Bánh tráng là một loại bánh được làm từ bột gạo, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Loại bánh này không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, liệu bánh tráng có bao nhiêu calo và nếu ăn quá nhiều có gây tăng cân hay ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng. Cùng Tiki Blog tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết sau đây!
>> Xem thêm:
- Vitamin B1: Tìm hiểu công dụng, vai trò, liều dùng, cách bổ sung hiệu quả
- Vitamin A là gì? Bật mí công dụng, vai trò, cách bổ sung vitamin A
- DHA cho bà bầu có tác dụng gì? TOP 15 Loại DHA cho bà bầu tốt được khuyên dùng
Bánh tráng là gì?
Bánh tráng là một loại bánh đặc biệt, được làm từ bột gạo tráng thành những lớp mỏng như giấy và phơi khô dưới nắng. Loại bánh này có thể ăn theo nhiều cách khác nhau, có khi nướng cho giòn tan, có khi nhúng nước để cuốn với rau và thịt. Bánh tráng cũng là linh hồn của món gỏi cuốn hấp dẫn, món ăn mà người miền Bắc gọi là nem hay bánh đa nem.
Tùy theo từng vùng mà bánh tráng có tên gọi và đặc điểm riêng. Ở miền Nam, bánh tráng được gọi tên theo công đoạn làm bánh. Ở một số nơi ở Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, bánh tráng được làm dày hơn và gọi là bánh đa. Người dân nơi đây còn phân biệt bánh khô (dùng để nướng) và bánh chả (dùng để gói nem rán). Ở miền Bắc, người dân từng gọi là bánh tráng như miền Nam, nhưng sau đó phải đổi thành bánh đa vì tránh húy tên chúa Trịnh Tráng ở Đàng Ngoài.
>> Xem thêm: Dưa hấu bao nhiêu calo? Ăn dưa hấu có giảm cân không?

Các thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng
Thành phần trong bánh tráng cũng là thông tin mà nhiều người tò mò khi tìm hiểu bánh tráng có bao nhiêu calo. Cụ thể, trong 100g bánh tráng mỏng có các dưỡng chất như sau:
- Calo: 333
- Protein: 4g
- Tinh bột: 78.9g
- Canxi: 20mg
- Sắt: 30mcg
- Chất béo: 200mg
- Chất xơ: 500mg
- Phốt pho: 65mg
Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng còn phụ thuộc vào các nguyên liệu khác được dùng cùng với bánh tráng.
Bánh tráng có bao nhiêu calo?
Bánh tráng có bao nhiêu calo là câu hỏi không có câu trả lời cụ thể bởi lượng calo sẽ tùy thuộc vào loại bánh tráng, cụ thể:
Bánh tráng trắng
Bánh tráng trắng là một loại bánh phổ biến, thành phần chính là bột gạo và có thể thêm một số loại bột khác để làm bánh tráng dẻo hơn. Bánh tráng trắng có hàm lượng calo khá cao với khoảng 280 – 300 calo cho mỗi 100gr bánh.
Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn vặt hấp dẫn của giới trẻ hiện nay, được làm từ bánh tráng và nhiều loại nguyên liệu khác như muối tôm, khô bò, trứng cút, xoài xanh, đậu phộng rang,… Món ăn này có vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện, kích thích vị giác. Bánh tráng trộn có hàm lượng calo cao với khoảng 300 – 330 calo cho mỗi 100gr bánh. Vì thế, người dùng nên ăn vừa phải để không bị tăng cân.
>> Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu calo tốt cho sức khỏe

Bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa được xem là một món đặc sản của miền Tây, được làm từ bột gạo và nước cốt dừa. Loại bánh tráng này có mùi thơm và vị béo nhẹ, khi nướng lên ăn giòn tan. Bánh tráng dừa chỉ có khoảng 100 calo cho mỗi 100g bánh, nên người dùng có thể thưởng thức một chiếc bánh tráng dừa mỗi ngày mà không lo ngại vấn đề tăng cân.
Bánh tráng sữa
Bánh tráng sữa, hay còn gọi là bánh tráng sữa dừa, là một món ăn đặc trưng của miền Nam, được làm từ bột gạo, nước cốt dừa, bột sắn dây, lá dứa, sầu riêng,… Món bánh này thường có 2 loại, một là ăn ngay, hai là nướng lên. Mỗi chiếc bánh tráng sữa chỉ chứa khoảng 75 calo, nhưng cũng có thể dao động phụ thuộc vào nguyên liệu làm bánh.
Bánh tráng gạo lứt
Bánh tráng gạo lứt là một loại bánh được chế biến từ hạt gạo lứt xay mịn, không dùng bột gạo như bánh tráng trắng. Loại bánh tráng này có màu nâu và vị ngọt tự nhiên, cũng như nhiều chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh tráng gạo lứt có thể chứa mức calo khác nhau, từ 240 đến 340 calo cho mỗi 100gr bánh.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng là món ăn vặt độc lạ và thường được coi là “Pizza Việt Nam”. Người dùng có thể chọn bánh tráng trắng hay bánh tráng mè để nướng lên than hồng và rắc nhiều loại topping thơm ngon khác như phô mai, trứng cút, xúc xích, thịt gà, khô bò, ruốc heo,… Bánh tráng nướng cũng là loại bánh chứa lượng calo cao, từ 300 đến 360 calo cho mỗi chiếc bánh. Do đó, người dùng nên ăn với lượng vừa đủ để không bị tăng cân.
>> Xem thêm: Rau muống bao nhiêu calo? Ăn nhiều rau muống có tốt không?

Bánh tráng mè nướng
Bánh tráng mè nướng là một loại bánh tráng đơn giản, được làm từ bột gạo trắng và rắc mè lên trên. Bánh tráng mè nướng có vị ngọt và giòn, cũng như nhiều calo, khoảng 220 – 240 calo cho mỗi 100gr bánh.
Ăn bánh tráng có mập không?
Bánh tráng là món ăn vặt ngon và dễ làm, chỉ cần bột gạo và nước. Nhưng bánh tráng có dễ gây tăng cân không?
Đối với bánh tráng trắng
Thực tế, một lon gạo có thể làm được rất nhiều bánh tráng, nên ăn một ít bánh tráng không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của bạn. Bạn có thể cần chú ý đến số lượng và loại bánh tráng tiêu thụ.
Bánh tráng đã qua chế biến
Các món ăn vặt làm từ bánh tráng như bánh tráng trộn, bánh tráng cuộn, bánh tráng nướng,… chứa khá nhiều calo bởi sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau. Vì thế, lượng calo hấp thụ nhiều hay ít phụ thuộc vào quy trình chế biến món bánh này. Người dùng ăn các món này ở mức độ vừa phải và bổ sung nhiều rau xanh đồng thời uống nước ép để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
>> Xem thêm: 100g thịt heo bao nhiêu calo? Ăn thịt heo có tốt không, có béo không?

Ăn bánh tráng nhiều có tốt không?
Bánh tráng có thể được chế biến thành nhiều món ăn vặt ngon và tiện lợi. Tuy nhiên, cần chú ý không nên ăn quá nhiều bánh tráng vì khi sản xuất, loại bánh này có thể được kết hợp với nhiều phụ gia để tăng hương vị và các thành phần này có thể gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây táo bón, tăng áp lực cho gan và thận. Người dùng nên tìm tìm hiểu mỗi loại bánh tráng có bao nhiêu calo, để ăn đúng mức, không gây béo và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn bánh tráng
Bánh tráng là một món ăn thơm ngon và dễ ăn, nhưng người dùng cũng cần chú ý một số điều khi ăn để không gây hại cho sức khỏe.
- Chọn bánh tráng chất lượng: Bạn nên chọn những loại bánh tráng có nguồn gốc rõ ràng, không có màu sắc hoặc mùi hóa chất lạ. Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, tránh ăn những bánh tráng quá khô, nứt nẻ, có mốc hay côn trùng.
- Ăn vừa phải: Bánh tráng chứa khá nhiều calo và tinh bột, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân và ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng. Người dùng nên ăn bánh tráng với lượng vừa đủ, không nên ăn thay bữa chính hay ăn liên tục.
- Kết hợp với rau xanh và nước uống: Bánh tráng thường khô và dẻo, có thể gây khó tiêu, táo bón hoặc đầy hơi, do đó nên ăn kèm với rau xanh để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể uống nhiều nước hoặc nước ép để giải khát và thanh lọc cơ thể, tránh uống các loại nước ngọt hay có ga.
- Tập thể dục và vận động: Ăn bánh tráng sẽ làm tăng lượng calo trong cơ thể, nên việc tập thể dục và vận động là điều cần thiết để giúp đốt cháy calo và giữ dáng. Những hoạt động thích hợp như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, yoga,… giúp rèn luyện sức khỏe và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.

Câu hỏi thường gặp
Ăn bánh tráng có nổi mụn không là nỗi băn khoăn của nhiều người khi thưởng thức món ăn này. Tuy nhiên, nguy cơ nổi mụn không phải hoàn toàn do bánh tráng mà đến từ nhiều nguyên nhân khác như: Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và cơ địa (chẳng hạn như yếu tố di truyền). Cụ thể, bánh tráng trộn chứa nhiều mỡ và ớt cay cùng các loại gia vị khác nên chắc chắn sẽ làm tăng khả năng nổi mụn. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên hạn chế tiêu thụ các thành phần như bơ và phô mai trong bánh tráng, vì đây cũng yếu tố khiến mụn xuất hiện. Người dùng nên uống nhiều nước mát và bổ sung thêm hoa quả, rau xanh để cải thiện tình trạng mụn của mình.
Việc ăn quá nhiều bánh tráng sẽ mang đến những tác hại không mong muốn cho sức khỏe như:
Gây tăng cân: Bánh tráng có chứa nhiều tinh bột và calo, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể và gây béo phì. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
Gây khó tiêu: Bánh tráng thường có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn,…
Gây nóng trong người: Một số món ăn làm từ bánh tráng sẽ có vị cay nóng khi kết hợp nhiều gia vị như ớt, sa tế, tiêu,… Nếu ăn quá nhiều sẽ làm nóng trong người và gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, viêm họng, rát miệng,…
Gây hại cho gan và thận: Bánh tráng có thể chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản để tăng hương vị và thời gian sử dụng. Những chất này có thể gây hại cho gan và thận, làm giảm chức năng lọc máu và đào thải độc tố. Ngoài ra, bánh tráng cũng có thể làm tăng lượng muối trong cơ thể, gây phù nề và cao huyết áp.
Bánh tráng là một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và có thể được chế biến thành nhiều món ăn vặt ngon và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên ăn bánh tráng một cách hợp lý và cân đối để đảm bảo sức khỏe của mình. Tiki hy vọng bài viết đã giúp bạn đã hiểu rõ bánh tráng có bao nhiêu calo và cách ăn sao cho hợp lý và an toàn.
>>> Xem thêm: