Việc lưu ý đến sức khỏe của chúng ta luôn quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, việc tìm kiếm những phương pháp tự nhiên để bảo vệ sức khỏe luôn được nhiều người yêu chuộng. Trong đó phải nhắc đến những loại thảo dược tự nhiên vừa dễ tìm vừa an toàn cho sức khỏe. Sau đây, Tiki Blog sẽ bật mí cho bạn lợi ích, công dụng và thông tin liên quan về 7 loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Cùng tham khảo bài biết dưới đây nhé.
>> Xem thêm:
- 7+ công dụng tuyệt vời của hạt điều. Hướng dẫn cách ăn hạt điều đúng cách
- Vitamin tổng hợp là gì? Cách dùng vitamin tổng hợp hiệu quả
- Khám phá TOP 10 vitamin D3K2 tốt nhất cho bé hiện nay
Thảo dược là gì?
“Thảo” trong thảo mộc và “dược” nghĩa là thuốc. Thảo dược nghĩa là thảo mộc tự nhiên, các loại cây cỏ có thể sử dụng làm thuốc, mang giá trị y học và dùng để chữa bệnh.
Hay nói cách khác, thảo dược là các thành phần tự nhiên, bao gồm cây cỏ, cây thuốc, hoa, rễ, lá, quả, hạt, được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.
>> Xem thêm: Vitamin B12 có tác dụng gì? Gợi ý nguồn thực phẩm giàu vitamin B12
Nguồn gốc của thảo dược
Thảo dược có nhiều công dụng hữu ích trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của con người. Thảo dược đã có từ rất lâu trên mọi nền văn hóa từ trong và ngoài nước. Riêng tại Việt Nam, từ xa xưa, các vị lương y đã sử dụng 2 loại thảo dược chính là thuốc Bắc – cây cỏ được nhập khẩu từ Trung Hoa và thuốc Nam là vị thuốc được tìm thấy ngay trên quê hương mình.
>> Xem thêm: Vitamin B12 có tác dụng gì? Gợi ý nguồn thực phẩm giàu vitamin B12
Gợi ý những loại thảo dược tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
Sự quan tâm đến việc sử dụng thảo dược tốt cho sức khỏe của mọi người ngày càng tăng. Đặc biệt, hiện nay có nhiều người yêu thích tìm kiếm phương pháp tự nhiên và không muốn sử dụng thuốc có thành phần hóa học. Dành cho những ai yêu thích sử dụng các vị thuốc tự nhiên, dưới đây là những loại thảo dược với công dụng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Tỏi – Thảo dược tốt cho sức khỏe
Tỏi là một loại thực phẩm, nguyên liệu không còn xa lạ với chúng ta. Tỏi vừa có thể dùng chế biến thức ăn, vừa có thể làm thuốc rất tốt.
Đặc điểm
Đặc điểm của tỏi là một loại cây có củ với lá mỏng dài và màu xanh nhạt. Củ tỏi chứa nhiều những tép nhỏ, mang trong mình mùi thơm đặc trưng và hương vị cay nồng.
Công dụng
Tỏi lại loại thảo dược tốt cho sức khỏe được ứng dụng nhiều trong y học dân gian, có tác dụng làm giảm cholesterol và huyết áp, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tỏi cũng có vai trò như một chất làm loãng máu, ngăn ngừa các vấn đề về hình thành huyết khối và bệnh cao huyết áp.
Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn và nấm, đặc biệt là trong hệ hô hấp.
>> Xem thêm: Sâm tố nữ có tác dụng gì? Bật mí những công dụng đối với sức khỏe
Cây kế sữa
Cây có tên khoa học là Silybum marianum. Đây là một loại cây mọc dại nhiều ở các vùng Địa Trung Hải.
Đặc điểm
Đặc điểm nhận biết của cây kế sữa là có lá gân trắng, có thân cây cao từ 1 đến 2 mét. Đặc biệt, cả thân và lá cây đều có gai. Quả của loại cây này có màu xám hoặc đen, sáng bóng. Hoa của cây kế sữa màu tím đỏ, có gai nhọn và thân cây tiết ra nhựa màu trắng đục.
Công dụng
Công dụng chính của cây kế sữa là hỗ trợ chức năng gan và điều trị các bệnh liên quan đến gan. Loại thảo dược này hỗ trợ bổ gan tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu từ môi trường và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Ngoài ra, cây kế sữa cũng được sử dụng để điều trị viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày, tiểu đường và hỗ trợ quá trình giảm cân.
>> Xem thêm: Việt quất: Bật mí công dụng, lợi ích, cách ăn tốt cho sức khỏe
Cây cúc dại – Loại thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây cúc dại còn có những tên gọi khác như Cúc Áo, Đơn Kim, Đơn Buốt, Quỷ Châm Thảo, Zrum knóc (theo tiếng Ba Na), Zí lạy (theo tiếng K’Ho). Những đặc điểm và công dụng của cây cúc dại như sau:
Đặc điểm
Đây là một loại cỏ mọc dại với chiều cao thân khoảng 0,4 – 1m. Thân và cành của cây này đều có lông và những rãnh chạy dọc. Lá cây thường mọc đối với cuống dài, phiến kép. Hoa mọc thành cụm màu vàng.
Công dụng
Cây cúc dại là một loại thảo dược được ứng dụng nhiều để trị các bệnh như tiểu rát, tiểu buốt, thấp khớp, viêm gan, dị ứng mẩn ngứa, bệnh về đường ruột, cảm hay viêm họng. Ngoài ra, loại cây này còn được nấu nước đặc ngâm để chữa bệnh trĩ ngoại cực kỳ hữu hiệu.
>> Xem thêm: Bật mí 8+ lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua
Lá nguyệt quế Hy Lạp tốt cho sức khỏe
Loại lá này có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và được trồng rộng rãi ở Hy Lạp cũng như các nước lân cận. Dưới đây là một số đặc điểm chính của lá nguyệt quế Hy Lạp:
Đặc điểm
Lá nguyệt quế Hy Lạp có hình dạng hẹp dài và đầu nhọn. Kích thước của lá thường là khoảng 5cm – 12cm chiều dài và 2cm – 4cm chiều rộng. Mặt trên của lá xanh đậm, bóng và mặt dưới có màu xám nhạt.
Công dụng
Lá nguyệt quế Hy Lạp có mùi thơm đặc trưng và vị hơi cay. Mùi thơm của lá được sử dụng trong nhiều món ăn và gia vị. Ngoài ra, lá nguyệt quế Hy Lạp cũng có các thuộc tính y tế và được ứng dụng nhiều để bào chế các loại thuốc với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cũng như có thể giúp cải thiện tiêu hóa.
>> Xem thêm: Vitamin B2 là gì? Công dụng, vai trò và nguồn thực phẩm giàu vitamin B2
Thảo dược tốt cho sức khỏe: Cam thảo
Cam thảo là loài cây sống lâu năm, được biết đến là một trong những loại thảo dược tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.
Đặc điểm
Cây cam thảo với thân có nhiều lông tơ nhỏ, chiều cao khoảng 1 – 1.5m, lá kép. Hoa cam thảo có màu tím nhạt, hình dạng tương tự như cánh bướm, thường nở vào mùa thu và mùa hè.
Công dụng
Rễ cây cam thảo là một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị các bệnh như hen, viêm khớp, viêm phế quản. Bên cạnh đó, rễ của loại thảo dược này còn có thể bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi các chất độc hại cực kỳ tốt. Đối với phụ nữ, rễ cam thảo điều hòa kinh nguyệt, giúp ích trong việc sinh sản, phòng ngừa bị rối loạn rụng trứng.
>> Xem thêm: Protein là gì? Bật mí chức năng, vai trò, tầm quan trọng đối với cơ thể
Hoàng kỳ
Cây hoàng kỳ thuộc thực vật thân thảo, có tuổi thọ lâu dài, trong điều kiện chăm sóc tốt, Hoàng kỳ có thể sống đến vài chục năm. Hoàng Kỳ có tính ấm, vị ngọt với tên khoa học là Astragalus membranaceus.
Đặc điểm
Cây với đặc điểm thân mọc thẳng đứng, chiều cao từ 60 – 70cm. Lá cây hình dạng giống lông chim, thường mọc so le. Thông thường, mỗi kép của cây sẽ bao gồm từ 15 – 25 lá chét. Lá chét có lông trắng ở trục lá, phiến hình trứng.
Công dụng
Hoàng Kỳ có nhiều công dụng như điều trị viêm gan mãn tính, trị bệnh ung thư, hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt. Một vài nghiên cứu cũng cho biết rằng cây hoàng kỳ còn có khả năng hỗ trợ chức năng tim, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tốt cho cơ thể của người bệnh. Do đó, loại cây này được nhiều người sử dụng rộng rãi.
>> Xem thêm: Vitamin B5 là gì? Có trong thực phẩm nào? Công dụng, cách bổ sung hiệu quả
Nhân sâm – Thảo dược quý tốt cho sức khỏe
Nhân sâm là một loại thực vật có tên khoa học là Panax ginseng, thuộc họ thân nhân sâm (Araliaceae). Nó được coi là một loại thảo dược quý giá trong y học truyền thống của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong y học Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đặc điểm
Hình dạng, kích thước của nhân sâm có thể nhận biết như có thân rễ dày và ngắn, thân non cao khoảng 20 – 50cm và có lá màu xanh. Cây trưởng thành có thể cao khoảng 30 – 60cm. Tên gọi “nhân sâm” (ginseng) được bắt nguồn từ hình dáng bộ rễ khá giống với người.
Công dụng
Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược quý có tác dụng bổ dưỡng và khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Nó được cho là có thể cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng thần kinh, điều chỉnh huyết áp, chống lão hóa và giảm căng thẳng. Nhân sâm được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,…
>> Xem thêm: Vitamin B: Phân loại, vai trò, lợi ích, nguồn thực phẩm giàu vitamin B
Một vài lưu ý khi sử dụng thảo dược
Khi sử dụng thảo dược để hỗ trợ sức khỏe, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn nên cân nhắc:
- Chỉ dùng thảo dược với mức độ hợp lý, không được quá lạm dụng những vị thuốc tự nhiên này.
- Tìm hiểu về loại thảo dược mà bạn định sử dụng. Hiểu rõ về tác dụng, cơ chế hoạt động, liều lượng, tương tác và các hạn chế sử dụng. Tìm nguồn thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu y tế, sách về dược thảo hoặc tư vấn với chuyên gia.
- Thảo dược thường không mang lại kết quả ngay lập tức và cần sử dụng theo thời gian dài để đạt được hiệu quả. Hãy kiên nhẫn và tuân thủ liều lượng cũng như thời gian sử dụng được khuyến nghị.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược. Một số thảo dược có thể không an toàn cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
- Lưu ý rằng thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc khác. Trước khi sử dụng thảo dược, hãy kiểm tra xem có tương tác nào giữa thảo dược và thuốc mà bạn đang sử dụng.
- Nên theo dõi tác dụng và phản ứng khi sử dụng thảo dược tốt cho sức khỏe. Quan sát cơ thể và phản ứng sau khi sử dụng thảo dược.
>> Tham khảo những loại trà tốt cho sức khỏe như trà đen, trà xanh, trà gừng, trà gạo lứt,…
Câu hỏi thường gặp
Thảo mộc là nói về những loại thực vật có thể để dùng làm gia vị, thực phẩm hoặc có tính chất dược liệu. Còn thảo dược là từ dành riêng khi nói về các loại cây và thực vật được sử dụng với mục đích chữa bệnh hoặc hỗ trợ sức khỏe.
Có nhiều loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe có thể trồng dễ dàng trong vườn nhà hoặc trong chậu. Ví dụ như: Cây ngải cứu, bạc hà xanh, tía tô, húng quế, cây sài đất, cây mã đề, cây đu đủ đực…
Lưu ý rằng, mặc dù thảo dược có thể có nhiều lợi ích nhưng không thể thay thế việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về các loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hay thì đừng quên theo dõi website của Tiki – Một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất với đa dạng các sản phẩm và mức giá vô cùng hấp dẫn.
>> Xem thêm: