Đối với những bữa ăn thường ngày của người Việt, lá lốt ắt hẳn không còn là nguyên liệu xa lạ. Nó vừa có thể nấu canh vừa làm chả cuốn thịt heo hoặc thịt bò cũng đều hấp dẫn. Thế nhưng, liệu bạn có biết loại lá này còn là dược liệu được nhiều bệnh khác nhau như xương khớp, tổ đỉa, viêm xoang, đau bụng, ra mồ hôi tay chân,… Hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, các bài thuốc và lưu ý khi sử dụng lá lốt trong bài viết bên dưới.
>> Xem thêm:
- 7+ công dụng của rau đay? Hướng dẫn bảo quản và trồng rau đay tại nhà
- Rau má có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
- Rau muống bao nhiêu calo? Ăn nhiều rau muống có tốt không?
Tất tần tật thông tin về đặc điểm của lá lốt
Lá lốt là loại cây thuộc họ Hồ tiêu, có tên khoa học là Piper Sarmentosum. Nó sinh trưởng, mạnh mẽ ở những khu vực râm mát, ẩm ướt và có thể thu hoạch quanh năm. Về đặc điểm, loại cây này thuộc cây thân thảo, cao trung bình từ 30cm – 40cm. Thân lá chia thành nhiều đốt nhỏ. Còn lá thì có hình gần giống trái tim, một mặt láng bóng và một mặt hơi sần sùi. Mỗi phiến lá có từ 5 đến 7 gân xanh. Lá lốt mang tính ấm, khi ăn vào có vị cay nồng.
Vì lá là bộ phận được dùng nhiều nhất nên ít ai để ý đến hoa. Hoa lá lốt có màu trắng, thường mọc thành từng cụm dưới nách lá. Đặc biệt, hoa này khá lâu tàn. Còn quả của loại thảo dược này thuộc loại quả mọng, chứa hạt bên trong. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm bài thuốc để trị bệnh. Cách bảo quản lá để dùng được lâu sau khi hái là rửa sạch, để ráo nước ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời.
Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, 100g lá lốt chỉ gồm chưa đầy 40 kcal. Ngoài ra, có đến 86.5g là nước, 2.5g là chất xơ, 4.3g chất đạm. Về thành phần hoá học, loại dược liệu này chứa những hoạt chất có công dụng điều trị bệnh như:
- Tinh dầu: Chiếm từ 0,5% đến 1% khối lượng khô, gồm nhiều hợp chất hữu cơ như benzyl axetat, piperolotin, beta-caryophyllene, piper lolot on, piperolotidin. Cũng nhờ có tinh dầu là thành phần chính mà loại thảo dược này có mùi thơm khá đặc trưng. Công dụng của tinh dầu là kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng, giảm đau nhức và kích thích hệ tiêu hoá.
- Alkaloid: Các loại Alkaloid bao gồm piplartine, piperin,… Đây là hợp chất có tính bazơ, vừa giúp kích thích vừa gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Công dụng của chúng là trừ phong hàn, giãn mạch máu và giúp cơ thể ấm lên.
- Flavonoid: Bao gồm các loại Flavonoid như kaempferol, apigenin hay quercetin có khả năng chống oxy hoá, ngừa viêm nhiễm, bảo vệ tế bào và chống lại ung thư.
>> Xem thêm: Rau Bina là rau gì? Công dụng của rau Bina đối với sức khỏe

Lá lốt có tác dụng gì?
Dù ở trạng thái còn tươi hay đã được phơi và sấy khô, lá lốt đều có công dụng. Nó có thể làm rau sống giống như các loại rau thơm khác. Ngoài ra, nó còn là loại nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong bữa hàng ngày theo nhiều cách chế biến khác nhau như xào, nấu canh, nấu cháo, nướng, rán,…
Bên cạnh làm thực phẩm, lá lốt cũng đồng thời là bài thuốc dân gian có nhiều công dụng:
- Giảm đau, giải độc, giải cảm, điều trị say nắng.
- Điều trị chứng ra mồ hôi ở tay chân, chứng tay chân lạnh, viêm xoang.
- Chống viêm nhiễm, giảm sưng, kháng khuẩn.
- Trị đầy bụng, khó tiêu hoá, nôn mửa.
- Trị mụn nhọt.
>> Xem thêm: Uống nước rau mùi có tác dụng gì? Tìm hiểu lợi ích của rau mùi

Những bài thuốc điều trị bệnh từ lá lốt
Trong các bài thuốc dân gian, lá lốt thường được kết hợp với những vị thuốc khác như ngải cứu, tía tô, lá chanh, lá xương sông, rễ tầm gai,… để ngâm tay chân hoặc sắc thuốc. Cụ thể bài thuốc điều trị từng bệnh như sau:
Lá lốt giúp điều trị đau bụng
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá lốt tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị nguyên liệu, mang đi rửa sạch với nước nhiều lần rồi cho vào nổi.
- Bước 2: Với 20g lá, bạn nấu sôi với khoảng 300ml nước cho đến khi nước bay hơi hết và rút cạn còn khoảng 100ml.
- Bước 3: Chia số thuốc đã nấu ra làm 2 phần rồi uống hết trong ngày.
>> Xem thêm: Rau diếp cá có tác dụng gì? Có nên ăn loại rau này mỗi ngày?

Bệnh tổ đỉa
Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 30g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn sơ chế sạch lá với nước.
- Bước 2: Sau đó, bạn giã nát lá rồi vắt kiệt lấy nước cốt để uống. Lưu ý, không nên để sang ngày hôm sau.
- Bước 3: Phần bã còn lại bạn đổ thêm 3 bát nước và tiếp tục nấu cho đến khi sôi.
- Bước 4: Sau khi vớt bã ra, phần nước thuốc này bạn dùng để rửa vùng da bị tổ đỉa còn bã thì đắp lên khu vực đó và băng lại. Hãy kiên trì thực hiện khoảng 2 lần/ngày, liên tục trong một tuần để nhanh thấy hiệu quả.
>> Xem thêm: Rau om – Loại rau gia vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe

Hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Trong Đông Y, người ta thường sắc nước hoặc nấu món ăn sử dụng lá lốt để bổ máu, điều trị triệu chứng đau nhức xương khớp. Dưới đây là 2 cách thường được áp dụng nhiều nhất vì mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cách 1
Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 600g lá lốt, 100g thịt cắt nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế sạch nguyên liệu.
- Bước 2: Ướp thịt với gia vị sao cho vừa ăn rồi xào chín cùng lá lốt.
- Bước 3: Bạn nên ăn từ 3 lần/tuần để sớm nhìn thấy công dụng trị bệnh đau xương khớp.
Cách 2
Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 300g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế sạch lá sao cho không còn rất hay bụi bẩn.
- Bước 2: Nấu lá với nước ấm cho đến khi nước cạn còn 50% thì tắt bếp.
- Bước 3: Bạn uống hết trong ngày, thời gian nên uống là sau bữa ăn tối.
>> Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Công dụng, giá và cách dùng hiệu quả nhất

Lá lốt giúp giảm sưng ở đầu gối
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá lốt và 20g ngải cứu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu rồi giã đến khi nát.
- Bước 2: Chưng 2 loại thảo dược với giấm trên lửa vừa.
- Bước 3: Đắp lên khu vực đầu gối bị sưng liên tục trong 10 ngày để cải thiện.
>> Xem thêm: Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi chân, tay
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế và sao vàng hạ thổ nguyên liệu.
- Bước 2: Cho vào nồi, sắc chung với 3 chén nước nhỏ cho đến khi nước rút cạn chỉ còn bằng 1 chén thì tắt bếp.
- Bước 3: Uống trong ngày, đều đặn 7 ngày rồi nghỉ 4 ngày và tiếp tục chu kỳ này một lần nữa.
>> Xem thêm: Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe, uống trà khô có tốt không?

Công dụng của lá lốt: Điều trị mụn nhọt
Chuẩn bị nguyên liệu: 15g mỗi loại bao gồm lá lốt, lá ráy, lá chanh, tía tô, cây chanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bỏ vỏ cây chanh, phơi khô dưới nắng lớn rồi giã nhỏ. Chúng dùng để rắc lên vết mụn nhọt.
- Bước 2: Những thảo dược còn lại bạn rửa sạch, giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt. Mỗi ngày đắp 1 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ sớm nhìn thấy ngay hiệu quả.
>> Xem thêm: Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe, làm đẹp

Điều trị viêm nhiễm âm đạo
Chuẩn bị nguyên liệu: 15g lá lốt, 20g phèn chua, 40g nghệ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và để ráo các loại nguyên liệu trên.
- Bước 2: Cho thảo dược vào nổi, đổ nước ngập quá 2 đốt tay và nấu liu riu trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Chắt bỏ bã, lấy nước và dùng để rửa âm đạo trực tiếp.
>> Xem thêm: Công dụng của trái bình bát trong việc chữa bệnh như thế nào?

Điều trị viêm tinh hoàn
Chuẩn bị nguyên liệu: 12g lá lốt, 6g phòng sâm, 5g hoàng kỳ, 21g sinh khương, 12g bạch truật, 4g cam thảo, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 6g sơn thù.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi.
- Bước 2: Đổ 600ml nước và nấu liu riu cho đến khi nước bốc hơi chỉ còn 200ml thuốc trong nồi thì tắt bếp.
- Bước 3: Đợi thuốc nguội và uống hết trong ngày.
>> Xem thêm: Tác dụng của hoa thiên lý và những điều cần kiêng kỵ

Hỗ trợ chữa phù thũng do suy thận
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá lốt, 10g cà gai leo, 10g lá đa lông, 10g mã đà, 10g rễ mỏ quạ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và sắc với 500ml nước lọc.
- Bước 2: Khi nước bốc hơi còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Bạn để thuốc nguội và uống hết không để sang ngày hôm sau.
>> Xem thêm: Ăn gì tốt cho thận? TOP 15 thực phẩm bổ thận nên bổ sung

Giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang
Chuẩn bị nguyên liệu: 10- 20g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá và vò nát.
- Bước 2: Nhét lá vào lỗ mũi để tinh dầu thấm vào, giúp điều trị viêm xoang. Bạn nên kiên trì làm mỗi ngày để sớm nhìn thấy tác dụng.

Lá lốt giúp giải cảm nhanh chóng
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá lốt, 5 củ hành hương, 1 tép tỏi, nửa củ hành tây, 2g gừng, 1 nắm gạo.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo gạo để nấu cháo.
- Bước 2: Đến khi gạo nở đều, bạn cho hết dược liệu và gia vị vào sao cho vừa ăn.
- Bước 3: Đợi cháo chín, bạn múc ra và ăn khi cháo còn nóng để cơ thể toát mồ hôi, giúp giải cảm.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng lá lốt
Khi dùng lá lốt để điều trị bệnh hoặc nấu ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý kỹ những điều sau:
- Không sử dụng liên tục trong thời gian dài vì loại thảo dược này có khả năng suy giảm chức năng của thận và gan.
- Phụ nữ có thai không nên dùng nhiều vì dễ làm co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi còn phụ nữ đang cho con bú thì dễ bị tắc hoặc loãng sữa (do lá có tính nóng).
- Hạn chế dùng cho người bị nhiệt miệng, đau dạ dày, táo bón, sốt quá cao, tá tràng, liêm loét dạ dày vì có nguy cơ gây kích ứng, từ đó bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.
- Không lạm dụng, ăn quá nhiều lá lốt vì dễ gặp tình trạng ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu hoá. Người bình thường chỉ nên ăn từ 50g đến không quá 100g mỗi ngày.
- Nếu dùng lá làm thuốc trị bệnh, bạn cần kiên trì, áp dụng đúng công thức và hướng dẫn để thấy hiệu quả rõ nhất.
- Hãy chọn lá tự nhiên, không bị phụ thuốc bảo vệ thực vật, không bị sâu bệnh, không quá già hay quá non để làm thuốc.
- Cần cân nhắc kỹ các bài thuốc vì vẫn có khả năng dị ứng. Vì vậy, bạn cần tham khảo thông tin từ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo không xảy ra các tình huống xấu.
- Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bệnh tình nghiêm trọng hơn thì cần ngưng sử dụng thuốc ngày và đến bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa trong việc chữa bệnh về gan

Câu hỏi thường gặp:
Không nên uống nước lá lốt hàng ngày vì sẽ làm ợ nóng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận. Thời gian tối đa được sử dụng là không quá 10 ngày, liều lượng từ 20g – 30g lá tươi).
Phương pháp xông lá lốt giúp giảm đau mỏi xương khớp, chữa tiêu chảy, nôn mửa, chữa viêm tuyến vú,…
Trên đây là các thông tin về lá lốt cũng như hướng dẫn cách nấu các bài thuốc và lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức Đông Y bổ ích về một loại nguyên liệu quen thuộc trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Để mua dụng cụ nấu thuốc, bạn đừng quên truy cập ngay trang thương mại điện tử Tiki. Ở đây có đầy đủ mọi món đồ mà bạn đang cần với mức giá ưu đãi và chất lượng tốt nhất.