Sử dụng que thử thai hoặc can thiệp phương pháp siêu âm là hai giải pháp chính xác để xác định bản thân có mang thai hay không. Ngoài ra, bạn nữ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm để chủ động có kế hoạch chăm sóc thai kỳ và bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, sắt cho bà bầu. Cùng Tiki khám phá 23 dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ đã được kiểm chứng qua bài viết bên dưới đây.
Xem thêm: Cách Tính Ngày Rụng Trứng Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chính Xác
22 Dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên dễ nhận biết nhất
1. Vùng ngực đau
Một trong những dấu hiệu mang thai rõ rệt đó chính là có cảm giác đau nhói ở vùng ngực. Đối với người đã mang thai, sau 1 tuần thì lượng hormone hCG sẽ ngày càng tăng cao. Lúc này, núm vú sẽ nhô ra và sẫm màu. Xung quanh vùng ngực cũng sẽ có tình trạng sưng và đau.

2. Chậm kinh
Chậm kinh cũng là dấu hiệu mang thai điển hình mà chị em cần biết. Thông thường, chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, nếu đột nhiên xuất hiện hiện tượng trễ kinh từ 5 – 7 ngày sau khi xảy ra quan hệ tình dục thì khả năng cao bạn đã mang thai. Nguyên nhân là do khi mang thai, nồng độ hCG tăng nhanh khiến cơ thể tiết ra hormone làm chậm kỳ kinh.
Xem thêm: Băng vệ sinh chất lượng, giá tốt

3. Đi tiểu nhiều lần
Nhiều người cũng phát hiện ra bản thân đã mang thai nhờ vào dấu hiệu đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là vì trong khi mang thai, bàng quang và tử cung bị chèn ép nên bạn có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn bình thường.

4. Buồn nôn
Cảm giác buồn nôn được xem là dấu hiệu mang thai điển hình. Cảm giác này thường xuất hiện vào ban đêm lẫn ban ngày. Lý do là vì lượng hormone trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi mang thai nên gây ra ảnh hưởng đến ruột, dạ dày và tử cung. Từ đó, các cơn buồn nôn, khó chịu lần lượt diễn ra.

5. Mệt mỏi
Khi mang thai, cơ thể cần phải hoạt động mạnh mẽ với tần số lớn và liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, thai phụ luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và kiệt sức dù không làm gì.

6. Đầy hơi, khó tiêu
Sự thay đổi đột ngột của nồng độ hormone progesterone khi mang thai là gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu ở phụ nữ. Bên cạnh đó, khi em bé phát triển thì khu vực bàng quang và xương chậu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp nên thai phụ luôn có cảm giác táo bón rất khó chịu.

7. Nướu sưng và đa
Một dấu hiệu mang thai khác mà bạn nữ cần lưu ý đó là nướu có biểu hiện sưng và đau. Vì lúc này, lượng máu dồn lên trên khoang miệng tăng nhanh. Trong khi mang thai thì sức đề kháng của phụ nữ trở nên suy yếu. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi để hiện tượng sưng, viêm ở vùng miệng hình thành và phát triển.

8. Cổ tử cung ẩm ướt
Sau 1 – 2 tuần thụ thai thì khí hư sẽ được cơ thể tiết ra nhiều hơn bình thường. Do đó, tình trạng cổ tử cung ẩm ướt chính là một dấu hiệu mang thai sớm điển hình. Khí hư lúc này được tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn các mầm bệnh bên ngoài tấn công vào bên trong khu vực âm đạo.
9. Chóng mặt, ngất xỉu
Một số thai phụ cũng có cảm giác chóng mặt, ngất xỉu khi mang thai. Phần lớn nguyên nhân đến từ việc lượng máu được sản xuất nhanh chóng để giúp thai nhi phát triển thuận lợi. Lúc này, cơ thể vẫn chưa kịp thích ứng nên hiện tượng choáng nhẹ, tụt huyết áp diễn ra.

10. Âm đạo chảy máu
Sau khi tinh trùng và trứng gặp nhau sẽ hình thành phôi thai. Khi phôi thai tiến hành quá trình làm tổ ở cổ tử cung sẽ khiến một số mạch máu ở khu vực này bị vỡ ra. Do đó, nếu bạn nhận thấy âm đạo chảy máu, có vệt máu nhỏ màu hồng hoặc nâu ở đáy quần nhỏ thì có thể đây là dấu hiệu mang thai.
11. Thay đổi khẩu vị
Một dấu hiệu mang thai khá điển hình thường gặp ở hầu hết các thai phụ đó là thay đổi chế độ ăn. Vì khi lượng hormone progesterone có sự thay đổi thì chị em sẽ liên tục có cảm giác thèm ăn. Những món quen thuộc trước đây sẽ không khiến chị em “hứng thú” nữa. Thay vào đó, các món có vị chua hay ngọt lại trở nên hấp dẫn với chị em hơn.

12. Rối loạn vị giác
Một số bạn nữ chia sẻ rằng có cảm giác như đang ngậm kim loại trong miệng khi có thai. Mùi vị này thường đọng lại khá lâu sau khi ăn khiến chị em thấy khó chịu. Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này là do hormone estrogen tăng nhanh đột ngột, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của thai phụ.
13. Nhạy cảm với nhiệt độ
Nhạy cảm với nhiệt độ cũng là một trong các dấu hiệu mang thai thường thấy. Có thể khi mới vừa thức dậy vào buổi sáng, bạn đã có cảm giác rét run. Nhưng chỉ khoảng vài giờ sau đó, bạn bỗng cảm thấy nóng nực và khó chịu.

14. Tiết nhiều nước bọt
Các thai phụ khi mang thai cũng xuất hiện tình trạng tiết nhiều nước bọt hơn thường ngày dù không ăn hay uống gì. Đây là dấu hiệu mang thai rất điển hình mà chị em cũng cần phải ghi nhớ.
15. Táo bón
Táo bón là dấu hiệu mang thai rõ rệt nhất mà bạn nữ cần biết. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang, dạ dày và tử cung. Lúc này chị em sẽ cảm thấy khó chịu và có cảm giác táo bón khi đại tiện.

16. Tính tình thay đổi thất thường
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, mất đi sự cân bằng vốn có. Do vậy, thai phụ dễ rơi vào tình trạng khó chịu, cáu gắt, không rõ nguyên nhân. Nếu không được chia sẻ và an ủi thì chị em sẽ cảm thấy tủi thân, thậm chí là dẫn đến hiện tượng trầm cảm. Vì thế, gia đình cần dành sự quan tâm đặc biệt cho thai phụ trong giai đoạn mang thai.
17. Đau lưng
Khi phôi thai được tạo thành, lượng hormone sinh dục trong cơ thể sẽ tăng lên làm mất đi sự cân bằng. Theo đó, những bộ phận như dây chằng, xương khớp sẽ phải chịu áp lực, bị chèn ép nên khiến các cơn đau lưng, đau khớp diễn ra. Một lưu ý chị em cần ghi nhớ là cơn đau lưng khi mang thai sẽ kéo dài hơn đau lưng khi có kinh nguyệt.

18. Tăng cân bất thường
Sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, nếu nhận thấy có tình trạng tăng cân bất thường thì khả năng cao chị em đã mang thai. Lúc này, để chắc chắn hơn, bạn nữ cần theo dõi và kiểm tra cân nặng định kỳ.
19. Khó thở, hụt hơi
Trong giai đoạn thai kỳ thì hormone progesterone tăng nhanh chóng để cung cấp đủ lượng oxy cho thai nhi phát triển. Do đó, bạn nữ có thể sẽ gặp phải tình trạng hụt hơi, khó thở liên tục vào những tháng đầu mang thai. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà hiện tượng này sẽ diễn biến phức tạp hoặc biến mất sau đó.

20. Nhiệt độ cơ thể tăng
Dấu hiệu mang thai khác cũng thường thấy ở nhiều thai phụ đó là nhiệt độ cơ thể tăng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thân nhiệt của chị em có thể đạt đến 37,5 độ C kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, cảm cúm. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ hormone progesterone tăng nhanh.
21. Xuất hiện rôm, sảy
Khi thân nhiệt của thai phụ tăng nhanh trong quá trình mang thai sẽ khiến lượng mồ hôi được đào thải nhiều hơn ra bên ngoài. Cơ thể lúc này không kịp điều chỉnh nhịp độ đào thải mồ hôi. Theo đó, các vùng da có nhiều ma sát trên cơ thể hoặc những nếp gấp ở da hay xuất hiện sảy, rôm, khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy.

22. Đau bụng âm ỉ
Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công và tạo được phôi thai thì phôi thai này sẽ nhanh chóng di chuyển về tử cung và bắt đầu làm tổ. Khi đó, vùng bụng của thai phụ sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ nhưng không liên tục, thường xuyên. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế nằm thì hiện tượng này sẽ diễn ra.
Những câu hỏi thường gặp dấu hiệu có bầu
1. Dấu hiệu thai sau khi quan hệ 3, 5 ngày?
Trứng và tinh trùng khi gặp nhau sẽ thụ tinh và tạo thành phôi thai. Xét về mặt thời gian thì quá trình tạo phôi thường xảy ra vào giữa ngày thứ 6 và thứ 10 sau khi đã thụ tinh. Do đó, dấu hiệu mang thai sẽ xuất hiện sau khi quan hệ khoảng 6 – 10 ngày.
2. Có phải tất cả phụ nữ đều có biểu hiện có thai trong giai đoạn đầu như nhau?
Mỗi phụ nữ đều có những dấu hiệu mang thai khác biệt, các triệu chứng cũng có thể diễn ra khác nhau giữa những lần mang bầu. Vì những biểu hiện của thai kỳ thường khá giống với các hiện tượng xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt. Do đó, để chắc chắn là bản thân đã mang thai hay chưa, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.

3. Khi nào nên kiểm tra triệu chứng thụ thai có đúng hay không?
Nếu bạn tính toán ngày quan hệ đúng với ngày trứng rụng thì có thể thực hiện các biện pháp thử thai sau 2 tuần là chuẩn. Việc kiểm tra sớm hơn thì chưa hẳn đã cho kết quả chính xác. Các chuyên gia khuyến cáo nên dùng que thử vào buổi sáng sớm. Vì lúc này, nồng độ hCG ở mức cao nhất trong nước tiểu.
4. Xuất tinh ngoài có mang thai được không?
Phái mạnh khó có thể kiểm soát sự tiết tinh dịch trước khi xuất tinh. Ngay cả khi dương vật đã được rút ra khỏi âm đạo trước thời điểm xuất tinh, thì dịch tiết vẫn hoàn toàn có khả năng đi vào âm đạo. Hiện tượng này dẫn đến vấn đề mang thai ngoài ý muốn. Đây là lý do giải thích tại sao xuất tinh ngoài không phải là phương pháp tránh thai có hiệu quả cao.

5. Quan hệ thời điểm nào dễ mang thai nhất?
Nếu có dự định mang thai thì các cặp vợ chồng nên gần gũi trước thời điểm xảy ra sự rụng trứng từ 1 đến 5 ngày. Ngoài ra, thực hiện quan hệ ngay lúc trứng rụng hoặc sau khoảng thời gian đó 1 ngày cũng làm tăng khả năng thụ thai thành công.
6. Quan sát bằng mắt thường sẽ có thấy tinh trùng yếu không?
Rất khó để có thể xác định chất lượng của tinh trùng nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Để kiểm tra tinh trùng có yếu hay không, bạn nên xét nghiệm tinh dịch để cho kết quả chính xác nhất.
Làm gì khi có dấu hiệu mang thai sớm?
1. Khám thai
Sau khi nhận thấy có các dấu hiệu mang thai sớm ở tuần đầu sau quan hệ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc lựa chọn cơ sở khám thai uy tín cũng là yếu tố được cân nhắc hàng đầu. Bạn nên đến các trung tâm y tế hoặc những phòng khám chuyên khoa uy tín để được đảm bảo an toàn khi thăm khám và nhận được kết quả chính xác.

2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu
Khi mang thai bạn cần phải bổ sung dưỡng chất mỗi ngày để thai nhi có thể phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Vì vậy, thai phụ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu, bao gồm đầy đủ các chất như chất đạm, vitamin và khoáng chất.
3. Sắp xếp lại thời gian ăn ngủ hợp lý
Thai phụ cần cố gắng sắp xếp thời gian ngủ hợp lý, ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa ngắn cũng là điều cần thiết để giúp mẹ bầu mau chóng hồi phục sức khỏe.

4. Đọc nhiều sách về kiến thức sinh nở
Muốn chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai và sinh nở, bạn cần có đầy đủ kiến thức liên quan tới thai sản. Bạn có thể củng cố các thông tin này thông qua báo chí, các cuốn sách hay được chắp bút bởi các chuyên gia sinh sản.
Xem thêm:
- “Bật Mí” Bảng Cân Nặng, Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu chuẩn của WHO
- 8 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 38 tuần, 2 ngày và 24 giờ
- 99+ Tên hay cho bé trai năm 2023 ý nghĩa đẹp, độc lạ
- 1001+ Tên hay cho bé gái, mang nhiều ý nghĩa, may mắn cho con
Để sở hữu được những cuốn sách chất lượng, bạn nên chọn mua tại nơi cung cấp uy tín, điển hình như Tiki. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm được những tựa sách hay cho liên quan đến chủ đề sinh nở. Tiki cũng hỗ trợ giao hàng nhanh chóng và tận nơi để bạn kịp thời có sự chuẩn bị cho thai kỳ.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn 23 dấu hiệu mang thai điển hình. Hy vọng bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để có thể có sự chuẩn bị cần thiết khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm cho em bé như: tã lót, xe đẩy em bé,… Hãy ghé ngay Tiki để chọn ngay cho mình những sản phẩm chất lượng nhất.