Trẻ sơ sinh bị ho nhiều ngày khiến cha mẹ lo lắng và không biết cách nào để trị ho cho bé. Hãy cùng Tiki Blog tham khảo nguyên nhân và cách điều trị ho cho trẻ ngay tại nhà, an toàn hiệu quả ngay bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn mà ba, mẹ cần biết
- 99+ Tên hay cho bé trai năm 2023 ý nghĩa đẹp, độc lạ
- 1001+ Tên hay cho bé gái, mang nhiều ý nghĩa, may mắn cho con
Vì sao trẻ sơ sinh bị ho?
Ho ở trẻ sơ sinh được xem là hành động giúp làm sạch đường thở của hệ hô hấp. Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị ho:
Viêm đường hô hấp trên
Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là do các yếu tác động cụ thể:
- Đường hô hấp trên sẽ bao gồm các cơ quan như tai, mũi, họng, xoang,… Với việc tiếp xúc quá nhiều với không khí và môi trường bên ngoài khiến cho hệ hô hấp dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa hoặc trời trở lạnh.
- Bệnh viêm đường hô hấp trên thường do vi khuẩn, virus gây ra. Các biểu hiện bao gồm viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…
- Đối với những trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu thì cũng là đối tượng dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Thông thường bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ tự khỏi nếu cha mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên cho trẻ đến nơi thăm khám nếu có những diễn biến nặng của bệnh.

>>> Xem thêm các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ tại Tiki:
- Khẩu trang 3D – 3D Mask Nhật ngăn ngừa khói bụi và chống ô nhiễm
- Khẩu trang y tế đến từ các thương hiệu uy tín – Ngăn ngừa khói bụi và vi khuẩn
- Nhiệt kế điện tử – Đo trán, đo nhiệt độ chính hãng, giá tốt
Viêm đường hô hấp dưới
- Các tác nhân từ vi khuẩn và virus là hai nguyên nhân chính khiến cho đường hô hấp dưới của trẻ bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới sẽ bao gồm các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,…
- Môi trường ô nhiễm, khói thuốc hay đơn giản sức đề kháng của bé yếu thì bệnh viêm đường hô hấp dưới rất dễ lây nhiễm cho bé.
- Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh viêm đường hô hấp dưới rất dễ bị suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.
- Cha mẹ cần theo dõi và thăm khám sức khỏe trẻ thường xuyên nếu trẻ có những biểu hiện viêm đường hô hấp dưới nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: “Bật mí” bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO

Trị ho cho trẻ không dùng thuốc
Thông thường, điều trị ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc rất nguy hiểm với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Do đó, nếu trẻ bị ho nhẹ thì cha mẹ có thể thử những biện pháp chữa trị cho trẻ ngay tại nhà bằng những phương pháp sau:
Dùng dầu tràm
Dầu tràm có công dụng làm sạch và hệ hô hấp của trẻ được thông thoáng. Các mẹ có thể sử dụng 1-2 giọt dầu tràm xoa lên tay và xoa đều cơ thể của trẻ. Hoặc mẹ có thể dùng dầu tràm cho vào chậu nước tắm của trẻ, đó cũng là cách giúp trẻ hít hương từ dầu tràm. Nhờ vậy, hệ hô hấp của bé sẽ được làm sạch và loại bỏ vi khuẩn và virus.
Đặc biệt trong dầu tràm còn có tác dụng loại bỏ các chất nhầy ở niêm mạc mũi ra ngoài cơ thể, từ đó trẻ sẽ bớt ho hơn.

>>> Xem thêm các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ tại Tiki:
- Khẩu trang 5D – Khẩu trang 5D Mask chính hãng, kháng khuẩn, lọc bụi mịn tốt
- Khẩu trang 4D – 4D KF94 kháng khuẩn, chống bụi mịn
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được nhiều người sử dụng để làm sạch và khử khuẩn vòm họng. Khi sử dụng nước muối mẹ nên cẩn thận nếu không rất dễ khiến trẻ bị sặc.
Cho bé bú nhiều sữa mẹ
Thông thường để làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp chúng ta sẽ uống nhiều nước. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì chúng ta cho chúng bú thật nhiều sữa mẹ. Trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

Nâng cao đầu khi trẻ ngủ
Nâng cao đầu giúp cho bé thở dễ dàng và giảm các cơn ho. Tuy nhiên, cha mẹ nên sử dụng thêm chiếc khăn mềm để trẻ được nằm êm ái hơn.
Giữ độ ẩm thích hợp
Độ ẩm không khí cũng yếu tố tác động đến hệ hô hấp của trẻ. Không khí ẩm có vai trò trong việc giảm kích ứng ho, nhờ vậy lượng đờm trong cổ họng sẽ giảm đi đáng kể.

Cách phòng tránh ho cho trẻ
Bên cạnh điều trị bệnh cho trẻ thì cha mẹ cũng nên có những biện pháp phòng tránh ho cho bé. Việc phòng tránh là điều cần thiết để trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh ho cho trẻ:
- Mặc quần áo đủ ấm cho bé, đeo găng tay, đội mũ hoặc đắp chăn mỏng cho trẻ.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Không bật điều hoà cho trẻ quá 2-3 tiếng/lần và mỗi lần không nên dưới 26 độ C.
- Không nên đặt trẻ nằm ở hướng gió điều hoà.

>>>Xem thêm những sản phẩm cho bé và mẹ tại Tiki:
- Máy hút sữa chất lượng, an toàn cho bé, tiện lợi cho mẹ
- Sữa Optimum Gold cho trẻ từ 0 – 6 tháng, 6 – 12 tháng chính hãng, giá tốt
- Máy tiệt trùng bình sữa sấy khô có tia UV Fatzbaby, Philips chính hãng
Những điều cần tránh khi trị ho cho bé
Trước những tác nhân gây ra bệnh viêm hô hấp khiến trẻ bị ho. Cha mẹ cần có hiểu rõ những vấn đề cần tránh trong quá trình điều trị ho cho bé.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại như khói thuốc hoặc nơi có nhiều động vật.
- Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
- Sử dụng những vật dụng chăm sóc trẻ được bác sĩ hoặc y tá khuyên dùng.
- Không nên sử dụng thuốc ho chứa các thành phần như terpin-codein, neo-codion,…
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ từ nguồn sữa mẹ để phòng chống sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
- Không cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa hoặc các vật lông thú.

>>> Tham khảo ngay:
- Bể bơi trẻ em, hồ bơi, phao bơi – Cho bé thỏa thích vui chơi tại nhà
- Xe đạp trẻ em – Phương tiện di chuyển giúp bé lớn khôn
- Tủ nhựa cho bé đựng quần áo, 5 tầng tiện lợi, chính hãng, giá tốt
Khi nào cần để trẻ bị ho đi bệnh viện?
Khi trẻ sơ sinh bị ho cha mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để có thể có biện pháp điều trị kịp thời cũng như đưa trẻ đến bệnh viện đúng lúc. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh mà bạn cần lưu ý:
- Trẻ ho nhiều lần trong ngày, thở nhanh, ho khò khè.
- Trẻ sơ sinh bị ho khan, ho đờm kèm theo dấu hiệu cảm lạnh hoặc sốt cao từ 37 độ C trở lên.
- Trẻ có những dấu hiệu ho kèm theo cảm lạnh kéo dài từ 5 – 7 ngày.
- Da của trẻ tái nhợn hoặc xanh tím cả người.
- Những cơn ho của trẻ thường đột ngột hoặc kéo dài từng cơn.
>>> Xem thêm: Gối chống trào ngược an toàn, mềm mại, thấm hút mồ hôi tuyệt đối

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có những biểu hiện như trên. Đặc biệt, cha mẹ cũng nên chăm sóc trẻ cẩn thận vì giai đoạn này hệ miễn dịch trẻ thường suy yếu. Để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ và bảo vệ trẻ bởi sự xâm hại của vi khuẩn, bố mẹ hãy chủ động theo dõi và đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ có chứa thành phần như Lysine, các vi khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cung cấp dưỡng chất cần thiết còn giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm, sổ mũi,…
Trẻ sơ sinh bị ho ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi rất thường gặp, vì vậy các ông bố bà mẹ cần cập nhật và bổ sung kiến thức để chăm sóc trẻ đúng cách. Bạn không nên chủ quan mà nên thăm khám trẻ thường xuyên nếu có dấu hiệu nặng hơn của bệnh viêm đường hô hấp. Hy vọng bài viết sẽ thật hữu ích với những ai đang gặp khó khăn khi bé nhà mình đang bị ho. Đừng quên truy cập Tiki để thường xuyên cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khoẻ và đời sống nhé!
Xem thêm một số vật dụng cần thiết cho bé như gối chống trào ngược, quần áo trẻ em, ô tô đồ chơi, xe đẩy em bé, sữa Alpha Lipid…