giải đáp cho bạn về chân gà bao nhiêu calo cũng như cách ăn chân gà ngon, bổ dưỡng và không bị béo. Hy vọng, thông tin trên sẽ giúp bạn chế biến được thêm nhiều món chân gà ngon và trở thành người ăn uống có khoa học. Tiki còn nhiều bài viết hữu ích cùng chủ đề, thường xuyên truy cập để đón đọc bạn nhé!
>>> Xem thêm: