Rau má có tác dụng gì? Không chỉ là loại thực phẩm mang hương vị đặc trưng, hấp dẫn, loại cây còn được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Rau má được đánh giá cao trong cả y học cổ truyền và hiện đại, có tác dụng phục hồi vết thương, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá, tuần hoàn… Tuy nhiên, điều quan trọng là cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu đồng thời tránh tác dụng phụ không đáng có. Cùng Tiki Blog tham khảo chi tiết qua những chia sẻ ngay sau đây nhé!
>> Xem thêm:
- Kỷ tử là gì? Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và sắc đẹp
- Việt quất: Bật mí công dụng, lợi ích, cách ăn tốt cho sức khỏe
Thông tin về cây rau má
Rau má có nguồn gốc từ nước Úc, châu Á, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia… Đây là loại cây thân thảo, còn được gọi là lôi công thảo, tích tuyết thảo, thuộc họ hoa tán, có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban, Hydrocotyle asiatica L. Lá cây có hình dạng như đồng tiền tròn, xếp nối vào nhau.
Rau má thường mọc bò khắp nơi, đặc biệt là những vùng đất ẩm mát như thung lũng, bờ mương… Hoa có màu trắng, quả nhỏ màu nâu đen. Một vài giống rau má còn được chọn lọc để trồng chuyên canh nhằm phục vụ cho nhu cầu thương mại.
Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau má có chứa các hợp chất gồm: Beta carotene, sterol, alkaloid, saponin, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, kali, kẽm, các loại Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin C, Vitamin K… Những thành phần này thường thay đổi tuỳ thuộc vào từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.
Theo nghiên cứu, trong 100gr chiết xuất rau má có chứa đến 88,2gr nước, 3,2gr đạm, 1,8gr tinh bột, 4,5gr cellulose, 3,7mg Vitamin C, 2,29mg canxi, 2mg phốt pho, 0,15mg vitamin B1, 3,1mg sắt, 1,3mg beta carotene.
>> Xem thêm: Hồng sâm có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Công dụng của rau má cho sức khỏe
Rau má có tác dụng gì? Dưới đây là một số công dụng điển hình, được đánh giá cao trong vấn đề hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe:
Trong y học cổ truyền
Rau má từ xa xưa đã được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, loại cây này thường xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc trị rôm sảy, mụn nhọt, tả lỵ, thổ huyết…
Theo y học hiện đại
Không chỉ riêng y học cổ truyền, y học hiện đại cũng đánh giá rất cao công dụng của rau má trong điều trị bệnh, bao gồm:
Chữa các bệnh về tĩnh mạch
Rau má có khả năng giúp giảm sưng, tăng cường lưu thông máu huyết ở những người mắc bệnh về tĩnh mạch. Một nghiên cứu năm 2001 cũng đã cho thấy, loại rau này giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng phù mắt cá, sưng tấy, chuột rút, đau nhức chi dưới… do hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch. Thói quen dùng 180mg rau má mỗi ngày cũng hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến cao huyết áp.
Phục hồi vết thương
Rau má có tác dụng gì? Phần lá rất giàu hàm lượng triterpenoids. Đây là hợp chất thực vật mang lại nhiều công dụng quan trọng đối với quá trình phục hồi vết thương:
- Đẩy nhanh tốc độ phục hồi các vết thương trên cơ thể.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa cho vùng da bị tổn thương.
- Nuôi dưỡng da khỏe mạnh, kháng viêm, ngừa mụn.
- Tăng cường lưu thông máu đến các vùng bị thương trên cơ thể.
Giảm lo âu, căng thẳng
Hoạt chất saponin triteroenoid trong rau má có khả năng làm giảm lo âu và tăng cường chức năng thần kinh trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu năm 2000 đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng cho thấy, người bệnh sau khi uống nước rau má từ 30 – 60 phút có xu hướng ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn.
>> Xem thêm: Ăn rau răm có tốt không? Tác dụng của rau răm đối với sức khỏe
Cải thiện khả năng nhận thức
Rau má đặc biệt có lợi cho sức khỏe người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của loại thực phẩm này đối với bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nước rau má còn giúp tăng cường khả năng nhận thức nhờ tác động tích cực đến hệ tuần hoàn, thúc đẩy oxy trong não. Thành phần chống oxy hoá từ loại rau này cũng được đánh giá cao về hiệu quả kích thích đường dẫn thần kinh, loại bỏ mảng bám và các gốc tự do gây hại trong não.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Từ lâu, rau má đã được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày. Thành phần rất giàu chất chống oxy hoá cùng hoạt tính kháng viêm, giúp cải thiện triệu chứng viêm nhiễm một cách rõ rệt. Ngoài ra, rau má cũng được chứng minh mang lại hiệu quả điều trị tương tự đối các bệnh lý về đường ruột và đại tràng.
>>> Xem thêm: Yến mạch và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà bạn nên biết
Hỗ trợ hệ tuần hoàn
Chiết xuất rau má có tác dụng cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết, tối ưu hoá hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nước uống từ loại rau này còn giúp kích thích quá trình lưu thông máu, vận chuyển oxy đi khắp các cơ quan nội tạng cơ thể. Cơ chế này đặc biệt có lợi cho sức khoẻ tổng thể, hỗ trợ ngăn ngừa tai biến mạch máu não và đột quỵ một cách đáng kể.
Thanh lọc cơ thể
Rau má có tác dụng tăng cường khả năng đào thải muối, nước, độc tố, chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bạn nên uống nước chiết xuất từ loại rau này để thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên, giúp cân bằng dịch và duy trì sức khỏe ổn định.
Nên sử dụng rau má như thế nào? Bao nhiêu là phù hợp?
Ngoài tìm hiểu rau má có tác dụng gì, bạn cũng nên tham khảo thông tin về cách dùng, liều lượng phù hợp để sử dụng an toàn, đạt hiệu quả cao:
- Chỉ nên uống 1 cốc nước rau má mỗi ngày, tương đương khoảng 40gr.
- Người bệnh đang gặp vấn đề về tuần hoàn máu ở chân, chẳng hạn như chứng suy giãn tĩnh mạch nên uống 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
- Không nên ăn/uống nước rau má quá 6 tuần liên tiếp khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Người có tiền sử bị bệnh gan, ung thư… tuyệt đối không nên uống/ăn rau má.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều dùng rau má phù hợp cho từng tình trạng sức khoẻ.
Một số bài thuốc dân gian hay từ rau má giúp trị bệnh
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ rau má, được sử dụng cho từng vấn đề bệnh lý riêng biệt:
- Sỏi đường tiết niệu: Sử dụng 40gr rau má tươi, nấu nước uống như trà hàng ngày.
- Đau bụng, đi đại tiện phân lỏng, lỵ: Rửa sạch, giã nát 50gr rau má tươi, trộn với nước vo gạo, vắt lấy nước cốt trong để uống.
- Ngộ độc thức ăn: Giã nát hỗn hợp gồm 250gr rau má và 250gr rễ rau muống, lấy nước cốt và trộn với nước ấm để uống.
- Ngộ độc nấm độc: Sắc 120gr rau má tươi 120g cùng 5gr đường phèn, thu lấy nước uống hàng ngày.
Những lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi uống hoặc ăn rau má, bạn nên cân nhắc:
- Rau má mọc sát đất, ở những vùng ẩm ướt nên chứa rất nhiều vi khuẩn, cần rửa thật sạch trước khi sử dụng.
- Không nên uống nước rau má khi bị khó tiêu, đầy bụng.
- Không uống nước rau má thay nước lọc để tránh lạnh bụng đầy bụng, nhức đầu, thậm chí gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe.
- Không uống nước rau má trong quá trình đang sử dụng thuốc Tây: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc giảm cholesterol…
- Phụ nữ mang thai không nên uống nước rau má vì rất dễ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Câu hỏi thường gặp
Rau má đặc biệt kỵ với những thực phẩm sau: Sữa, trà, thịt động vật.
Những đối tượng sau không nên uống nước rau má để tránh gây hại cho sức khỏe: Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh gan, có tiền sử bị tổn thương da, bệnh ung thư và người đang dùng thuốc Tây.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc rau má có tác dụng gì, lưu ý sử dụng đúng cách để tránh gặp phải tác dụng phụ, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kiến thức mới trong vấn đề chữa bệnh. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy truy cập Tiki để tham khảo và mua hàng.
Nguồn tham khảo: