Hoa cúc được biết đến là một loài hoa thường dùng trang trí vào những dịp tết đến xuân về. Ngoài ra, loài hoa này còn được xem như một loại thảo dược có khả năng giảm viêm và sát trùng hiệu quả. Cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích chữa bệnh của loài hoa này trong y học nhé!
>> Xem thêm:
- Nhụy hoa nghệ tây: Lợi ích, giá cả, lưu ý sử dụng
- Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
- Nấm linh chi – 6 Tác dụng thần kỳ có thể bạn chưa biết
Tìm hiểu về hoa cúc vàng
Hoa cúc thường có 2 loại chính, đó là cúc vàng và cúc trắng. Cây cúc vàng (Chrysanthemum) có nguồn gốc từ một loài hoa dại họ cúc xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc. Cây có thân thẳng đứng, cao khoảng 90cm, cụm hoa của cây có hình cầu, đường kính khoảng 1 – 1,5cm.
Cây này được trồng rất phổ biến ở nước ta, chủ yếu là để trang trí và lấy hoa làm thuốc hoặc ướp chè hay nấu rượu. Sau khi thu hái, hoa được phơi hoặc sấy khô.

Lợi ích của hoa cúc vàng trong y học dân gian
Theo Y học Cổ truyền, loài hoa này có vị đắng, cay và tính ôn, nó có tác động lên 3 kinh phế, can và thận. Trong dân gian, loại dược liệu này được dùng để chữa các chứng bệnh nhức đầu, đau mắt, cao huyết áp, sốt…
>> Xem thêm:
- Nấm lim xanh – Thảo dược quý với 6 công dụng vàng
- Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc
- Thuốc kim tiền thảo: Công dụng chữa bệnh, lưu ý sử dụng

Lợi ích của hoa cúc vàng trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, cúc vàng có rất nhiều tác dụng hữu ích, cụ thể như:
Trị đau đầu, viêm mũi
Vào khoảng thế kỷ XVI, một chuyên gia về các loài thảo mộc đã khuyên dùng cúc vàng trong việc điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu. Quả thật, loại dược liệu này rất có hiệu quả trong việc giảm viêm mũi và đau đầu.

Trị bệnh về đường hô hấp
Cúc vàng có tác dụng kháng viêm và được sử dụng như một loại phương thuốc thảo dược để hỗ trợ chữa bệnh cảm cúm, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên.

Trị bệnh về hệ tiêu hóa
Hoa cúc có khả năng hỗ trợ trị viêm loét dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy…
>> Xem thêm:
- Công dụng của trái bình bát trong việc chữa bệnh như thế nào?
- Diệp Hạ Châu: 8 Tác dụng không ngờ tới

Điều hòa kinh nguyệt
Cúc vàng có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng xấu khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều. Loại dược liệu này cũng vô cùng hữu ích trong quá trình chữa bệnh viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu.
>> Xem thêm:
- Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chính xác
- Rụng dâu là gì? Dấu hiệu, bí quyết cho ngày rụng dâu

Trị bệnh về gout
Bông cúc vàng được sử dụng như một liều thuốc tự nhiên để hỗ trợ trị bệnh gout và các bệnh thấp khớp mãn tính.

Giảm viêm, giảm mụn
Ngoài những tác dụng ở trên, hoa cúc còn giúp các vết thương nhỏ lành nhanh chóng và làm giảm đi cảm giác đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím. Rượu cúc hoa cũng có tác dụng trong việc điều trị mụn trứng cá và còn có thể dùng như một loại nước súc miệng thảo dược.

Liều dùng và các bài thuốc có hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng nên được sử dụng với liều lượng khoảng 9 – 15g dưới dạng thuốc sắc, người bệnh cũng có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Dưới đây là một số bài thuốc với cúc vàng hay dùng:
- Trị cảm cúm: Chuẩn bị các dược liệu: 6g cúc chi vàng, 6g lá dâu, 4g liên kiều, 4g cát cánh, 4g bạc hà và 4g cam thảo. Bạn mang các nguyên liệu trên sắc với khoảng 600ml nước đến khi còn lại khoảng ⅓, mỗi ngày uống 3 lần.
- Hạ sốt: Chuẩn bị các dược liệu: 5g cúc vàng, 5g địa liền; 20g mỗi vị cúc tần, cát căn, kinh giới, lá tre, bạc hà, tía tô. Bạn hãy tán nhuyễn các nguyên liệu trên thành bột, uống mỗi lần khoảng 4-6g, dùng 2-3 lần/ngày.
- Chữa cảm lạnh: Chuẩn bị 5g cúc vàng, 5g địa liền; 20g mỗi vị bạc hà, cát căn, tía tô, kinh giới và chúng với 300ml nước, dùng ngày 2 lần.

Tác dụng phụ của hoa cúc vàng đối với cơ thể
Hoa cúc là một loại thảo mộc an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hoa cúc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Phản ứng dị ứng: Hoa cúc có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, bao gồm các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở, sốc phản vệ.
- Kích ứng da: Hoa cúc có thể gây kích ứng da ở một số người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
- Gây tụt huyết áp: Hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp, do đó những người huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng hoa cúc.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Hoa cúc có thể gây rối loạn tiêu hóa ở một số người, bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Tương tác thuốc: Hoa cúc có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm,…
- Tăng nguy cơ chảy máu: Hoa cúc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có các bệnh lý liên quan đến đông máu.
Ngoài ra, hoa cúc cũng không nên sử dụng cho các đối tượng sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: Hoa cúc có thể gây ngộ độc ở trẻ em dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ mang thai: Hoa cúc có thể gây co thắt tử cung, do đó phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng hoa cúc.
- Người đang cho con bú: Hoa cúc có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh.
Để hạn chế các tác dụng phụ của hoa cúc, bạn nên sử dụng hoa cúc theo liều lượng khuyến cáo, không lạm dụng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa cúc nếu bạn đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang sử dụng thuốc.

Một số ứng dụng khác của hoa cúc vàng trong đời sống
Ngoài những tác động tích cực đối với sức khỏe, cúc vàng còn mang lại nhiều lợi ích khác trong đời sống.
Làm đẹp cho không gian sống
Với sắc vàng tươi tắn và rực rỡ, cúc vàng là lựa chọn trang trí lý tưởng cho không gian sống của bạn. Hương thơm của loài hoa này cũng giúp thanh lọc không khí và mang lại cảm giác thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
>> Xem thêm:
- Phong cách thiết kế nội thất được yêu thích nhất hiện nay
- Những mẫu đồng hồ treo tường đơn giản, đẹp, hiện đại

Làm trà
Trà hoa cúc vàng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại trà này giúp giải nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, làm mát gan và hỗ trợ trong việc điều trị chứng mất ngủ.
>>> Xem thêm:
- Lợi ích sức khỏe, các loại rong biển ngon, giá bán
- Granola là gì? Lợi ích và những lưu ý quan trọng khi sử dụng

Câu hỏi thường gặp
Có 2 cách trồng cúc vàng thường thấy đó là giâm cành và gieo hạt. Trong đó, gieo hạt là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn thu được cây cúc vàng khỏe mạnh.
Để trồng cúc vàng, đầu tiên cần phải lựa chọn những hạt giống to, đều, mẩy và không bị sâu hại. Tiếp theo, bạn cần phải ngâm hạt giống trong nước từ 7 – 10 tiếng. Cuối cùng, mang đi gieo hạt giống đã ngâm, bạn tạo một lỗ nhỏ trên đất và gieo hạt vào rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc mùn lên trên. Lưu ý tưới nước thường xuyên cho cây.
Cúc vàng khá phổ biến, do đó bạn có thể dễ dàng mua được hoa tại những cửa hàng bán cây cảnh hoặc chợ, hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử.
Hoa cúc là một loại dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như đời sống của chúng ta. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Đừng quên ghé thăm Tiki – Trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu để hưởng nhiều ưu đãi cực khủng.
>> Xem thêm: