Biotin là một loại vitamin có mặt trong vô số loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Chúng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất thành năng lượng cho cơ thể và nhiều công dụng hữu ích khác. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết rõ cách bổ sung biotin sao cho hiệu quả? Hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
>>> Xem thêm:
- Vitamin E: Công dụng, cách sử dụng và một số lưu ý
- Thực phẩm chức năng có tốt không? Công dụng, cách dùng hiệu quả
- 5 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Biotin là gì?
Biotin (còn được gọi là vitamin H hoặc vitamin B7) là một loại coenzyme thuộc nhóm vitamin B, tan trong nước và là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Chúng tồn tại tự nhiên trong một số thực phẩm và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Chức năng nổi bật của biotin là hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong chế độ ăn hàng ngày thành năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Công dụng của biotin đối với sức khỏe người dùng
Biotin thuộc nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Có thể thấy nhóm chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vậy những lợi ích mà chúng mang lại cho cơ thể là gì. Hãy cùng Tiki tìm hiểu qua những công dụng điển hình sau của biotin, bạn nhé!
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu được thực hiện trên cả động vật và người đều cho thấy kết quả như sau: Trường hợp bị tiểu đường tuýp 2 xuất hiện tín hiệu tích cực sau khi bổ sung vitamin B7. Một phần nguyên nhân có thể xuất phát từ chức năng của loại vitamin này, có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Một số nghiên cứu khác về công dụng của biotin, lấy đối tượng nghiên cứu là trường hợp bị tiểu đường tuýp 1. Kết quả cho thấy biotin giúp phòng ngừa những tổn thương ở thận của đối tượng bị tiểu đường loại 1 bị phụ thuộc và insulin. Ngoài ra, biotin cũng có ích trong điều trị biến chứng khác của tiểu đường như: chứng thần kinh ngoại biên.
Tuy nhiên, để kết luận chính xác hơn về công dụng của biotin đối với bệnh nhân tiểu đường, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu với quy mô lớn hơn nữa.

Giúp cho tóc, da, móng được khỏe mạnh
Thiếu biotin có thể gây ra tình trạng mái tóc bị mỏng, rụng tóc; phát ban quanh mắt, mũi, miệng, nhiễm trùng da, móng tay dễ gãy. Do đó, bạn cần thường xuyên tìm hiểu về chế độ ăn uống hàng ngày và đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể không bị thiếu hụt biotin.
Đã có một số nghiên cứu về khả năng kích thích mọc tóc, điều trị móng dễ gãy sau khi bổ sung biotin được thực hiện. Hầu hết các kết quả đều cho thấy dấu hiệu cải thiện sau khi đối tượng nghiên cứu được tăng cường lượng biotin nạp vào hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn các nghiên cứu liên quan trong tương lai để kết luận cụ thể hơn về hàm lượng biotin cần bổ sung cho từng nhóm đối tượng để cải thiện sức khỏe tóc, móng và da.

Đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bào thai phát triển
Một số phụ nữ mang thai bị thiếu hụt biotin nhẹ mặc dù lượng biotin tiêu thụ tương đương mức bình thường. Nồng độ biotin trong huyết tương và sữa mẹ giảm ở phụ nữ đang cho con bú, ngay cả khi lượng biotin ăn vào vượt quá mức khuyến nghị.
Do đó, để em bé được phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu nên tăng cường bổ sung biotin, đặc biệt là vitamin nhóm B cùng các loại acid folic. Tuy nhiên, đối với nhu cầu uống viên tổng hợp nhằm bổ sung vitamin H, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn chính xác nhất và tránh gây hại tới con trẻ.
>>> Xem thêm: Bổ sung DHA cho bà bầu có tác dụng gì? TOP 15 viên uống DHA cho bà bầu được khuyên dùng 2023

Một số tác dụng khác
Vitamin tan trong nước này có vai trò xúc tác các bước quan trọng trong quá trình chuyển hóa axit béo, glucose tạo thành nguyên năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời, biotin tham gia vào chuyển hóa các carbohydrate và axit amin.
Biotin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi histone, điều hòa gen (bằng cách sửa đổi hoạt động của các yếu tố phiên mã) và truyền tín hiệu tế bào. Đồng thời, biotin là thành phần không thể thiếu trong việc tạo ra những enzyme thiết yếu cho cơ thể.

Hàm lượng biotin cần thiết cho cơ thể
Lượng biotin cần bổ sung mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của của bạn. Dưới đây là lượng khuyến nghị trung bình mỗi ngày (đơn vị microgam) được cung cấp bởi DRIs do FNB (Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ) phát triển.
Bảng 1: Lượng hấp thụ đầy đủ (AI) Biotin trên với từng nhóm đối tượng
Tuổi | Nam | Nữ | Phụ nữ mang thai | Phụ nữ cho con bú |
0 – 6 tháng | 5 mcg | 5 mcg | ||
7 – 12 tháng | 6 mcg | 6 mcg | ||
1 – 3 tuổi | 8 mcg | 8 mcg | ||
4 – 8 tuổi | 12 mcg | 12 mcg | ||
9 – 13 tuổi | 20 mcg | 20 mcg | ||
14 – 18 tuổi | 25 mcg | 25 mcg | 30 mcg | 35 mcg |
19 + tuổi | 30 mcg | 30 mcg | 30 mcg | 35 mcg |

Gợi ý nguồn biotin từ thực phẩm tự nhiên
Có khá nhiều loại thực phẩm phổ biến có chứa lượng lớn biotin. Bạn có thể nhận được lượng biotin cần thiết bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin H cao nhất
- Nội tạng (tim, gan), thịt, cá, trứng.
- Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,…
- Một số loại rau, củ: Khoai lang, rau bina,…

Hướng dẫn cách uống biotin đúng cách
Biotin thường được thêm vào nhiều loại vitamin tổng hợp, liều từ 5 – 10mg, cao hơn 166 – 333 lần sao với lượng biotin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một vài trường hợp cần điều trị thần kinh ngoại vi, bệnh đa xơ cứng cũng được kê đơn thuốc biotin liều cao. Mặc dù cơ thể hấp thụ lượng lớn nhóm vitamin này, xong nhóm chất này tương đối an toàn, bởi chúng tan trong nước và sẽ qua nước tiểu và ra ngoài cơ thể dễ dàng.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và bỏ qua những lưu ý cần thiết về liều lượng biotin cần bổ sung. Đối với viên uống biotin 10.000mcg có tác dụng làm đẹp da, khỏe móng và kích thích mọc tóc được sử dụng rộng rãi hiện nay, bạn chỉ nên uống mỗi ngày 1 viên. Thời gian uống thích hợp là trong hoặc sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất. Nếu bạn lần đầu uống viên bổ sung biotin, hãy thử trước với nửa viên để kiểm tra phản ứng, sau đó tiếp tục duy trì số lượng 1 viên/ngày.
Ngoài ra, khi uống viên bổ sung biotin, bạn nên uống cùng với nhiều nước để cơ thể dễ hấp thụ nhóm vitamin này và tránh tình trạng nóng trong người. Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng biotin liều cao.

Rủi ro và cảnh báo khi sử dụng biotin thuốc
Chưa có nhiều chứng minh chỉ ra mức độ gây hại của biotin trực tiếp đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng các chất bổ sung chứa lượng biotin trên mức khuyến nghị có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm sức khỏe (ví dụ xét nghiệm về nồng độ hormone tuyến giáp). Những kết quả không chính xác này có thể dẫn đến chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị sai về tình trạng của người bệnh.
Do vậy, đối với người đang sử dụng biotin liều cao và có nhu cầu thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, hãy ngưng sử dụng biotin trong một thời gian trước khi thực hiện xét nghiệm, để không gây ảnh hưởng tới kết quả khám – chữa bệnh của bản thân. Bạn cũng nên nói rõ với bác sĩ của mình về quá trình sử dụng biotin để chuyên gia có thể tư vấn chính xác hơn.
Ngoài ra, biotin có thể tương tác với một số loại thuốc, từ đó giảm tác dụng của thuốc hoặc ảnh hưởng tới nồng độ biotin trong cơ thể. Ví dụ, tương tác giữa biotin và thuốc chống co giật sẽ làm tăng quá trình dị hóa biotin, làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể và ức chế hấp thụ biotin ở ruột.

Những lưu ý cần thiết khi uống biotin
Tổng quát lại những thông tin trên, để bổ sung và sử dụng viên uống biotin một cách hiệu quả nhất, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Nên tăng cường bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm tự nhiên: nội tạng, trứng, thịt, các loại hạt, rau xanh.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi có nhu cầu sử dụng biotin liều cao.
- Ngưng dùng biotin liều cao nếu bạn cần thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để tránh tình trạng làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn (ví dụ thuốc kháng sinh, thuốc động kinh) nếu muốn bổ sung vitamin H, để tránh tương tác thuốc có hại cho cơ thể và làm giảm tác dụng của thuốc.

Câu hỏi thường gặp
Thời gian uống biotin sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mục đích và liều lượng bổ sung được chỉ định. Trong đó:
Nếu dùng biotin để cải thiện chứng rụng tóc, viêm da tiết bã,… hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng. Thông thường, thời gian này rơi vào khoảng 3 – 6 tháng liên tục, nếu có dấu hiệu cải thiện, bạn có thể ngưng dùng viên uống bổ sung hoặc giảm liều lượng sử dụng.
Nếu bổ sung nhằm duy trì sức khỏe tổng quát, bạn nên dựa trên liều lượng khuyến nghị. Đối với liều lượng được khuyến nghị, bạn có thể bổ sung hàng ngày mà không cần quá lo lắng về tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng biotin nạp vào cơ thể trong các loại vitamin, viên uống bổ sung và chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh việc uống quá liều và dư thừa lượng biotin cần thiết.
Biotin tương đối an toàn, kể cả khi bản bổ sung liều lượng cao trên mức được khuyến nghị. Do đó, uống vitamin thường xuyên không quá ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biotin liều cao trong lâu dài. Hãy bổ sung khi cần thiết, với một lượng vừa đủ với cơ thể. Đồng thời, đừng quên một số lưu ý cần thiết khi uống biotin mà Tiki Blog đã nêu ra trong bài viết để sử dụng biotin hiệu quả hơn.
Trên đây là bài viết của Tiki về công dụng và những lưu ý cần biết khi bổ sung biotin. Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, cách bổ sung biotin, từ đó xây dựng phương pháp bổ sung biotin hợp lý, khoa học cho bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi Tiki Blog mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức đời sống hữu ích khác.
>>> Xem thêm:
- Mẹ bầu ăn mực được không? Cách ăn mực an toàn cho mẹ và bé
- Danh sách các loại rau giảm cân nhanh chóng, an toàn
- Trà tắc bao nhiêu calo? Hướng dẫn pha trà tắc tốt cho cơ thể
Nguồn tham khảo: