Atiso với thành phần dinh dưỡng cao thường được dùng để chế biến thức ăn hoặc làm thành dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Loại cây này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, do đó dễ dàng bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trong bài viết sau, hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết hơn về thảo dược atiso và cách sử dụng sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm:
- Nhụy hoa nghệ tây: Lợi ích, giá cả, lưu ý sử dụng
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- 7+ công dụng tuyệt vời của hạt điều. Hướng dẫn cách ăn hạt điều đúng cách
Atiso là gì?
Tên thường gọi: Atiso, atiso
Tên khoa học: Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus
Họ: Cúc (Asteraceae)
Atiso là một loài cây lá gai có thể cao đến 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá cây mọc cách xa nhau, phiến lá có đường khía và gai. Cụm hoa dạng búp, màu đỏ tím hoặc tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa khá dày và nhọn. Người ta có thể khai thác cả lá cây, lá bắc đến hoa, rễ và thân để sử dụng.
Cây atiso được trồng trên cả nước nhưng nhiều nhất ở Tam Đảo, Đà Lạt và Sapa. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, loại cây này thường dùng chế biến thức ăn, nấu nước trà hoặc làm thành dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là bảng thành phần các nhóm chất dinh dưỡng cụ thể có trong atiso.
- Tinh bột: 20g
- Chất xơ: 10g
- Chất đạm: 5g
- Chất béo: 0.6g
- Folate: 34% DV
- Đồng: 21% DV
- Magie: 15% DV
- Vitamin C: 12% DV
- Niacin: 10% DV
- Kali: 9% DV
- Phospho: 9% DV
- Vitamin B6: 7% DV.
>>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Uống Atiso có tác dụng gì?
Thành phần của loại thảo dược này mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Do đó thường được trồng và khai thác hầu như tất cả các bộ phận. Cách bổ sung atiso vào chế độ dinh dưỡng phổ biến nhất là nấu thành nước uống. Nhìn chung, nước này có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như sau.
Giải độc gan
Loại cây này giúp giải độc gan với chất cynarin và axit chlorogenic có trong thành phần dinh dưỡng. Những chất này không chỉ tăng cường sức khỏe cho gan mà còn hỗ trợ điều trị các vấn đề như viêm gan, gan nhiễm mỡ…
Hỗ trợ điều trị dị ứng
Thành phần pyrethrum có trong loại cây này có khả năng ức chế sự tác động của histamin – chất trung gian gây ra tình trạng dị ứng ở cơ thể người. Do đó, uống nước atiso sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng khi khởi phát dị ứng.
>>> Xem thêm: Nấm linh chi – 6 Tác dụng thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cải thiện hệ tiêu hóa
Dược liệu này chứa lượng kali tương đương 9% DV, được cung cấp chủ yếu từ tim hoa. Đây là chất có tác dụng giảm đầy hơi và thải độc tố cho cơ thể. Ngoài ra, 100g atiso nấu chín giúp nạp vào 34% giá trị chất xơ cần thiết hằng ngày, do đó tăng cường khả năng hấp thụ của đường tiêu hóa.
Tăng cường miễn dịch
Vitamin C được biết đến như một chất tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì vậy, hàm lượng vitamin C dồi dào lên đến 12% DV trong atiso có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc

Điều hòa cholesterol HDL (tốt) và cholesterol LDL (xấu)
Một trong những tác dụng nổi bật của loại cây này đó là giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Nghiên cứu gần nhất ở đối tượng bị tăng cholesterol máu cho thấy, sau khi uống nước chiết xuất từ lá atiso một thời gian, người bệnh có chỉ số HDL giảm đến 18,5%. Kết quả này đến từ khả năng ức chế men khử HMG CoA, tăng loại bỏ cholesterol trong dịch mật và ức chế quá trình oxy hóa.
Ổn định huyết áp
Với hàm lượng kali dồi dào, atiso hỗ trợ ngăn ngừa nồng độ natri tăng cao trong máu – nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Việc uống nước nấu từ thảo dược này hằng ngày cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và tránh những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến huyết áp như đột quỵ.
Hạn chế tình trạng viêm khớp
Thành phần của loại cây này chứa các chất có khả năng chống oxy hóa. Do đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vấn đề xương khớp như sưng, viêm… thường gặp ở người lớn tuổi hoặc dân chơi thể thao.
>>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa trong việc chữa bệnh về gan

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa, có thể dẫn đến các tình trạng như chướng bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón… Prebiotic có trong atiso giúp vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển, từ đó cải thiện hội chứng ruột kích thích.
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu cho thấy, trong loại cây này có hàm lượng flavonoid dồi dào giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, hàm lượng apigenin thuộc nhóm flavonoid được ghi nhận ở atiso có tác dụng chống lại bệnh ung thư vú.
Giảm lượng đường trong máu
Giống như các loại rau củ tươi khác, atiso chứa nhiều chất xơ giữ vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ cũng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giữ cho các chỉ số ở mức ổn định nhằm tránh tăng, giảm đột ngột.
>>> Xem thêm: Diệp Hạ Châu: 8 Tác dụng không ngờ tới

Trị rắn cắn
Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thường gặp, thành phần của thảo dược này còn có thể hỗ trợ điều trị rắn cắn ở mức độ nhẹ nhờ vào các hoạt chất thải độc có hàm lượng cao.
Một số cách dùng Atiso để đạt hiệu quả tốt nhất
Atiso sau khi thu hoạch có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, tốt nhất là dựa trên thói quen sinh hoạt và ăn uống của người dùng. Sau đây là một số cách bổ sung loại cây này vào chế độ dinh dưỡng.
Sắc lấy nước uống
Đối với cách này, bạn có thể dùng từ 2 – 10g lá cây tươi hoặc phơi khô để sắc nước hoặc nấu thành cao lỏng để uống. Loại cây này cũng có thể chế biến thành cao lỏng đặc biệt dạng giọt, với liều lượng phù hợp là từ 10 – 40 ngọt/lần, uống 1 – 3 lần/ngày.
Nấu để ăn
Trước tiên bạn cần loại bỏ cánh hoa, sau đó bào phần lõi cho tới khi có được phần tim hoa màu xanh. Để hoa không bị thâm khi chưa dùng ngay, hãy vắt một chút nước chanh vào phần tim.
Với tim hoa, bạn có thể hấp, nướng, chiên hay làm nước sốt tùy theo sở thích. Đừng quên kết hợp với phần hoa non ngọt mềm, dễ ăn để chế biến thành đa dạng món ăn.
>>> Xem thêm: Cây trinh nữ hoàng cung – Tác dụng chữa bệnh từ dược liệu quý

Chế biến thành trà Atiso
Trà atiso hiện nay đã có ở dạng túi lọc tiện lợi, chỉ cần ngâm trong nước nóng từ 2 – 3 phút là đã có thể uống ngay. Trà thảo dược này có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Trà hoa cúc – Trà thảo mộc với 10+ công dụng giúp cải thiện sức khỏe

Ai không nên uống Atiso?
Tuy mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống loại thảo dược này, nhất là những đối tượng sau đây:
- Người có hệ tiêu hóa kém, dễ đau bụng khi gặp tính lạnh
- Trẻ em và phụ nữ có thai
- Người có vấn đề về túi mật
- Người dị ứng với atiso hoặc thực vật họ Cúc (Asteraceae) nói chung.
Các tác dụng phụ của Atiso khi lạm dụng, mà bạn cần lưu ý
Loại thảo dược này được ghi nhận với rất ít tác dụng phụ. Tình trạng thường thấy ở người lần đầu dùng atiso đó là cảm thấy yếu sức và nhanh đói, tuy nhiên cũng có một số trường hợp gây tăng cảm giác thèm ăn.
Nếu có tiền sử bị dị ứng với các loại cây thuộc họ Cúc, người dùng cũng có thể khởi phát các triệu chứng tương tự khi lạm dụng hoặc bổ sung thảo dược này vào chế độ dinh dưỡng lần đầu tiên.
Những thông tin cần biết về atiso trên đây sẽ giúp bạn bổ sung loại thảo dược này vào chế độ dinh dưỡng một cách phù hợp, tránh lạm dụng gây hại cho sức khỏe. Để đọc thêm nhiều bài viết khác về các loại dược phẩm, dược liệu dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày, mời bạn truy cập vào website Tiki – trang thông tin uy tín hàng đầu hiện nay.
>>> Xem thêm: