Omega 369 là loại acid béo tốt cho sức khỏe của tim, não và quá trình trao đổi chất. Chính nhờ vào những công dụng tuyệt vời đó mà chúng trở thành acid béo được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Vậy hôm nay hãy cùng Tiki Blog tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần và công dụng của dưỡng chất này qua bài viết sau đây nhé!
>> Xem thêm:
- Vitamin tổng hợp là gì? Cách dùng vitamin tổng hợp hiệu quả
- Khám phá TOP 10 vitamin D3K2 tốt nhất cho bé hiện nay
- Vitamin B12 có tác dụng gì? Gợi ý nguồn thực phẩm giàu vitamin B12
Thông tin về Omega 369
Trong omega 369 được tích hợp từ cả 3 loại acid béo thành phần có công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Hãy cùng Tiki tìm hiểu về dưỡng chất này và các thành phần có trong chúng ngay sau đây nhé!
Omega 369 là gì?
Omega 369 được tổng hợp từ 3 loại acid béo không bão hòa gồm omega 3, omega 6, omega 9 với hàm lượng khác nhau. Vì cơ thể chúng ta không thể hấp thụ các loại chất béo này, nên chúng được bổ sung vào trong chế độ ăn uống. Riêng đối với omega 9, cơ thể vẫn có thể tự tổng hợp những với hàm lượng không cao. Dưỡng chất này được biết đến với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc lạm dụng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó bạn cần hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu sử dụng, nhất là dòng thực phẩm chức năng dạng viên uống.
>> Xem thêm: Vitamin là gì? Các loại vitamin và vai trò đối với sức khỏe
Các thành phần có trong Omega 369
Để tìm hiểu về thành phần của Omega 369, chúng ta cần biết chi tiết về cấu tạo cũng như thành phần có trong từng loại acid béo, bao gồm:
- Omega 3: Là acid béo được cấu tạo từ nhiều liên kết đối và “omega 3” chỉ vị trí của liên kết đôi cuối cùng trong cấu trúc hóa học. Tùy vào hình dạng và kích thước hóa học của chúng để phân chia ra thành nhiều loại khác nhau, điển hình là 3 loại acid béo omega 3 sau đây:
- Acid eicosapentaenoic (EPA): Được cấu thành từ 20 carbon với chức năng chính là sản xuất hóa chất eicosanoids, giảm viêm, đồng thời làm giảm chứng trầm cảm.
- Acid docosahexaenoic (DHA): Là acid béo 22 carbon chiếm 8% trong trọng lượng của não bộ, giúp duy trì và phát triển chức năng của não.
- Acid alpha-linolenic (ALA): Acid béo gồm 18 carbon có thể được chuyển đổi thành EPA và DHA. ALA có tác dụng đảm bảo sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
- Omega 6: Cấu trúc của omega 6 khá tương đồng với omega 3, tuy nhiên liên kết đôi cuối cùng là 6 nguyên tố carbon. Cơ thể có thể chuyển đổi acid linoleic (dạng omega 6 phổ biến nhất) thành acid arachidonic (AA). Công dụng chính của AA là sản xuất eicosanoids, giúp duy trì năng lượng trong cơ thể. Hợp chất eicosanoids pro-viêm đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, có tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên nếu hóa chất này được sản xuất quá nhiều có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc bệnh viêm.
- Omega 9: Đây là chất béo không bão hòa dạng đơn, cấu trúc chỉ có 1 liên kết đôi nằm vị trí 9 nguyên tử carbon. Acid oleic là loại omega 9 phổ biến nhất và acid béo không bão hòa đơn phổ biến nhất trong chế độ ăn uống. Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất omega 9 nhưng với hàm lượng không cao. Loại acid béo này được bác sĩ khuyến khích bổ sung nhiều nhất trong 3 loại với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
>> Xem thêm: Vitamin B6 là gì? Công dụng, liều dùng, lợi ích, vai trò đối với sức khỏe
Công dụng tuyệt vời của Omega 369 với cơ thể
Omega 369 được đánh giá là dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Mỗi loại acid béo được tìm thấy với những công dụng khác nhau, điển hình như:
Công dụng của Omega 3
Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của màng tế bào của cơ thể, nổi bật là một số chức năng sau:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Acid béo này có khả năng kiểm soát cholesterol, tăng lượng cholesterol HDL tốt, giảm chất béo trung tính và huyết áp, hạn chế hình thành động mạch.
- Hỗ trợ tinh thần: Bổ sung omega 3 giúp giảm chứng trầm cảm và rối loạn tinh thần và bệnh Parkinson ở những người đang có nguy cơ cao. Tuy nhiên chức năng này vẫn đang được nghiên cứu kỹ hơn.
- Giúp cải thiện cân nặng và vóc dáng: Acid béo này còn giúp hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng ở mức cân đối.
- Phát triển trí não của trẻ sơ sinh: Dưỡng chất này đóng vai trò giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.
- Giảm mỡ gan: Theo nghiên cứu cho rằng, bổ sung omega 3 trong chế độ dinh dưỡng có khả năng giảm lượng chất béo trong gan.
- Chống viêm: omega 3 giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm xảy ra với một số bệnh mãn tính.
- Bảo vệ sức khỏe của xương: Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của omega 3 trong hạn chế tình trạng gãy xương hông ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Hạn chế bệnh hen suyễn: Bổ sung omega 3 giúp điều trị chứng hen suyễn nhất là vào giai đoạn đầu. Đối với các nước ở phương Tây, nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, thừa cân nguyên nhân là do chế độ ăn không cung cấp đủ acid béo.
>> Xem thêm: Vitamin PP là gì? Tác dụng của vitamin PP đối với sức khỏe
Công dụng của Omega 6
Acid béo omega 6 được phát hiện với vai trò cung cấp năng lượng và điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính. Một số acid omega 6 khác cũng được tìm thấy trong các loại dầu như acid gamma-linolenic (GLA) được chuyển hóa trong cơ thể thành acid dihomo-gamma-linolenic (DGLA). Loại acid này có tác dụng giảm triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm. Một dạng khác của omega 6 là acid linoleic hợp chất (CLA) có khả năng cân bằng lượng chất béo trong cơ thể.
Một số công dụng khác của omega 6 có thể kể đến như:
- Giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Khắc phục tình trạng lão hóa da.
- Giảm đau thần kinh.
>> Xem thêm: Vitamin B5 là gì? Có trong thực phẩm nào? Công dụng, cách bổ sung hiệu quả
Công dụng của Omega 9
Nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn uống giàu chất béo không bão hòa đơn có khả năng giảm viêm và tăng độ nhạy insulin tốt hơn so với chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa. Ngoài ra, omega 9 còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tinh thần, kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
>> Xem thêm: Vitamin K là gì? Vai trò, tác dụng, liều dùng, thực phẩm giàu vitamin K
Những thực phẩm chứa Omega 369
Bạn hoàn toàn có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách thêm vào thực đơn dinh dưỡng những thực phẩm giàu acid béo sau đây:
- Thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 EPA và DHA có nhiều trong có loại cá và dầu tảo biển. Đồng thời, bổ sung ALA chủ yếu đến từ các loại hạt. Một số thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, hạt chia, hạt óc chó…
- Thực phẩm giàu omega 6: Hàm lượng acid béo này có trong các loại dầu thực vật tinh chế và món ăn được chế biến bằng dầu thực vật. Trong các loại hạt cũng chứa lượng omega 6 đáng kể. Một số loại thực phẩm giàu omega 6 như dầu đậu nành, dầu ngô, sốt mayonnaise, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều…
- Thực phẩm giàu omega 9: được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, dầu thực phẩm và quả hạch. Một số thực phẩm phổ biến có chứa omega 9 bao gồm dầu ô liu, dầu hạt điều, dầu hạnh nhân, dầu đậu phộng, hạt điều…
>> Xem thêm: Vitamin B: Phân loại, vai trò, lợi ích, nguồn thực phẩm giàu vitamin B
Bổ sung Omega 369 như thế nào để hiệu quả?
Vì cơ thể chúng ta không thể hấp thụ được acid béo không bão hòa, do đó bổ sung dưỡng chất này bằng chế độ ăn uống và viên uống chức năng là vô cùng cần thiết. Điểm qua một số thực phẩm giàu omega 3, 6 và 9 ngay sau đây nhé!
Bổ sung bằng chế độ ăn uống
Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng ALA omega 3 cần thiết mỗi ngày đối với nam giới độ tuổi trên 19 là 1.6g và nữ giới là 1.1g. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên tiêu thụ khoảng 2 phần cá mỗi tuần. Đặc biệt đối với trẻ em trên 12 tuổi nên bổ sung 140g cá béo trong mỗi khẩu phần để đạt được nhiều lợi ích sức khỏe.
Lượng omega 6 cần thiết mỗi ngày đối với nam từ 19 đến 50 tuổi là 17g và đối với nữ là 12g.
Mặc dù không có lượng giới hạn nào đối với omega 9, tuy nhiên nên tiêu thụ từ 1-2 muỗng canh dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất.
Bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Hầu hết các viên uống tổng hợp omega 369 thường được sản xuất theo tỷ lệ cân bằng omega 3:6:9 là 2:1:1. Vì cơ thể có thể tự tổng hợp omega 6, và omega 9 nên bạn chỉ cần tập trung vào tiêu thụ đủ hàm lượng acid không bão hòa còn lại. Do đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng omega 3 riêng lẻ, đồng thời lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Omega 3 là acid béo không bão hòa nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao giúp chống oxy hóa.
- Ưu tiên lựa chọn loại dầu được sản xuất theo quy trình ép lạnh, bởi dòng sản phẩm này được chiết xuất ở nhiệt độ thích hợp, hạn chế quá trình oxy hóa làm hỏng dinh dưỡng bên trong. Tốt nhất hãy chọn mua những sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa như vitamin E.
- Lựa chọn bổ sung dầu cá hoặc dầu tảo thay vì dùng dầu hạt lanh để bổ sung nhiều EPA và DHA hơn.
- Hơn thế nữa, bạn nên lựa chọn thực phẩm chức năng chứa hàm lượng omega 3 cao nhất, cung cấp hơn 0.3g trên mỗi lần sử dụng.
>> Xem thêm: Vitamin E đỏ Nga có tốt không? Giá, thành phần, cách uống hiệu quả
Những ai không nên uống Omega 369
Mặc dù omega 369 có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên một vài đối tượng nên cân nhắc trước khi sử dụng để không gây ra tác dụng phụ như:
- Phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú.
- Đối tượng có tiền sử bị bệnh co giật và sắp tiến hành phẫu thuật.
- Đối tượng đã từng mắc bệnh về tim mạch.
>> Xem thêm: 10+ Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe
Câu hỏi thường gặp:
Bên cạnh những công dụng của omega 3 mang lại, một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu tiêu thụ quá nhiều. Tiêu thụ omega 3 quá 3g mỗi ngày có nguy cơ chảy máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, đồng thời gây hôi miệng, rối loạn tiêu hóa. Omega 6 được bổ sung quá nhiều cũng có khả năng tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, đau tim. Ngoài ra có thể gây tăng can, béo phì nếu tiêu thụ nhiều omega 9.
Bất kỳ loại dưỡng chất nào cũng cần được bổ sung đúng liều lượng tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng của mỗi người. Do đó việc bổ sung omega 369 mỗi ngày không được khuyến khích mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là tất tần tật về công dụng và các bổ sung dưỡng chất omega 369 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin mà Tiki mang đế sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại dưỡng chất thiết yếu và có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân.