Không chỉ là một món ăn, gạo lứt muối mè còn được biết đến là chế độ “vàng” giúp nâng cao sức khỏe. Sau khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, món ăn này càng được phổ biến. Vậy, gạo lứt kết hợp với muối mè thực sự có lợi ích gì đối với cơ thể? Cùng Blog Tiki đón đọc bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể về phương pháp ăn này nhé.
>>> Xem thêm:
- Gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn nhiều gạo lứt có tốt không, có béo không?
- TOP 10 app tính calo miễn phí và chính xác nhất ngay trên điện thoại
- Zone Diet là gì? Cách để thực hiện chế độ ăn kiêng Zone Diet
Gạo lứt muối mè là gì?
Gạo lứt muối mè là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gạo lứt là loại gạo giữ nguyên được lớp vỏ cám bên trong do chỉ xát vỏ trấu (vỏ lúa) bên ngoài. Do đó, gạo lứt rất giàu dưỡng chất như: canxi, sắt, các loại vitamin B, kẽm, đạm, đặc biệt là chất xơ. Ngoài ra, trong dầu mè còn có nhiều vitamin E, vitamin nhóm B, selen, mangan, axit folic… rất tốt cho người suy kiệt cơ thể.
>> Xem thêm: Vitamin D: Công dụng, liều dùng, những lưu ý khi bổ sung cho cơ thể

Lợi ích của gạo lứt muối mè đối với sức khỏe
Gạo lứt không chỉ tốt cho người bệnh mà còn giúp người khoẻ mạnh phòng ngừa bệnh tật. Theo đó, gạo lứt muối mè mang đến những công dụng tuyệt vời như:
Hạn chế tế bào ung thư phát triển
Ngoài chất RBS, các nhà nghiên cứu còn phát hiện chất Selentium có trong gạo lứt. Selentium giúp hạn chế các tế bào ung thư phát triển. Thêm vào đó, các nhà y học cổ truyền của Nhật Bản đều khuyến khích người bệnh ăn gạo lứt nảy mầm. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine và gama-aminobutyric dồi dào giúp thải độc, tăng cường sức đề kháng và chữa một số bệnh ung thư.
>> Xem thêm: 1 Quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối có béo (mập) không?

Hạ đường huyết
Gạo lứt có chỉ số glucemic thấp hơn, hấp thụ glucose và tốc độ tiêu hóa chậm hơn so với gạo trắng. Vì vậy, món ăn này giúp giảm insulin, hạ đường huyết cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
>> Xem thêm: Ăn xoài có béo không? Cách giảm cân bằng xoài hiệu quả

Hạn chế tích tụ tiểu cầu
Theo nghiên cứu của bác sĩ Asaf Qureshi (thuộc Viện Đại Wisconsin), thành phần TRF có trong gạo lứt giúp những người mắc cholesterol máu cao giảm 12-16%. Kết quả là lượng cholesterol giảm 12-16%. Chất dầu đặc biệt trong cám gạo lứt có thể chống các cholesterol xấu gây hiện tượng đông máu. Do đó, thực phẩm này rất tốt cho những người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
>> Xem thêm: Thiếu canxi nên ăn gì? Thực phẩm giàu canxi bổ sung hiệu quả

Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong gạo lứt có lượng chất xơ dồi dào, giúp kích thích tăng nhu động ruột và dạ dày, từ đó giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng được cải thiện. Thêm vào đó, mè có chất dầu giúp nhuận tràng. Việc kết hợp mè đen và gạo lứt không chỉ tạo nên món gạo lứt muối mè thơm ngon mà còn mang lại hiệu quả cao trong điều trị chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chất phytate và acid phitin có vai trò đào thải chất độc, ngăn ngừa ung thư ruột.
>>> Xem thêm: Uống vitamin E có tác dụng gì và lưu ý sử dụng Vitamin E đúng cách

Tạo làn da đẹp
Vitamin E trong dầu cám được biết đến với khả năng chống lão hóa tế bào gốc. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa squalence, gama amino butiric axit (GABA) là những chất giúp da đẹp mịn màng, làm mờ những nếp nhăn, từ đó gìn giữ nét thanh xuân của bạn.
>>> Xem thêm: Vitamin B12 có trong trái cây nào? TOP thực phẩm giàu vitamin B12

Giảm cân hiệu quả
So với gạo thường, gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao gấp đôi. Do đó, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa chậm hơn và no lâu hơn, từ đó giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn vặt. Các thành phần có trong thực phẩm này như: Vitamin B, các protein vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp giảm cân. Ngoài ra, chất xơ này khi đi qua đường ruột sẽ làm sạch những chất độc và thải độc theo đường bài tiết. Đó là nguyên nhân giúp bạn có cảm giác dễ dịu, nhẹ bụng khi ăn cơm gạo lứt. Sau một thời gian thực hiện chế độ ăn gạo lứt muối mè, bạn sẽ thấy số đo giảm đi đáng kể.
>>> Xem thêm:
- Cháo lòng bao nhiêu calo? Ăn nhiều cháo lòng có tăng cân không?
- Phở bao nhiêu calo? Ăn phở có béo không? Bí quyết ăn phở không sợ béo

Hướng dẫn cách nấu gạo lứt muối mè thơm ngon
Món ăn này được nhiều người ca ngợi bởi lợi ích mang lại cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết cách nấu gạo lứt muối mè thơm ngon tại nhà chưa? Nếu bạn đang đi tìm công thức cho món ăn này, đừng bỏ lỡ chia sẻ dưới đây của Tiki nhé!
Nguyên liệu:
- 1 chén gạo lứt
- 2 muỗng mè
- 3 muỗng đậu phộng
- 2 muỗng muối
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn đen gạo lứt đi ngâm và rửa sạch, đồng thời bắc một nồi nước đun sôi
- Bước 2: Sau đó, bạn đổ gạo lứt đã rửa vào đun trong 2 phút và tắt bếp. Trong quá trình này, bạn không mở vung nồi. Sau khoảng 15 phút, bạn bắc nồi lên bếp nấu với lửa nhỏ cho tới lúc cơm chín.
- Bước 3: Tiếp đó, bạn bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho mè vào đảo đều tay. Khi mè có mùi thơm, bạn tắt bếp và đổ mè ra chén nhỏ đợi cho nguội. Đậu phông thực hiện tương tự mè.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn cho mè, đậu phộng và thêm một ít muối vào cối giã nát, trộn với cơm gạo lứt là đã có ngay món gạo lứt muối mè thơm ngon, chuẩn vị.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nấu lẩu thái chay thập cẩm ngon, đơn giản
- Cách nấu xôi gấc ngon, dẻo, đỏ, đơn giản tại nhà

Gợi ý phương pháp ăn số 7
Phương pháp ăn thực dưỡng số 7 là phương pháp mang lại sức khỏe tốt cho con người, đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, an lạc cho người ăn chay hiện đại. Đây là chế độ ăn chay với nhiều chất xơ, ít chất béo động vật khi sử dụng tới 60% gạo lứt, 25-30% các loại ngũ cốc nguyên cám cùng nhiều thức ăn từ đậu, đồ tráng miệng khác.
Nếu bạn mới bắt đầu thực hành phương pháp ăn số 7, hãy thực hiện từ những bữa ăn đơn giản, không nên ăn thuần chay 100%. Sau khi thích ứng với chế độ này, bạn có thể áp dụng ăn gạo lứt muối mè hoàn toàn theo bài thực dưỡng số 7 để cảm nhận sự thuần khiết từ món chay này.
Theo thầy Thích Tuệ Hải – người xây dựng phương pháp ăn số 7, nếu bạn muốn giảm cân theo phương pháp này, có thể ăn nhịn ăn bữa chiều tối. Mỗi ngày chỉ uống khoảng 0,75 lít nước (trà gạo lứt hoặc nước ấm) sau khi ăn 1 giờ và nên uống từng ngụm nhỏ.

Một số lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè
Với hàm lượng dưỡng chất trên, gạo lứt muối mè ngày càng phổ biến. Tuy nhiên món ăn này vẫn cần được áp dụng đúng phương cách để phát huy hết tác dụng cho sức khỏe người dùng. Cụ thể:
– Người bệnh không nên chỉ ăn gạo lứt muối mè bởi cơ thể sẽ dễ bị thiếu các vitamin và đạm. Do đó, người bệnh có thể ăn cơm gạo lứt nhưng vẫn nên bổ sung thêm rau, thịt, cá.
– Đối với người có thể trạng yếu, cơ thể suy nhược, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.
– Khi ăn gạo lứt muối mè, bạn phải nhai kỹ, ăn lâu sẽ giúp các thành phần trong gạo lứt muối mè được thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn. Các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no.
– Bạn nên chọn gạo lứt mới, còn nguyên mầm gạo và lớp cám phía ngoài.
– Việc bảo quản gạo lứt sẽ khó hơn gạo thường, do đó bạn không nên mua gạo lứt theo dạng tích trữ. Bạn nên mua với lượng vừa phải và khi gạo ẩm mốc thì nên bỏ đi.

Câu hỏi thường gặp
Áp dụng chế độ ăn gạo lứt muối mè nhiều có thể khiến người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Do đó, bạn cần cân nhắc thể trạng cũng như bổ sung thêm dưỡng chất trong chế độ ăn của mình.
Gạo lứt muối mè có thể phòng ngừa và chữa trị mỡ nhiễm máu, bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, các bệnh về tim mạch và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Trên đây, bài viết đã cung cấp những lợi ích khi ăn gạo lứt muối mè cũng như công thức nấu món ăn này sai cho thơm ngon. Hy vọng, thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách sử dụng gạo lứt muối mè hiệu quả để vừa phòng bệnh vừa chữa bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập Tiki để mua các nguyên vật liệu chính hãng và giá tốt từ sàn nhé!
>>> Xem thêm: