Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt, là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Do đó, chúng mang lại nhiều giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe. Dù vậy, khi ăn yến mạch, người dùng vẫn cần phải cân nhắc liều lượng, tác dụng phụ và cách chế biến sao cho phù hợp. Trong bài viết này, Tiki sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những điều này, cùng đón đọc nhé!
>> Xem thêm:
- 100g Yến mạch bao nhiêu calo? Cách ăn yến mạch giảm cân healthy
- 9 Cách ăn yến mạch giảm cân đánh bay mỡ thừa trong 1 tuần
- Hạt sen: Công dụng tuyệt vời giúp đẹp da, tốt cho sức khỏe
Yến mạch là gì?
Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được xem là “nữ hoàng” của các loại ngũ cốc. Chúng được trồng nhiều ở các vùng khí hậu ôn đới như Canada, Mỹ, Nga, Úc, Đức… Là thực phẩm tốt cho sức khỏe và dễ chế biến, yến mạch thường được sử dụng nhiều trong các bữa sáng và ăn nhẹ.
>> Xem thêm: Hạt chia có tác dụng gì? Uống nhiều hạt chia có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng có trong yến mạch
Trong 100g yến mạch nguyên chất sẽ có những giá trị dinh dưỡng sau:
- Calo: 389 calo
- Chất xơ: 10,6g
- Protein: 16,89g
- Cholesterol: 0g
- Chất béo bão hòa: 1,217g
- Chất béo không bão hòa đa: 2,535g
- Chất béo không bão hòa đơn: 2,178g
- Natri: 2 mg
- Kali: 429 mg
- Carbohydrate: 66,27g
- Canxi: 5%
- Sắt: 26%.
>> Xem thêm: Hạt ý dĩ và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Công dụng của yến mạch đối với sức khỏe
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, yến mạch mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cụ thể:
Làm giảm cholesterol
Yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp làm giảm quá trình hấp thụ chất béo và cholesterol vào máu. Ngoài ra, beta-glucan trong loại ngũ cốc này còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Vậy nên, dùng đúng cách giúp ổn định huyết áp, phòng chống đột quỵ, ngăn ngừa tình trạng đau tim và các bệnh về tim mạch.
Bạn có thể ăn 28g yến mạch tương đương với ba bát trong mỗi khẩu phần ăn để làm giảm khoảng 5mg/dL lượng cholesterol.
>> Xem thêm: 7+ công dụng tuyệt vời của hạt điều. Hướng dẫn cách ăn hạt điều đúng cách

Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2
Đây là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Chất xơ dồi dào làm giảm sự chuyển đổi của thực phẩm. Do đó, việc ăn đều đặn có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng insulin và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thực tế cho thấy, thay vì sử dụng carbohydrate, ăn 50 – 100g yến mạch sẽ làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn ở một số người.
>> Xem thêm: Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Công dụng, giá và cách dùng hiệu quả nhất

Hỗ trợ quá trình giảm cân
Yến mạch là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm cân. Lượng chất xơ dồi dào cùng carbohydrate lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm thiểu ăn vặt. Chúng hoàn toàn có thể cung cấp đủ năng lượng để cơ thể duy trì hoạt động trong ngày. Vì vậy, đây là “thành viên” quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và giảm cân.
>> Xem thêm: Trà giảm cân là gì? Gợi ý 4 sản phẩm trà giảm cân phổ biến nhất hiện nay

Giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là căn bệnh phổ biến ở nhiều trẻ em. Bệnh khiến trẻ bị ho, đau ngực và rối loạn đường thở. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ ăn yến mạch từ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ và bảo vệ trẻ em khỏi bệnh hen suyễn.
>> Xem thêm: Hồng sâm có tác dụng gì?

Yến mạch giúp làm đẹp da
Yến mạch được chị em sử dụng nhiều trong làm đẹp. Theo các chuyên gia da liễu, các vitamin và khoáng chất giúp tẩy tế bào chết, ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm thâm sạm da, chống vi khuẩn và các gốc tự do phát triển từ sâu bên trong.
>> Xem thêm: Gợi ý 5 thực phẩm chức năng chống lão hoá hiệu quả tức thời giúp da luôn tươi trẻ

Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng táo bón
Chất xơ trong yến mạch giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm bớt tình trạng táo bón. Táo bón là triệu chứng thường gặp ở nhiều người do thói quen ăn uống, mệt mỏi kéo dài, ít vận động… Việc ăn đúng cách giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng này.

Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng yến mạch
Yến mạch rất tốt cho sức khỏe song có thể gây đầy hơi, chướng bụng. Do đó, bạn cần điều chỉnh liều lượng từ ít đến nhiều, sao cho phù hợp với thể trạng cơ thể. Với những dung dịch có chứa chiết xuất yến mạch, chúng có thể gây nổi mụn trên da ở một số người. Một số cảnh báo khác khi sử dụng đó là:
- Phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con bú nên sử dụng ở dạng thực phẩm đã được chế biến, thay vì nguyên chất.
- Nếu gặp các vấn đề như khó nuốt thì nên tránh ăn để tránh nguy cơ có thể gây tắc nghẽn ruột.
- Nếu bạn bị rối loạn tiêu hoá, hãy hạn chế ăn các sản phẩm yến mạch để tránh bị chặn đường ruột.
>> Xem thêm: TOP 10 loại thực phẩm giàu calo tốt cho sức khỏe

Liều lượng sử dụng yến mạch phù hợp
Theo các nhà nghiên cứu, những người có cholesterol cao có thể sử dụng 56 – 150g sản phẩm yến mạch nguyên chất. Với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên sử dụng sản phẩm giàu chất xơ với khẩu phần là 38g cám yến mạch, 25g yến mạch nguyên chất hoặc 75g bột yến mạch khô.
>> Xem thêm: Gợi ý 11 thực phẩm tốt cho mắt có thể bổ sung hàng ngày mà bạn nên biết

Hướng dẫn chế biến những món ăn ngon từ yến mạch
Sử dụng yến mạch đúng cách vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa có thêm món ăn thơm ngon. Dưới đây là một số cách chế biến nhanh và giàu dinh dưỡng từ loại ngũ cốc này:
Sữa chua yến mạch
Nguyên liệu:
- Yến mạch sống: 3 thìa yến mạch sống.
- Sữa chua không đường: 1 hộp sữa chua không đường.
Cách làm: Bạn cho yến mạch cùng sữa chua không đường vào bát, trộn đều và đợi trong khoảng 5 phút để yến mạch nở ra. Sau đó, bạn có thể dùng ngay hoặc đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 15 – 20 phút.
>> Xem thêm: Cà phê vối là gì? Thông tin chi tiết về cây cà phê vối mà bạn nên biết

Cách nấu cháo yến mạch
Nguyên liệu:
- Yến mạch nguyên hạt hoặc cán vỡ: 100 gr.
- Sữa tươi không đường hoặc nước: 500 ml.
Cách làm:
Bạn cho yến mạch cùng sữa tươi không đường hoặc nước lên bếp và đun sôi trong 10 – 15 phút. Sau đó, bạn trút cháo ra tô, để nguội và thưởng thức cùng một vài loại quả yêu thích.
>> Xem thêm: Yến mạch nguyên hạt hàng chính hãng, giao nhanh

Cách làm granola yến mạch cho bữa ăn sáng dinh dưỡng
Nguyên liệu:
- 4 cup yến mạch cán dẹt.
- Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạt macca, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt bí…
- Trái cây sấy khô.
- Ít muối tinh.
- Dầu oliu.
Cách làm: Bạn trộn các nguyên liệu lại với nhau và cho chúng vào chảo nóng, đảo đều tay. Khi hỗn hợp có mùi thơm, bạn tắt bếp để nguội, sau đó rắc trái cây khô lên về sử dụng. Bạn có thể chuẩn bị thêm một cốc sữa hoặc các loại trái cây tươi để bữa sáng thêm đủ chất.

Trên đây, bài viết đã liệt kê những công dụng tuyệt vời của yến mạch đối với sức khỏe cũng như những cách chế biến thơm ngon từ loại ngũ cốc này. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tạo nên lối sống khoa học. Tiki Blog còn rất nhiều bài viết hữu ích cùng chủ đề, thường xuyên truy cập để đón đọc bạn nhé!
>>> Xem thêm: