Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới, rất phổ biến tại Việt Nam. Với hương vị ngọt thanh, chua dịu, loại quả này được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, trái cây này còn có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, ăn nhiều măng cụt chưa hẳn đã tốt. Trong bài viết này, Tiki Blog sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại quả này cũng như hướng dẫn cách ăn chuẩn nhất.
>> Xem thêm:
- 1 Quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối có béo (mập) không?
- Cây bạch quả là gì? Bạch quả có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- La hán quả – Vị thuốc quý cho sức khỏe mà bạn nên biết
Măng cụt là gì?
Măng cụt hay còn được gọi bằng cái tên khác là quả tỏi ngọt, có tên khoa học là Garcinia Mangostana. Đây là trái cây thuộc họ Bứa có nguồn gốc từ các đảo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Ấn Độ và một số vùng nhiệt đới khác.
Cây có độ cao từ 7 – 25m. Vỏ quả dày màu xanh khi mới ra và dần chuyển sang màu tím đậm khi chín. Ruột là phần ăn được, được chia thành nhiều múi màu trắng ngà, có hạt nhỏ bên trong. Ruột mọng nước, có vị ngọt thanh xen lẫn vị chua nhẹ, mùi thơm dịu. Mỗi quả trung bình từ 4 – 8 múi.
>> Xem thêm: Thiếu canxi nên ăn gì? Thực phẩm giàu canxi bổ sung hiệu quả
Hàm lượng dinh dưỡng có trong trái măng cụt
Măng cụt là loại trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Theo USDA, 1 cốc khoảng 196g siro măng cụt đóng hộp sẽ có những thành phần dưỡng chất sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Lượng calo | 143 calo |
Natri | 13.7mg |
Chất béo | 1.1g |
Chất xơ | 3.5g |
Chất đạm | 0.8g |
Carbohydrate | 35g |
>> Tham khảo: Collagen măng cụt giá tốt, giảm giá đến 40%
Những công dụng của măng cụt đối với cơ thể
Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng trên, măng cụt cũng có chứa một số vitamin và hoạt chất chống oxy hóa khác. Nhờ đó, loại quả này mang đến có cơ thể rất nhiều công dụng, có thể kể đến như:
Chống lão hóa
Loại trái cây này có chứa các thành phần như Xanthones, catechin, vitamin A, B1. C, E,… Đây đều là những thành phần có tác dụng có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, mang lại cho bạn làn da trẻ trung, căng mịn. Không chỉ vậy, trái cây này còn có khả năng phục hồi nhanh những tế bào da bị tổn thương, ức chế sản sinh các tế bào gây hại.
>> Xem thêm: Gợi ý 5 thực phẩm chức năng chống lão hoá hiệu quả tức thời giúp da luôn tươi trẻ
Kiểm soát cân nặng
Hợp chất Xanthones có trong măng cụt còn giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ béo phì. Đây cũng là thành phần có khả năng làm mềm tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn tạo thành năng lượng. Hàm lượng calo có trong loại quả này cũng khá thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng cơ thể. Bởi vậy, đây là lựa chọn lý tưởng cho thực đơn giảm cân an toàn, hiệu quả.
>> Xem thêm: Trà giảm cân là gì? Gợi ý 4 sản phẩm trà giảm cân phổ biến nhất hiện nay
Tăng cường sinh lực
Trái cây này còn chứa một lượng lớn axit Tryptophan. Hợp chất này liên hệ với Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh giúp ngủ ngon, giúp cải thiện tâm trạng, chống mệt mỏi. Sau khi ăn trái cây này, nhiều nam giới cũng nhận thấy sinh lực cải thiện, cơ thể khỏe khoắn hơn.
>> Xem thêm: Ăn gì tốt cho thận? TOP 15 thực phẩm bổ thận nên bổ sung
Giảm mùi hôi cơ thể
Hoạt chất Xanthones có trong măng cụt ngoài tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ giảm cân thì còn có khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi cơ thể. Sau mỗi bữa chính, bạn tráng miệng bằng măng cụt hoặc tráng miệng bằng nước măng cụt cũng sẽ giúp giảm hôi miệng.
>> Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu calo tốt cho sức khỏe
Giảm cholesterol
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định, kháng thể Xanthones có trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch. Từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạnh và hạn chế các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.
>> Xem thêm: Gợi ý 11 thực phẩm tốt cho mắt có thể bổ sung hàng ngày mà bạn nên biết
Hỗ trợ điều trị viêm da
Hoạt chất Xanthones giúp chống lại phản ứng viêm cơ tế bào. Đây lại là thành phần có nhiều trong vỏ tỏi ngọt. Nếu làn da bạn đang gặp một số vấn đề như viêm, kích ứng, chàm, nấm, vảy nến, ngứa rát,… hãy dùng chiết xuất từ vỏ để thoa lên vùng da cần điều trị.
>> Xem thêm: Hạt sen: Công dụng tuyệt vời giúp đẹp da, tốt cho sức khỏe
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Thành phần Xanthones còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy và các bệnh lý đường ruột khác. Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể kết hợp vỏ tỏi ngọt khô với vỏ thân ổi để sắc nước uống 2 lần/ngày.
>> Xem thêm: Hồng sâm có tác dụng gì?
Hướng dẫn ăn măng cụt đúng cách
Những công dụng của măng cụt chỉ có thể phát huy khi bạn ăn đúng cách với tần suất phù hợp. Trái cây này chỉ thích hợp để ăn sau bữa ăn. Lượng quả nên ăn mỗi ngày chỉ khoảng 30g, tương đương với 2 – 3 quả và tốt nhất chỉ ăn 2 – 3 lần/tuần.
>> Xem thêm: Hạt chia có tác dụng gì? Uống nhiều hạt chia có tốt không?
Một số món ăn từ măng cụt
Ngoài cách ăn măng cụt chín trực tiếp, bạn có thể thay đổi khẩu vị với nhiều món ăn khác nhau từ loại trái cây này, chẳng hạn như:
- Gỏi gà măng cụt (được làm từ quả xanh).
- Salad.
- Chè hoặc kem măng cụt.
- Sinh tố.
>> Xem thêm: 10+ Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe
Những lưu ý khi ăn măng cụt
Măng cụt thơm ngon, hương vị dễ ăn khiến nhiều người thích thú. Nếu bạn cũng có sở thích với loại quả này cần lưu ý không ăn quá nhiều, ăn đúng lúc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
- Nhiễm lactic nặng nếu ăn hằng ngày, duy trì liên tục 12 tháng.
- Gây dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.
- Không ăn trái cây này trong 2 tuần trước khi phẫu thuật để không ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
- Không ăn khi đang trong quá trình điều trị bệnh bởi loại quả này làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu muốn ăn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Sau khi ăn, nếu xuất hiện các dấu hiệu khó chịu, đau đầu, khó ngủ, khó thở, đau bụng, buồn nôn,… không nên ăn tiếp.
- Không ăn khi bụng đói để không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
>> Xem thêm: Thiếu máu ăn gì? TOP 7 thực phẩm bổ máu tốt cho sức khỏe
Những đối tượng không nên ăn măng cụt
Măng cụt tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn loại quả này. Để tránh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, những đối tượng sau không nên ăn:
- Người có cơ địa dị ứng: Ăn nhiều măng cụt có thể gây sưng, ngứa da, nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Bệnh nhân ung thư: Loại quả này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc hóa trị và liệu pháp xạ trị ung thư.
- Người bị bệnh tiêu hóa: Người đang bị táo bón, tiêu chảy không được ăn nhiều trái cây này để tránh dạ dày bị kích thích, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh đa hồng cầu: Đa hồng cầu là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu tăng. Trong khi đó, loại quả này cũng có khả năng làm tăng khối lượng hồng cầu.
>> Tham khảo:
Câu hỏi thường gặp:
Hàm lượng đường có trong loại quả này khá cao. Khi lượng đường được đưa vào máu nhiều sẽ chuyển hóa thành năng lượng, sinh nhiệt gây nóng trong người.
Một ghi chép từ thế kỷ 15 ở Trung Quốc nói rằng măng cụt được gọi là mang-chi-shih. Người Mã Lai, Miến Điện gọi loài cây này là manggis hutan. Người Thái và người Lào gọi là mangkut. Bởi vậy, tên gọi măng cụt ở Việt Nam xuất phát từ tên gọi mangkut của người Lào và người Thái.
Ăn quá nhiều loại quả này không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí còn gây ra những tác hại như: dị ứng, gây tiêu chảy, táo bón, ức chế hệ thần kinh, gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ tiểu đường,…
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về măng cụt. Qua đó, bạn cũng đã biết cách ăn loại quả này đúng cách để phát huy tối đa công dụng, ngăn ngừa tác dụng phụ. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe, bạn đừng quên truy cập Tiki mỗi ngày nhé.