tiki

Kem chống hăm cho bé hàng chính hãng, giao nhanh Tháng 9, 2024 | TIki

Kem chống hăm cho bé

cate-top-banner-ad
arrow
cate-top-banner-ad
cate-top-banner-ad
arrow
Nhập khẩu chính hãng

Sản phẩm đã xem

Không có sản phẩm nào

Thông Tin Danh mục

Làn da bé yêu mỏng manh tựa cánh bướm, dễ dàng bị tổn thương bởi sự ẩm ướt và ma sát từ tã, bỉm. Hăm tã - "kẻ thù" số một của bé - khiến bé quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Để xoa dịu làn da bé, bảo vệ bé khỏi hăm tã, "vị cứu tinh" kem chống hăm ra đời như một giải pháp hoàn hảo. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá bí ẩn về kem chống hăm - người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình chăm sóc bé yêu.

Những nguyên nhân, biểu hiện khi bé bị hăm tã

Hăm tã, hay còn gọi là viêm da tã lót là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng tã lót. Hăm tã xảy ra khi da bé tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bí bách trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát tán và gây kích ứng da. 


Những vùng da thường xuyên tiếp xúc với tã, bỉm rất dễ bị hăm (Ảnh: Internet)

Khi mắc phải tình trạng trên, da của bé thường ửng đỏ, đặc biệt là ở vùng da mặc tã, bẹn, mông, thậm chí lan rộng ra đùi, bụng,..Nếu nghiêm trọng hơn có thể nổi mẩn đỏ li ti, mụn nước và gây ngứa, rát khó chịu khiến bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc. Tình trạng hăm tã sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu da bé có biểu hiện nứt nẻ, chảy dịch, thậm chí là loét da. 

Vì sao không nên dùng phấn rôm để trị hăm tã cho bé

Theo truyền thống, nhiều ba mẹ vẫn giữ thói quen sử dụng phấn rôm để bôi cho bé khi con xuất hiện hiện tượng hăm tã. Tuy nhiên, đây là một phương pháp trị hăm không đúng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, vì:

  • Phấn rôm có dạng bột mịn, khi bôi lên da dễ gây bí da, cản trở thoát nhiệt, dễ đến tình trạng hăm tã ngày nặng hơn. 

  • Bột phấn rôm có thể bay vào không khí, bám vào quần áo, đồ dùng và xâm nhập vào cơ thể bé qua đường hô hấp hoặc miệng. Việc hít phải phấn rôm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản.

  • Một số loại phấn rôm có chứa các thành phần gây kích ứng da, hương liệu, chất tạo màu, khiến da bé bị mẩn đỏ, thậm chí là dị ứng. 

  • Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sử dụng phấn rôm có chứa amoniac có thể gây kích ứng da và dẫn đến ung thư da. 

Có nên dùng kem chống hăm cho bé không?

Để ngăn ngừa hiện tượng viêm da tã lót cho trẻ, ngoài cách thay tác thường xuyên, mặc quần áo rộng rãi, vệ sinh bé đúng cách thì dùng kem chống hăm được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị hăm tã. Dưới đây là những lý do mà bạn nên sử dụng kem chống hăm cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Kem chống hăm giúp tạo màng bảo vệ da bé khỏi sự tiếp xúc với nước tiểu, phân, ma sát từ tã, bỉm giúp da bé luôn khô thoáng.

  • Kem chống hăm cho bé thường chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm, từ đó hạn chế nguy cơ hăm tã. 

  • Kem chống hăm cũng cung cấp độ ẩm cần thiết, làm dịu dạ, giảm cảm giác ngứa, rát do hăm tã.

  • Một số loại kem chống hăm cho bé sơ sinh của Nhật cao cấp còn có các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, hỗ trợ da bé mau lành do các tổn thương do hăm tã gây ra.


Kem chống hăm chứa các thành phần giảm kích ứng, làm dịu da cho bé (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi chọn mua kem chống hăm cho bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu chăm sóc mẹ và bé có dòng sản phẩm kem chống hăm. Để chọn được loại kem phù hợp với bé, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tối ưu thì ba mẹ nên lưu ý những điều sau:

Chọn kem chống hăm có thành phần an toàn, lành tính 

  • Ưu tiên các loại kem chống hăm có thành phần từ thiên nhiên như: Dầu dừa, dầu tràm trà, kẽm oxit, vitamin A, D, E, lô hội, ...

  • Tránh các loại kem chống hăm chứa hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản, parabens, phthalates, ... vì có thể gây kích ứng da bé.

  • Nên chọn kem chống hăm có độ pH trung tính (pH từ 5.5 đến 6.5) để phù hợp với da bé.

Thử nghiệm kem chống hăm trước khi sử dụng

  • Thoa một lượng nhỏ kem chống hăm lên da bé ở vùng khuỷu tay hoặc cổ chân để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với thành phần nào của kem hay không.

  • Chờ 24 giờ để quan sát phản ứng của da bé. Nếu da bé không có biểu hiện kích ứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy, ... thì có thể sử dụng kem cho bé.

Một số lưu ý khác

  • Nên chọn kem chống hăm có dạng tuýp hoặc lọ có nắp đậy kín để đảm bảo vệ sinh.

  • Nên sử dụng kem chống hăm trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp.

  • Nếu bé bị hăm tã nặng, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách bôi kem chống hăm cho bé

Để bôi kem chống hăm cho bé hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Ba mẹ nên xịt khuẩn tay, hoặc rửa sạch tay với xà phòng và chuẩn bị sẵn khăn lau, tã lót sạch và kem chống hăm. 

Bước 2: Vệ sinh cho bé

Cởi bỏ tã bỉm cũ, lau sạch vùng da mặc bỉm bằng khăn ướt trẻ em, khăn mềm. Sau khi da bé khô hoàn toàn, ba mẹ bắt đầu bôi kem chống hăm cho bé. 

Bước 3: Thoa kem chống hăm

Lấy một lượng kem vừa đủ (bằng hạt đậu) ra đầu ngón tay. Thoa kem nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm, chú ý thoa đều vào các kẽ da. Tránh thoa kem vào mắt, miệng, mũi của bé.

Bước 4: Mặc tã mới cho bé

Sau khi thoa kem xong, ba mẹ mặc tã bỉm mới cho em và vệ sinh tay sau khi bôi kem cho bé. 


Mặc tã mới cho bé sau khi bôi kem chống hăm (Ảnh: Internet)

Lưu ý:

  • Nên bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay tã, đặc biệt là sau khi bé đi ngoài.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem chống hăm cho bé trước khi đi ngủ để giúp da bé được bảo vệ suốt đêm.

  • Nếu bé có da nhạy cảm hoặc dễ bị hăm tã, bạn có thể bôi kem thường xuyên hơn, 2-3 lần/ngày.

Những lưu ý khi bôi kem chống hăm cho bé trai và bé gái

Về cơ bản, việc bôi kem chống hăm cho bé trai và bé gái không có sự khác biệt quá nhiều. Các bước thực hiện và lưu ý khi dùng kem chống hăm cho cả hai giới tương tự nhau. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt nhỏ cần lưu ý:

  • Về vị trí bôi kem, khi bôi kem chống hăm cho bé trai cần chú ý bôi kem kỹ ở vùng bộ phận sinh dục, bao gồm cả bìu và quy đầu. Đối với bé gái, cần chú ý bôi kem ở vùng âm đạo, môi âm đạo và xung quanh hậu môn.

  • Về lượng kem sử dụng, do vùng bộ phận sinh dục của bé trai có nhiều nếp gấp da hơn bé gái, nên có thể cần sử dụng lượng kem nhiều hơn một chút để đảm bảo kem thấm đều vào các kẽ da. Khi bôi kem chống hăm cho bé gái, nên sử dụng lượng kem vừa đủ, tránh bôi quá dày vì có thể khiến da bé bị bí.

5 loại kem chống hăm cho bé tốt nhất hiện nay

Dưới đây là một số loại kem chống hăm cho bé tốt nhất hiện nay, được các bà mẹ tin dùng mà Tiki gợi ý đến bạn

Kem chống hăm Bepanthen

Loại kem này có thành phần là dầu lanolin, Provitamin B5 (Dexpanthenol) với ưu điểm làm dịu da hiệu quả, phục hồi nhanh chóng, an toàn cho cả bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, giá thành của dòng kem chống hăm Bepanthen này khá cao so với mặt bằng chung. 


Kem chống hăm Bepanthen (Ảnh: Tiki)

Kem chống hăm Sudocrem

Kem chống hăm Sudocrem có chữa Kẽm Oxit, Lanolin, Nước hoa Lavender mang lại khả năng chống hăm tốt, hiệu quả cao. Với giá bán 115.000 đồng cho hũ 60g, đây là mức giá phù hợp với nhiều gia đình Việt Nam nên Sudocrem là loại kem chống hăm cho bé được nhiều ba mẹ tin dùng. Tuy nhiên, loại kem này có chất khá đặc, hơi nhờn rít, có thể làm bết quần áo nên ba mẹ cần lưu ý về liều lượng khi sử dụng. 

Kem chống hăm Bubchen

Dầu hạnh nhân, Kẽm Oxit và Panthenol là 3 thành phần chính có trong kem chống hăm cho bé Bubchen. Những thành phần thiên nhiên này được đánh giá là an toàn cho bé, giúp làm dịu da và dưỡng ẩm tốt. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm là điều khiến ba mẹ còn e dè khi chọn mua sản phẩm này. 


Kem chống hăm Bubchen (Ảnh: Tiki)

Kem chống hăm Desitin

Trong Desitin có chữa Kẽm Oxit, Dầu gan cá và Petrolatum mang lại hiệu quả chống hăm tốt cùng với giá thành hợp lý nên đây là loại kem chống viêm da hăm tã được nhiều bố mẹ Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên, tương tự như Sudocrem, chất kem của Desitin khá đặc nên ba mẹ cũng nên chú ý đến liều lượng sử dụng để tránh gây bít tắc da và khó chịu cho bé. 

Kem chống hăm Chicco

Kem chống hăm Chicco có chứa dầu hạnh nhân, Kẽm oxit, Panthenol, Allantoin. Hiệu quả chống hăm của sản phẩm này được đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên, nhờ giá thành hợp lý mà đây cũng là lựa chọn đáng cân nhắc nếu em bé của bạn không gặp tình trạng hăm quá nặng mà đơn giản chỉ cần một loại kem có công dụng làm dịu da và dưỡng ẩm. 


Kem chống hăm Chicco (Ảnh: Tiki)

Kem chống hăm Cetaphil

Kem chống hăm Cetaphil Baby Diaper Cream Calendula là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng để chăm sóc da và làm dịu hăm tã cho bé. Sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, an toàn cho da bé, giúp làm dịu da, dưỡng ẩm, phục hồi da nhanh chóng và hiệu quả.

Các sản phẩm của Cetaphil được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và cửa hàng Mẹ và Bé trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển, ba mẹ có thể chọn mua kem chống hăm Cetaphil chính hãng trên Tiki. 

Tổng kết

Trong bài viết này, Tiki đã đúc kết những kinh nghiệm trong việc chọn mua kem chống hăm, cách sử dụng và gợi ý những loại kem chống hăm tốt nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đã hữu ích cho bạn khi đang tìm kiếm đồ dùng vệ sinh cho bé. Tiki luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc con yêu, vì vậy hãy truy cập Tiki nếu bạn cần tìm mua các loại đồ dùng vệ sinh cho bé nhé!