Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Khi cơ thể bé bị thiếu kẽm, chức năng hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, biếng ăn, hấp thu kém, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao. Ở mỗi thời điểm, bé sẽ cần một lượng kẽm khác nhau nên bố mẹ cần tìm hiểu để bổ sung đúng liều lượng cần thiết. Trong bài viết này, Tiki Blog hướng dẫn bố mẹ cách bổ sung kẽm cho bé an toàn và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm:
Liều lượng kẽm bổ sung hàng ngày cho bé
Theo nhiều nghiên cứu, bổ sung kẽm hằng ngày, đúng liều sẽ thúc đẩy sự phát triển của bé một cách tốt nhất. Nhu cầu kẽm hằng ngày ở các bé tăng theo độ tuổi. Dưới đây là liều lượng bổ sung kẽm cho bé theo từng độ tuổi nhất định mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Trẻ em từ 0 – 6 tháng tuổi: 1.1mg – 2.8mg/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 11 tháng tuổi: 0.8mg – 4.1mg/ngày.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 2.4mg – 4.1mg/ngày.
- Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: 3.1mg – 5.1mg/ngày.
- Trẻ em từ 7 – 9 tuổi: 3.3mg – 5.6mg/ngày.
- Bé trai từ 10 – 18 tuổi: 5.7mg – 9.7mg/ngày.
- Bé gái từ 10 – 18 tuổi: 4.6mg – 7.8mg/ngày.
Bổ sung kẽm cho bé khi nào?
Khi cơ thể bé được cung cấp đầy đủ kẽm, lượng kẽm trong máu sẽ ở mức 100 microgam/100ml. Nếu lượng kẽm trong máu thấp hơn 70 microgam/100ml có nghĩa là cơ thể bé đang bị thiếu kẽm. Lúc này, bố mẹ cần bổ sung kẽm cho bé. Tuy nhiên, kết quả này chỉ có thể biết được khi bé được xét nghiệm máu.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần bổ sung kẽm khi cơ thể bé xuất hiện một số dấu hiệu thiếu kẽm sau đây:
- Bé còi cọc, chậm phát triển cả trí lực và thể lực.
- Bé bị suy giảm trí nhớ.
- Bé lười ăn, ăn không ngon miệng.
- Bé trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon, hay thức giấc giữa đêm, rối loạn giấc ngủ, ngủ ít.
- Bé hay bị nôn mửa mà không rõ nguyên nhân.
- Bé dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa.
- Bé bị rụng tóc, viêm lưỡi.
- Bé thường gặp những tổn thương ngoài da, vết thương chậm lành.
>>> Tham khảo thêm: Sữa chống nắng Anessa kiềm dầu, thẩm thấu nhanh dành cho da nhạy cảm và trẻ em
Các loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Để bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ hãy bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm chứa kẽm mà bé nên ăn:
Thịt
Thịt chứa một hàm lượng kẽm dồi dào, nhất là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Trung bình, 100g thịt bò xay sống có chứa đến 4.8 mg kẽm (đáp ứng 44% giá trị dinh dưỡng hằng ngày). Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch. Do đó, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng tối thiểu thịt đỏ, đồng thời kết hợp ăn nhiều chất xơ, rau củ quả.
>>> Tham khảo thêm:
- Nồi chiên không dầu Lock&Lock 5.2L với chất liệu thép không mùi và 7 chế độ nấu đa dạng
- Máy xay lock&lock đa năng xay thịt, xay sinh tố
Động vật có vỏ (động vật giáp xác)
Động vật có vỏ như hàu, tôm, cua, trai, sò,… cũng là một nguồn cung cấp kẽm lý tưởng cho bé. Đây đều là những thực phẩm lành mạnh và chứa ít calo. Trong đó, hàu chứa một lượng kẽm vô cùng lớn, cứ 6 con hàu trung bình sẽ cung cấp 32 mg kẽm (chiếm 291% giá trị dinh dưỡng hằng ngày). Lượng kẽm có trong 100g tôm và trai chiếm 14% giá trị dinh dưỡng hằng ngày. 100mg cua Alaska chứa 7.6 mg kẽm (chiếm 69% giá trị dinh dưỡng hằng ngày).
>>> Xem thêm: Lò nướng Sunhouse vỏ inox vĩnh cửu từ 10L đến 50L
Các loại đậu
Một số loại đậu như đậu xanh, đậu lăng cũng chứa rất nhiều kẽm. Trung bình, 100g đậu lăng nấu chín có thể đáp ứng 12% nhu cầu kẽm hằng ngày. Với những người ăn thuần chay, đậu là nguồn cung cấp kẽm, protein và chất xơ. Thế nhưng, trong đậu lại có chứa phytate – đây là một chất ức chế sự hấp thu kẽm và một số khoáng chất khác. Vì thế, kẽm có trong đậu không được hấp thụ tốt như kẽm có trong một cố loại động vật.
>>> Tham khảo thêm:
- Bếp từ Elmich điều khiển cảm ứng, tiết kiệm điện năng và thời gian
- Máy làm sữa hạt Elmich xay nấu với khối lượng lớn, an toàn khi sử dụng
Các loại hạt
Để bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ đừng bỏ qua các loại hạt trong chế độ ăn uống hằng ngày. Một số loại hạt chứa hàm lượng lớn kẽm là vừng, bí ngô. Ngoài ra, các loại hạt còn là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin, chất xơ cần thiết cho bé. Để tăng hương vị, bé có thể ăn kèm các loại hạt với sữa chua, salad và một số loại thực phẩm khác.
Quả hạch
Các loại quả hạch như đậu phộng, hạt thông, hạnh nhân, hạt điều,… đều là nguồn cung cấp kẽm cho bé. Hạt điều là thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao, cứ 28g hạt điều sẽ chứa đến 15% giá trị dinh dưỡng hằng ngày. Bên cạnh đó, quả hạch còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, chất béo lành mạnh và một số vitamin, khoáng chất khác, làm giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,…
Sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp cung cấp cho cơ thế bé nhiều chất dinh dưỡng, nổi bật là canxi, protein, vitamin D và kẽm. Đặc biệt, kẽm có trong sữa là kẽm sinh học nên cơ thể có thể hấp thụ toàn bộ. Theo các nghiên cứu, 100g phô mai có chứa đến 28% lượng kẽm mà cơ thể cần bổ sung. Một cốc sữa đầy có thể cung cấp đến 9% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Trứng
Trứng không chứa hàm lượng kẽm cao như một số loại thực phẩm kể trên nhưng đây cũng là nguồn bổ sung kẽm cho bé rất an toàn. Một quả trứng lớn giúp cung cấp 5% lượng kẽm mà cơ thể cần. Ngoài ra, một quả trứng còn chứa 77 calo, 6g protein, 5g chất béo lành mạnh và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Trứng gà còn chứa rất nhiều vitamin B, đây là nguồn choline cần thiết mà cơ thể luôn thiếu.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, lúa mì cũng cung cấp cho cơ thể một lượng kẽm nhất định. Cũng giống như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt có chứa phytate, đây là chất làm giảm hấp thụ kẽm trong cơ thể nên kẽm trong ngũ cốc cũng khó hấp thụ hết. Thế nhưng, ngũ cốc nguyên hạt lại chứa nhiều chất xơ, sắt, photpho, magie, vitamin B,… nên đây cũng là nguồn thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bé.
>>>Xem thêm:
Bột Milo – Hương Vị Thơm Ngon Cho Bữa Sáng Sảng Khoái, Giao Hàng Nhanh Toàn Quốc
Milo Không Đường – Hương Vị Thơm Mùi Cacao mà Không Lo Về Cân Nặng, Ưu Đãi Giá Hấp Dẫn
Một số loại rau củ
Với rau củ, kẽm chỉ có trong một số loại như khoai lang, khoai tây, cải xoăn, đu đủ xanh,… Trong trường hợp bé không ăn được nhiều thịt thì các loại rau củ này chính là thực phẩm giúp cung cấp kẽm cho bé. Trung bình, 1 củ khoai lớn có chứa khoảng 1mg kẽm, đáp ứng 9% nhu cầu kẽm mà cơ thể cần mỗi ngày. 100g đu đủ xanh hay cải xoăn cũng cung cấp khoảng 3% nhu cầu kẽm của cơ thể.
Socola đen
Một loại thực phẩm khác chứa khá nhiều kẽm mà bố mẹ không nên bỏ qua là socola đen. Một thanh socola đen (100g) có chứa 3.3mg kẽm, chiếm 30% giá trị dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, socola đen là thực phẩm chứa nhiều calo (600 calo/100g socola đen) nên đây không nên là nguồn bổ sung kẽm chính cho bé.
Cách bổ sung kẽm cho bé đúng cách, hiệu quả
Để cơ thể bé hấp thu kẽm tốt nhất, phát huy hiệu quả tối đa, bố mẹ cần bổ sung kẽm cho bé đúng cách. Sau đây là hướng dẫn chi tiết để bố mẹ tham khảo:
- Kẽm nên được uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
- Uống kẽm vào buổi tối giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn.
- Kẽm nên được bổ sung liên tục từ 2 – 3 tháng và sau đó nên ngừng.
- Vitamin C giúp làm tăng khả năng hấp thu kẽm nên bổ sung kết hợp vitamin C và kẽm sẽ làm tăng hiệu quả.
- Không bổ sung đồng thời kẽm và sắt vì kẽm làm giảm hấp thu sắt.
- Không bổ sung kẽm và canxi đồng thời vì canxi làm giảm hấp thu kẽm.
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển của bé, nhất là chiều cao và trí tuệ. Do đó, kẽm nên được bổ sung kịp thời, đúng lúc, không để có thể bé bị thiếu kẽm, Trong quá trình bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ cần lưu ý:
- Bổ sung quá nhiều kẽm cùng lúc (từ 2g trở nên) rất dễ dẫn đến ngộ độc, thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, ảnh hưởng đến kỹ năng vận động.
- Người bị thiếu đồng nên thận trọng khi bổ sung kẽm bởi kẽm cạnh tranh hấp thu với đồng nên có thể sẽ khiến cơ thể thiếu đồng trầm trọng hơn.
- Một số thực phẩm hỗ trợ hấp thu kẽm là rượu vang đỏ, sữa (đường lactose trong sữa).
Qua bài viết này, bố mẹ đã biết được tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của bé. Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên tùy tiện bổ sung kẽm cho bé mà cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng cho phép. Bố mẹ cũng đừng quên lưu lại những thực phẩm chứa kẽm để cân đối thực đơn ăn uống cho bé hằng ngày. Tiki hiện đang cung cấp một số sản phẩm bổ sung kẽm từ các thương hiệu uy tín với giá ưu đãi, bố mẹ có thể truy cập và Mua ngay!