Bún gạo lứt là một trong những món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ có công dụng tốt đối với sức khỏe, loại bún này còn được sử dụng như một món ăn giúp giảm cân hiệu quả. Qua bài viết này Tiki Blog sẽ chia sẻ cho bạn về thông tin bún gạo lứt bao nhiêu calo và gợi ý những món ngon cho thực đơn ăn kiêng được chế biến đơn giản từ loại bún này.
>>> Xem thêm:
- Thanh long bao nhiêu calo? Ăn nhiều thanh long có béo không?
- 1 tô bún bò bao nhiêu calo? Ăn bún bò có tăng cân không?
- Bánh Mì Trứng Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Béo Không?
100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?
Bún gạo lứt là một loại bún đặc biệt được sản xuất từ gạo lứt, – một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều đặc biệt ở loại gạo này là chỉ lớp vỏ trấu bị loại bỏ, trong khi các chất dinh dưỡng quan trọng tại lớp cám và mầm của hạt gạo vẫn được giữ nguyên. Sự tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng này đã tạo nên món bún gạo lứt bổ dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
Nếu bạn đang thắc mắc bún gạo lứt bao nhiêu calo thì theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa ít calo hơn so với gạo trắng thông thường. Mỗi 100g gạo lứt cung cấp khoảng 110,9 calo, trong khi gạo trắng cung cấp khoảng 130 calo. Khi gạo lứt được chế biến thành bún gạo lứt, chỉ số calo sẽ tăng lên khoảng 320 – 350 calo cho mỗi 100g, tùy thuộc vào loại gạo lứt được sử dụng.
Nếu bạn lựa chọn gạo lứt đen, mỗi 100g bún gạo lứt đen cung cấp khoảng 170 calo và chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột (34g), đạm (5g), chất béo (5g) và chất xơ (2g). Trong khi đó, bún gạo lứt đỏ có hàm lượng calo cao hơn, khoảng 214 calo cho mỗi 100g, cung cấp tinh bột (77.24g), đạm (7.94g), chất béo (2.92g) và chất xơ (3.5g).
>>> Xem thêm: 100g Mận bao nhiêu calo? Ăn mận có béo không?

Thành phần dinh dưỡng trong bún gạo lứt
Bún gạo lứt có thành phần tương tự như các loại bún gạo khác, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin, đặc biệt loại gạo này vẫn giữ được một lượng lớn các thành phần dinh dưỡng quan trọng do vẫn còn lớp cám bên ngoài sau quá trình chế biến, giúp bổ sung dưỡng chất cho chế độ ăn hàng ngày và mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể.
Các loại vitamin nhóm B trong bún gạo lứt bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6 và các axit như pantothenic (vitamin B5), para aminobenzoic (PABA), acid folic. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ chức năng thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bún gạo lứt còn cung cấp các nguyên tố vi lượng quan trọng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathione, kali và natri. Các nguyên tố này đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ bắp, xương khỏe mạnh, hỗ trợ chức năng miễn dịch và quá trình chuyển hóa.
>>> Xem thêm: 1 Bánh bao bao nhiêu calo? Cách ăn bánh bao mà không sợ béo

Các lợi ích bún gạo lứt mang lại
Ngoài tìm hiểu bún gạo lứt bao nhiêu calo, nhiều người cũng thắc mắc về các lợi ích mà loại bún này mang lại cho sức khỏe. Thực tế, như đã đề cập, vì trong thành phần của bún gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho những quá trình chuyển hóa của cơ thể nên khi sử dụng loại bún này trong bữa ăn hàng ngày có thể mang đến các tác dụng như:
Hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch
Chất xơ trong bún gạo lứt góp phần làm giảm cholesterol và huyết áp.. Việc duy trì mức cholesterol và huyết áp trong giới hạn bình thường là điều quan trọng để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bao gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.
Ngoài ra, bún gạo lứt cũng chứa lignans – một chất có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch của cơ thể. Lignans có tác động kháng vi khuẩn và kháng viêm, có thể giúp hạn chế việc hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch. Thêm vào đó, magie có trong bún gạo lứt cũng đóng vai trò giúp điều chỉnh nhịp tim, làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
>>> Xem thêm: Vải bao nhiêu calo? Mẹo ăn vải không lo tăng cân

Phù hợp với người bị tiểu đường
Điểm đặc biệt khác về bún gạo lứt đó là có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với các sản phẩm từ gạo trắng. Điều này rất quan trọng trong việc giúp duy trì mức đường huyết ổn định ở người bị bệnh tiểu đường.
Khi sử dụng bún gạo lứt, lượng tinh bột trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường một cách từ từ và ổn định. Điều này giúp hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn. Nhờ vào sự điều hòa này, bún gạo lứt giúp duy trì mức glucose trong máu ổn định, tránh tình trạng đường huyết cao và những biến chứng tiềm năng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Không chứa gluten tự nhiên
Đối với những người bị bệnh celiac (cơ thể không thể hấp thu các thực phẩm chứa gluten), tiếp xúc với gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch và gây hại cho niêm mạc ruột non. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi và sự suy dinh dưỡng. Do đó, việc tìm kiếm các nguồn thực phẩm không chứa gluten là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Bún gạo lứt là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh celiac hoặc không hấp thụ gluten vì đây là nguồn thực phẩm tự nhiên không chứa gluten. Bên cạnh đó, bún gạo lứt cũng mang lại lợi ích dinh dưỡng cao đối với những người mắc bệnh này do có lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
>>> Xem thêm:
- Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có tăng cân không?
- 1 Ly trà sữa bao nhiêu calo? Cách uống trà sữa không bị béo

Giúp giảm cân, giữ dáng
Bún gạo lứt không chỉ là một lựa chọn tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ cao. Khi ăn bún gạo lứt, quá trình tiêu hóa trong dạ dày diễn ra lâu hơn so với gạo trắng thông thường. Kết quả là, người dùng bún gạo lứt cảm thấy no nhanh hơn và cảm giác no này kéo dài lâu hơn, từ đó, giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, bún gạo lứt cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bún cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, sắt, mangan và magiê không chỉ hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chức năng cơ thể mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Tham khảo một số loại gạo có trên TiKi: Gạo thơm lài, gạo ST25, gạo thơm Nàng Sen,…

Gợi ý các món ăn từ bún gạo lứt
Bên cạnh hiểu rõ bún gạo lứt bao nhiêu calo, bạn cũng nên tham khảo cách thực hiện các món ăn từ loại bún này để bổ sung vào thực đơn ăn kiêng hiệu quả hơn. Dưới đây là những món ngon dễ làm từ bún gạo lứt phù hợp cho người muốn ổn định cân nặng:
Bún gạo lứt trộn chay
Nguyên liệu:
- 50gram bún gạo lứt khô
- Nấm rơm, giá đỗ, rau răm, dưa leo
- Nước tương, tỏi, ớt, hành phi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm nước tương tỏi ớt để trộn bún.
- Bước 2: Luộc bún gạo lứt sơ qua rồi xả qua nước lạnh để bún không bị nhũn.
- Bước 3: Cắt dưa leo thành những miếng dài. Xắt nhỏ nấm thành miếng vừa ăn. Lặt bỏ rau răm bị héo.
- Bước 4: Tiến hành trộn bún cùng các nguyên liệu khác lại với nhau bằng nước tương tỏi ớt. Sau đó, rắc một ít hành phi lên bên trên thì đã có thể thưởng thức ngay.

Bún gạo lứt xào rau củ
Nguyên liệu:
- 50gram bún gạo lứt khô
- 150gram rau củ các loại: cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,….
- 100gram đậu khuôn trắng
- Gia vị nêm nếm: nước tương, muối, đường, tiêu xay,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luộc bún và xả qua nước lạnh. Cắt nhỏ đậu khuôn rồi chiên bằng nồi chiên không dầu (nếu có) hoặc chiên bằng chảo.
- Bước 2: Rau củ sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ.
- Bước 3: Phi thơm hành rồi cho rau củ vào chảo và đảo đều tay. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tiếp tục cho bún gạo lứt vào.
- Bước 4: Nấu thêm khoảng 2 – 3 phút nữa để bún thấm đều gia vị rồi tắt bếp và thưởng thức.

Gỏi cuốn bún gạo lứt
Nguyên liệu:
- 100gram tôm tươi
- 200gram bún gạo lứt khô
- 150gram thịt heo nạc
- Bánh tráng để cuốn gỏi cuốn
- Những loại rau ăn kèm: tía tô, diếp cá, xà lách,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế tôm và thịt nạc rồi luộc chín. Sau đó, cắt thành miếng vừa ăn.
- Bước 2: Rửa sạch những loại rau ăn kèm bằng nước muối loãng.
- Bước 3: Luộc bún gạo lứt. Sau đó, thêm dầu hào để sợi bún không dính vào nhau.
- Bước 4: Tiến hành cuốn gỏi cuốn bằng cách cho bún gạo lứt, rau ăn kèm, thịt và tôm vào bánh tráng rồi cuốn tất cả lại.
- Bước 5: Bạn có thể dùng món ăn này với nước tương đậu phộng hoặc nước mắm đều được.

Bún gạo lứt bò viên
Nguyên liệu:
- 150gram bò viên
- 50gram bún gạo lứt khô
- Bắp ngọt, cà rốt, củ cải trắng,…
- Hành lá, tỏi, ớt, tiêu xay,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Phi thơm tỏi trong nồi, sau đó, cho khoảng 500ml nước vào rồi nấu sôi.
- Bước 2: Thả bắp ngọt, cà rốt củ cải trắng vào nồi nấu để nước dùng có vịt ngọt tự nhiên.
- Bước 3: Cho bò viên vào nấu chung, sau đó, nêm nếm gia vị để nước dùng vừa ăn. Khi thấy nước sôi một lần nữa thì tắt bếp.
- Bước 4: Cho bún gạo lứt đã luộc sơ qua vào tô, chan nước dùng và cho thêm bò viên vào thì có thể thưởng thức ngay.

Câu hỏi thường gặp
Bún gạo lứt chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Đồng thời, món ăn này cũng có hàm lượng chất xơ cao, giúp tạo cảm giác no bụng và trì hoãn cơn đói, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
Mặc dù bún gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe và giảm cân, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bún quá thường xuyên trong thời gian dài. Tần suất ăn bún gạo lứt khoảng 2- 3 lần mỗi tuần là hợp lý và đủ để tận hưởng lợi ích của thực phẩm này mang lại.
Lượng calo trong bún gạo lứt cao hơn so với bún tươi nên bún gạo lứt được xem là “thực phẩm vàng” trong quá trình giảm cân. Do đó, nếu muốn ăn kiêng, bạn nên ưu tiên ăn bún gạo lứt.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn thông tin về bún gạo lứt bao nhiêu calo và những món ngon đơn giản dễ làm tại nhà với bún gạo lứt để hỗ trợ giảm cân. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết được thành phần dinh dưỡng có trong loại bún này để thêm vào thực đơn ăn kiêng một cách phù hợp. Để khám phá thêm về lượng calo của các loại thực phẩm khác, đừng quên theo dõi các bài viết tại blog của Tiki nhé!
>>> Tham khảo thêm: