Đường phèn có vị ngọt thanh và là nguyên liệu thường dùng trong chế biến món ăn cũng như các bài thuốc dân gian. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu rõ về loại đường này và những công dụng đối với sức khỏe hay chưa? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đường phèn, hãy cùng Tiki Blog theo dõi bài viết sau.
>> Xem thêm:
- Phèn chua có tác dụng gì? Bật mí 7+ công dụng không ngờ của phèn chua
- Táo tàu là gì? Lợi ích, công dụng và những lưu ý khi ăn mà bạn nên biết
- Protein là gì? Bật mí chức năng, vai trò, tầm quan trọng đối với cơ thể
Đường phèn là gì?
Đường phèn hay còn gọi là đường băng. Đây là saccarose được kết tinh. Nhìn bằng mắt dễ nhận thấy loại đường này tồn tại ở dạng tinh thể đường lớn, rắn như phèn. Màu sắc đường thường là màu caramel hoặc trắng trong.
>> Xem thêm: Trà hoa cúc – Trà thảo mộc với 10+ công dụng giúp cải thiện sức khỏe
Đường phèn được làm từ gì?
Đường phèn là kết quả của quá trình kết tinh đường từ cây mía, cây thốt nốt, cây cọ, củ cải,… Đường chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng khác giúp phân giải thành đường thành fructose và glucose. So với đường tinh luyện, hàm lượng calo và đường có trong đường này ít hơn nên rất tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm: La hán quả – Vị thuốc quý cho sức khỏe mà bạn nên biết
Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn
Theo phân tích đánh giá, 1 thìa đường tương đương với 4g sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo: 25 calo.
- Carbohydrate: 6.5g.
- Đường: 6.5g.
>> Xem thêm: Cây bạch quả là gì? Bạch quả có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Những lợi ích của đường phèn cho sức khỏe
Đường phèn hiện đang được nhiều người ưu tiên sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện. Điều này xuất phát từ những lợi ích tuyệt vời của loại đường này với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của loại đường này mà bạn có thể chưa biết:
Mang lại hơi thở thơm tho
Sau bữa ăn, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ gây hôi miệng. Tuy nhiên, sau bữa ăn nếu bạn ăn đường, hơi thở sẽ trở nên thơm tho hơn.
>> Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Công dụng, giá 2023 và cách dùng hiệu quả nhất
Điều trị ho và viêm họng
Loại đường này cũng là một nguyên liệu chính trong các bài thuốc trị ho, viêm họng bởi khả năng làm dịu tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Thế nên, khi bị ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi, bạn có thể ngậm một chút đường hoặc chưng cách thuỷ đường phèn cùng hoa điệp phơi sương để lấy nước uống vào sáng sớm.
>> Xem thêm: Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Cải thiện hệ tiêu hóa
Đường phèn có tác dụng khởi động và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì thế, sau bữa ăn bạn có thể ngậm một chút đường như để tráng miệng.
>> Xem thêm: Tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe, uống trà khô có tốt không?
Tăng mức Hemoglobin
Hemoglobin là huyết sắc tố, đây là một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Cơ thể thiếu hụt Hemoglobin sẽ dẫn đến thiếu máu, gây ra những biểu hiện như da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt… Trong khi đó, loại đường này lại có tác dụng làm tăng nồng độ Hemoglobin, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, cải thiện tình trạng thiếu máu.
>> Xem thêm: Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe, làm đẹp
Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể
Đường chưa qua tinh chế có chứa một lượng sucrose tốt có tác dụng cung cấp năng lượng, giúp cơ thể luôn cảm thấy khỏe khoắn. Ngoài ra, loại đường này còn có tác dụng giải tỏa tâm trạng, giúp tinh thần trở nên vui vẻ, suy nghĩ tích cực hơn.
>> Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu calo tốt cho sức khỏe
Nước giải khát
Đường phèn có tính mát nên bạn có thể sử dụng để giải khát, làm dịu cảm giác nóng trong người. Bởi vậy, loại đường này thường dùng để pha nước uống giải nhiệt như nước chanh, nước bí đao, nước nha đam, nấu chè, chưng yến,…
>> Xem thêm: Rau má có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Một số bài thuốc hay từ đường phèn
Từ những lợi ích nói trên, đường trở thành nguyên liệu chính có trong một số bài thuốc chữa bệnh, có thể kể đến như:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Một ít đường, 50g bầu ngọt đã gọt vỏ, 750ml nước nấu còn khoảng 1 chén thì lọc lấy nước uống để kích thích hệ tiêu hóa.
- Trị ho: 20g vỏ quýt, 100g đường, 1.5 lít nước nấu đến khi vỏ quýt chín nhừ rồi dùng khoảng 3 – 5 ngày để giảm ho. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm gừng tươi với đường để uống trị ho cảm.
- Bồi bổ khí huyết, tốt cho tim mạch: 30g đường, 10g nhân sâm, 50g hạt sen, 100g gạo nếp. Hầm chín các nguyên liệu thành cháo và ăn trong 10 ngày.
- Hạ huyết áp: Hãm 50g hoa cúc khô làm trà rồi lọc lấy nước, pha với một chút đường rồi uống để hạ huyết áp cho người bị huyết áp cao.
- Giảm nóng sốt: 100 – 200g bí đao gọt vỏ, thêm đường để nấu thành chè và dùng từ 3 – 5 ngày.
- Điều trị viêm và xơ gan: 20g hồng táo, 20g đường, 20g đậu phộng nấu thành nước và uống 1 tháng, sau đó nghỉ 1 tháng rồi lại dùng tiếp 1 tháng.
>> Xem thêm: Gợi ý 5 thực phẩm chức năng chống lão hoá hiệu quả tức thời giúp da luôn tươi trẻ
Những tác hại khi sử dụng quá nhiều đường phèn
Đường phèn mang đến một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Về lâu dài, loại đường này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như:
Có nguy cơ gây béo phì
Ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể tăng cân, nếu không kiểm soát sẽ rất dễ dẫn đến béo phì. Đây chính là căn nguyên của một số bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ,…
Bệnh tiểu đường loại 2
Loại đường này có chứa đường nên ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây tiểu đường tuýp 2. Bệnh lý rất nguy hiểm này có thể dẫn đến một số biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh tim mạch
Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng đường ở mức độ vừa đủ.
Gây sâu răng
Ăn nhiều đường nhưng không vệ sinh răng miệng đúng cách khiến vi khuẩn hình thành. Điều này sẽ gây sâu răng và một số bệnh lý về tăng khác. Ngoài ra, sự tác động của vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu và các mô quanh răng.
>> Xem thêm: 7+ công dụng của rau đay? Hướng dẫn bảo quản và trồng rau đay tại nhà
Một số câu hỏi thường gặp
- Uống đường phèn có tác dụng gì?
Uống đường phèn giúp giải khát, giải nhiệt, làm dịu cơn nóng trong người. Ngoài ra, loại nước này còn làm dịu cảm giác đau họng, giảm ho hiệu quả.
- Ngậm đường phèn có tác dụng gì?
Ngậm đường phèn giúp hơi thở thơm tho sau khi ăn, cải thiện chứng ho dai dẳng.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về đường phèn và những lợi ích với sức khỏe. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết sử dụng đường đúng cách để phát huy nhất nhất những giá trị mà nguyên liệu này mang lại. Đừng quên theo dõi Tiki mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về sức khỏe.
>> Xem thêm:
- Bắp cải – Thực phẩm chứa vitamin U chống loét dạ dày
- Dinh dưỡng có trong măng cụt. Hướng dẫn cách ăn măng cụt đúng cách
- Gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn gạo lứt có tốt không?