Trái bình bát là tên gọi của một loại quả phổ biến ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Nam Bộ. Loại trái cây này còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên chúng lại được biết đến khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Vậy, trái bình bát có công dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Nhụy hoa nghệ tây: Lợi ích, giá cả, lưu ý sử dụng
- Dừa cạn và những lợi ích cho sức khỏe mà ít ai ngờ tới
- Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
Đặc điểm của trái bình bát?
Trái bình bát còn có tên gọi là na xiêm, đào lê; tên khoa học là Annona reticulata L. Bình bát có lá mọc so le, hình mác thuôn dài khoảng 12cm và rộng khoảng 4cm. Mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới và cuống có lông tơ.
Hoa bình bát có màu vàng. Tháng 5 – tháng 6 là khoảng thời gian cây ra hoa và phát triển thành quả vào tháng 7 – tháng 8. Quả bình bát có hình tim, khi chín có màu vàng.
>>> Xem thêm: Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
Công dụng của trái bình bát
Bình bát có nhiều công dụng khác nhau trong y học cổ truyền và cả y học hiện đại:
Trái bình bát có tác dụng gì theo y học cổ truyền?
- Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, cây bình bát có vị chát và độc tính. Do đó, trái bình bát, vỏ thân và hạt đều có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, trừ lỵ, giun, điều trị bệnh tiểu đường, thanh nhiệt, nhuận tràng,…
- Hạt và lá của loại quả này có thể đem giã nát, nấu nước để tiêu diệt sâu bọ, chấy rận. Hạt đốt thành tro, trộn với dầu dừa có thể dùng làm thuốc bôi chữa ghẻ lở, trị mẩn ngứa.
- Hạt, thân và rễ thường được dùng để chữa tiêu chảy, hỗ trợ cải thiện xương khớp, trị lao phổi. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, vỏ thân cây bình bát có tác dụng yếu hơn và ít độc hơn hạt.
Công dụng theo y học hiện đại
- Trong y học hiện đại, trái bình bát có công dụng kháng khuẩn, ức chế Trichophyton Mentagrophytes và Candida Albicans phát triển, ngăn ngừa lỵ trực khuẩn và các vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ hô hấp.
- Tác dụng đối với tế bào: Chiết xuất từ rễ, vỏ và hạt của cây bình bát có thể ngăn chặn bạch cầu Lympho tăng cao, phòng chống các tế bào ung thư phổi phát triển,…
- Hạt của trái bình bát có tác dụng diệt côn trùng, chấy rận, ghẻ lở.
>>> Xem thêm:
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Lợi ích bất ngờ từ thảo dược này
- Tác dụng của cây an xoa trong việc chữa bệnh về gan
Một số bài thuốc chữa bệnh từ bình bát
Trái bình bát trị mề đay mẩn ngứa
Bạn chuẩn bị một bó lá dừa khô, vài nhánh cây bình bát tươi. Bạn rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước. Sau đó, bạn đốt lá dừa để tạo lửa, cho lá cây bình bát lên trên để tạo khói và hơ khói vào những vị trí bị nổi mẩn ngứa, mề đay cho đến cơ thể ra nhiều mồ hôi thì lau khô người.
Bình bát giúp điều trị lao phổi
Bạn sắc 20g vỏ thân cây bình bát thái lát mỏng, phơi khô cùng 1,2 lít nước để uống trong ngày.
Phòng bệnh tiểu đường
Sử dụng bình bát xanh, bỏ hạt, thái mỏng và đem phơi khô. Mỗi lần dùng 6g quả khô để đun nước uống trong ngày. Cách là này giúp ổn định lượng đường huyết cho người bị tiểu đường.
Chữa đau nhức xương khớp
Bạn dùng bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng và chườm ở vị trí đau nhức. Nếu đau ở lưng, bạn có thể đặt trái bình bát đã hơ nóng lên lưng. Cách làm này sẽ giúp bạn cải thiện những cơn đau cơ và khớp hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- Rau má có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Trị bệnh bướu cổ
Trái bình bát tươi nướng cháy sém vỏ, sau đó để cho nguội rồi lăn lên bướu cổ. Bạn dùng 2-3 quả thực hiện lăn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút cho đến khi bướu tan hẳn.
Chữa tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ
Quả bình bát xanh thái lát, phơi khô và sắc nước uống. Mỗi lần sắc khoảng 12g để chữa tiêu chảy, kiết lỵ và giun sán hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng trái bình bát
Để đảm bảo an toàn và không xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy lưu ý những điều sau khi sử dụng bình bát:
- Trái bình bát có tính độc, vậy nên bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Khi sơ chế loại quả này, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là mắt vì nhựa cây có thể gây kích ứng.
- Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bình bát để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
- Quả bình bát cần có thời gian để phát huy tác dụng, do đó bạn cần phải kiên trì khi sử dụng.
- Tính hàn trong bình bát không phù hợp với những người có tỳ vị hư yếu. Ngoài ra, quả thanh long với bình bát kỵ nhau, do đó bạn không nên kết hợp hai loại quả này để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
>>> Xem thêm:
- Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc
- Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Công dụng chữa bệnh hiệu quả và cách làm
Trái bình bát là loại quả được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, loại trái cây này chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh kể trên. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quả bình bát để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, để cập nhật thêm các kiến thức khác, bạn đừng quên truy cập trang chủ Tiki mỗi ngày nhé!
Câu hỏi thường gặp
Hạt bình bát có thể điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán nhưng nó có chứa độc, do đó chỉ nên sử dụng bên ngoài. Hạt bình bát phơi khô, giã nhuyễn, đem nấu nước có thể gội để diệt chấy rận.
Trái bình bát nướng trị bệnh giúp trị mẩn ngứa, mề đay, ngăn ngừa lao phổi, xương khớp; điều trị bệnh đái tháo đường.
>>> Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ tại Tiki:
- Nhiệt kế – Nhiệt kế điện tử, thủy ngân, hồng ngoại dùng để đo nhiệt độ tiện lợi, an toàn
- Khẩu trang 4D – 4D KF94 kháng khuẩn, chống bụi mịn